Thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 99)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG

3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý

3.2.7. Thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia

Nghị định 24 có đề cập đến KDV qua tài khỏan nhưng những quy định đi kèm chưa rõ ràng, cụ thể, cần đề cập toàn diện hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức. Nhà nước cần chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...) trên trung tâm giao dịch tập trung. Cũng vì chưa có cơ chế, nên những năm qua hoạt động giao dịch vàng tài khoản phát triển tự phát, gây bất ổn thị trường. Tuy nhiên, việc đóng cửa các sàn vàng lại khiến giao dịch chuyển toàn bộ thành vàng vật chất, mà chủ yếu là mua bán vàng miếng như hiện nay, làm tốn kém ngoại tệ nhập khẩu và tăng chi phí. Đây chỉ nên là biện pháp tạm thời nhằm chỉnh đốn họat động KDV trước sự hỗn lọan thời gian qua, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ cách thức tổ chức, quản lý bài bản hơn nhằm tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút lượng vàng tích trữ khá cao trong dân, giảm tải hoạt động giao dịch vàng vật chất, tăng khả năng thanh

khỏan của vàng và thúc đẩy TTTC trong nước sôi động, tăng khả năng kinh doanh và kiến thức đầu tư vàng trong dân. Theo đó, nên sớm xúc tiến thành lập Sở Giao dịch Vàng Quốc gia, dưới sự giám sát của NHNN và các cơ quan chức năng. Thành viên của Sở là các NHTM và doanh nghiệp KDV có năng lực, uy tín. NĐT có nhu cầu giao dịch sẽ đặt lệnh mua, bán thông qua các thành viên này. Ngồi việc tăng tính thanh khoản, giao dịch vàng tài khoản mà không thực hiện chuyển giao vàng vật chất trực tiếp cịn làm giảm chi phí vận chuyển cùng rủi ro phát sinh trong quá trình này. Tuy nhiên, cần xây dựng quy chế họat động của sàn vàng cũng như các quy định liên quan đến KDV qua tài khỏan chặt chẽ. Sàn giao dịch vàng vật chất có sự kết nối với TTV quốc tế để giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng thế giới nhằm chặn đứng việc nhập khẩu vàng. Trong giai đoạn đầu, khơng cho phép sử dụng địn bẩy trên sàn giao dịch vàng vật chất nhằm đảm bảo sự ổn định, an toàn của thị trường. Các nhà tạo lập thị trường trên sàn giao dịch vàng vật chất được phép giao dịch vàng tài khoản trên thị trường thế giới. Từng bước cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng vật chất, cho phép các ngân hàng huy động vàng thông qua các chứng chỉ vàng và cho phép các chứng chỉ vàng giao dịch trên sàn giao dịch vàng vật chất. Phải dần chuyển đổi từ TTV vật chất sang TTV có nhiều sản phẩm phái sinh, tạo cho các doanh nghiệp và NĐT có thêm nhiều cơng cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thơng dụng trên thị trường quốc tế. Đảm bảo quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức và cá nhân như quyền nắm giữ, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố... theo quy định của pháp luật, đồng thời phải hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

Sở Giao dịch vàng quốc gia là giải pháp cho TTV và là bước điều chuyển tất yếu của TTTC. Sàn Giao dịch vàng thực hiện trên cơ sở khớp lệnh liên tục, giá vàng do cung cầu quyết định, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi hoặc ghìm giá, nhằm đảm bảo thị trường họat động minh bạch, hiệu quả, đảm bảo tính ổn định của TTTC và nền kinh tế. Giống như giao dịch chứng khóan, các sàn giao dịch vàng cần một đơn vị điều khiển trung tâm là Sở giao dịch vàng quốc gia nhẳm quản lý, giám sát và tạo

sự thống nhất chung cho tòan hệ thống sàn giao dịch vàng. Trung tâm này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay Chính phủ khi gặp khó khăn thanh khoản, quy định tách riêng hoạt động quản lý và kinh doanh để tránh mâu thuẫn quyền lợi với NĐT. Việc thành lập một sàn giao dịch vàng tập trung sẽ khơi thơng kênh đầu tư vàng, tạo dịng chảy cho thị trường dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Hình thành được Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch khơng chính thức, tránh được những rủi ro khơng đáng có. Thơng qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của TTV, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên TTV một cách chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời. Qua Sở giao dịch này, NHNN sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý TTV. NHNN là cơ quan quản lý có đầy đủ cơng cụ, kỹ thuật để quản lý tốt nhất Sở giao dịch vàng. Hơn nữa, các thành viên của Sở giao dịch vàng là các công ty sản xuất vàng miếng và các NHTM đủ điều kiện, mà các đối tượng này đang chịu sự quản lý của NHNN. NĐT muốn giao dịch trên Sở giao dịch vàng phải mở tài khoản KDV tại NHTM và lưu ký vàng vật chất tại kho vàng (cũng do NHNN quản lý) thông qua NHTM nơi mình mở tài khoản KDV. Tuy nhiên, họat động KDV trên tài khoản, mặc dù là kênh đầu tư hấp dẫn giúp NĐT đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng mức độ rủi ro cao nên cần được quản lý chặt chẽ. Giai đọan đầu chỉ cho phép NĐT cá nhân tham gia với tỷ lệ ký quỹ 100% nhằm hạn chế rủi ro, chủ yếu để tạo cho NĐT mơi trường tiếp cận, tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực KDV tài khỏan.

Hoạt động Sở Giao dịch Vàng Quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu:  Hoạt động được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả.  Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch, thanh toán và cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất, công nghệ mới nhất.

 Tổ chức giao dịch trực tuyến cho NĐT với sự bảo mật, an toàn cao nhất.  Hợp lý hóa chi phí giao dịch ở mức tối ưu.

 Thực hiện công bố thông tin về giao dịch vàng, các thành viên và thông tin giám sát hoạt động của TTV.

 Khi thị trường hoạt động ổn định và chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ và cơ chế quản lý rủi ro, có thể triển khai giao dịch theo giờ giao dịch của thị trường Luân Đôn để gia tăng sự kết nối, liên thông với TTV thế giới.

3.2.8. Hình thành và phát triển quỹ đầu tƣ vàng:

Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng được tập trung lại, thông qua quỹ đầu tư sẽ được đưa vào các dự án dài hạn, đảm bảo nguồn vốn phát triển vững chắc. Ngồi ra, quỹ đầu tư cịn bảo vệ lợi ích cho NĐT bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mơ, tăng tính chun nghiệp trong quản lý đầu tư. Quỹ đầu tư có vai trị cũng như tầm ảnh hưởng khá lớn, nếu lĩnh vực đầu tư vàng tại Việt Nam có những quỹ đầu tư vàng sẽ tạo điều kiện để phát triển KDV, tăng hiệu quả đầu tư vàng cho các NĐT, giảm thiểu rủi ro và chi phí so với đầu tư riêng lẻ, góp phần ổn định và phát triển TTTC.

Việc NHNN cho phép mở GETFs trên sàn chứng khoán Việt Nam được các chuyên gia đề cập đến như một biện pháp khác để chữa cháy cho các cơn sốt vàng hiện nay. GETFs có mục tiêu duy nhất là đảm bảo giá trị của quỹ tăng lên/giảm xuống đúng bằng giá vàng, do đó giá cổ phiếu của GETFs cũng tăng/giảm theo giá vàng. NĐT mua/bán GETFs sẽ chỉ quan tâm đến giá vàng thế giới chứ khơng lo lắng tình hình giá vàng trong nước. Nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ gần với giá vàng quốc tế hơn vì hai thị trường này sẽ liên thông gián tiếp qua GETFs. Các giao dịch được thực hiện trên TTCK nên sẽ loại bỏ nhiều rủi ro cho NĐT (vàng giả, trộm cắp, làm giá...).

3.2.9. Phát triển kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc ngồi:

TTV Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên, để đuổi kịp các TTV trong khu vực, cần đạt tiêu chí của một thị trường mở để kết nối với các giao dịch của TTV thế giới. KDV trong nước hiện nay chỉ là KDV vật chất nên thị trường chưa phản ứng nhanh với tình hình thế giới. Hiệp hội KDV Việt Nam kiến nghị mở lại nghiệp vụ KDV trên tài khoản ở nước ngoài, giúp các NHTM và doanh nghiệp cân đối trạng thái, qua đó phịng ngừa rủi ro biến động giá thông qua các công cụ phái sinh, mà không nhất thiết phải xuất, nhập khẩu vàng. Việc này chỉ nên giới hạn

đối với các doanh nghiệp có thị phần kinh doanh lớn, có đủ kinh nghiệm do đây là hoạt động rủi ro rất cao. KDV trên tài khoản làm giảm lượng vàng vật chất hàng năm phải nhập khẩu, góp phần đáng kể giảm nhập siêu. Hoạt động này cần được định hướng trong dài hạn và là loại hình kinh doanh có điều kiện chứ khơng nên cấm. Việc tổ chức quản lý giám sát, nhất là kiểm soát mức độ tuân thủ trạng thái vàng của các tổ chức này cần được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt để đảm bảo rủi ro trong mức chấp nhận. Việc liên thông giá vàng trong nước với thế giới qua kênh mua- bán này rất cần thiết. Doanh nghiệp hay ngân hàng sẽ yên tâm bán vàng khi dân có nhu cầu bởi có thể mua ngay một lượng tương đương trên tài khoản, kéo khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sát lại.

3.2.10. Hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành kim hoàn Việt Nam tham gia thị trƣờng thế giới: trƣờng thế giới:

Các cơ sở sản xuất KDV bạc đá quý của nước ta đa phần đều hoạt động riêng lẻ, quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu làm thủ công nên sản phẩm chưa đồng nhất và tinh xảo, chưa đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, tiếp thu công nghệ hiện đại trong chế tác trang sức nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước (tái cấp vốn từ nguồn lợi nhuận làm ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, cấp tín dụng ưu đãi đối với các cơng trình đầu tư của ngành kim hồn...). Doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa sản xuất, củng cố uy tín thương hiệu và thiết lập mạng lưới bán lẻ để trước hết, đứng vững trên thị trường nội địa. Đồng thời, Nhà nước cũng tạo điều kiện để các cơng ty ngành kim hồn trong nước có dịp giao lưu, trao đổi thông tin về quản lý và sản xuất, hợp tác đầu tư phát triển kinh doanh, tiếp cận thị trường nước ngoài như tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế...

3.2.11. Ổn định tâm lý thị trƣờng:

Việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao cho thấy bên cạnh việc đầu cơ, đã có sự ảnh hưởng từ tâm lý đám đơng. Việc thiếu lịng tin vào VND, trong lúc lo ngại giá vàng trong nước tăng cao làm cầu vàng tăng mạnh

trong khi nguồn cung có hạn, khiến thị trường chứng kiến các cơn sốt giá vàng, những người dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm dễ bị cuốn vào vịng xốy này, dễ chuốc lấy rủi ro. Theo một chuyên gia từ NHNN, có hai nguyên nhân khiến ngừơi dân chạy theo các cơn sốt giá. Thứ nhất là sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư ngắn hạn với các tài sản có giá trị như USD và vàng. Nhiều ngừơi hy vọng vào những cơn sốt để tạo “sóng” cao sinh lợi lớn. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận nhỏ chủ động đầu tư là kiếm lãi, còn đa số người dân bị cuốn vào dịng xóay tâm lý bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều người dân vẫn quen tích trữ vàng và USD như tài sản đảm bảo. Khi giá chớm biến động, người dân sợ mất giá trị tài sản nên vội đổ xô mua bán gây xáo trộn thị trường. Tâm lý đám đông là yếu tố chi phối trong các cơn sốt giá, nhất là khi niềm tin vào sự nhanh nhạy trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền bị xói mịn thì người dân dễ bị dẫn dắt bởi thông tin truyền miệng, đồn thổi. Tâm lý bất ổn khiến nhiều người đổ xô mua bán vàng cùng lúc là hiểm họa cho cả nền kinh tế. Việc hóa giải “tâm lý đám đơng” khơng q khó, nếu có sự can thiệp nhanh chóng và kịp thời của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, những phản ứng của cơ quan quản lý thường quá chậm, có thể là do áp lực kiềm chế nhập siêu, giảm lạm phát, duy trì tỷ giá ổn định đã khiến các cơ quan này đắn đo, kéo dài quyết định. Khi TTV còn nhiều bất cập, rất cần sự can thiệp cũng như các phát ngơn và thơng tin chính thức, có chất lượng và trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng, giúp ngừơi dân nâng cao nhận thức, ổn định tâm lý khơng bị xóay vào cơn lốc tin đồn. Khi có biến động giá lớn do ảnh hưởng tình hình thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng cần đưa tin rõ những nguyên nhân gây biến động và mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tránh tình trạng gây tâm lý hoang mang, đổ xơ đi mua bán vàng trên thị trường theo số đơng, từ đó ảnh hưởng đến các mặt khác của nền kinh tế.

Cần đảm bảo hòan thiện và tuân thủ các nguyên tắc quản lý kinh tế và cạnh tranh thị trường, giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện lạm dụng cơng cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng “vận động hành lang”, “chạy chính sách” vì lợi ích ngành độc quyền, bất chấp lợi ích quốc gia. Đảm bảo các biến động chính sách minh bạch và có thể dự báo trong xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp

nguyên tắc kinh tế thị trường khách quan. Đồng thời, phát hiện và trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các đối tượng tung tin đồn thất thiệt nhằm mục tiêu phá họai chính sách, đầu cơ và cạnh tranh khơng lành mạnh. Có thể áp dụng xử lý hình sự với các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, thông báo rộng rãi làm gương trong dân chúng. Tăng cường giáo dục dân trí, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường và hiểu biết pháp luật, tăng khả năng nhận thức và cảnh giác, tránh hành động kiểu bầy đàn, vơ tình hoặc cố ý tiếp tay và trở thành nạn nhân của tin đồn. Đồng thời, tăng cường, thể chế hóa các phát ngơn và cung cấp thơng tin chính thức có chất lượng, trách nhiệm pháp lý cao định kỳ và không định kỳ của các cơ quan và đại diện nhà nước, các tổ chức kinh doanh có liên quan, cũng như các ngành và doanh nghiệp đang có độ độc quyền kinh doanh cao, như xăng, dầu, điện… Điều đó là những cấu thành khơng thể thiếu trong cơ chế bảo vệ sự cạnh tranh và họat động lành mạnh của kinh tế thị trường có quản lý vĩ mô của Nhà nước, từ đó bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng tránh khỏi những thiệt hại.

3.3. Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh vàng:

3.3.1. Nâng cấp hệ thống công nghệ thơng tin, hịan thiện hệ thống truyền tin:

Trong lĩnh vực KDV, thơng tin đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến quyết định đầu tư. Việc tiếp nhận thơng tin sai lệch có thể ảnh hưởng sai lệch hướng đầu tư. Vì vậy địi hỏi các doanh nghiệp KDV phải liên tục đầu tư, trang bị và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại kịp thời, quy trình họat động rõ ràng, rành mạch để đáp ứng nhu cầu đầu tư chính xác, tránh tình trạng ách tắc, sai lệch thông tin, tránh rủi ro trong giao dịch, để đầu tư có hiệu quả hơn.

3.3.2. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ mới theo hƣớng phát triển hội nhập, phục vụ tối đa nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng. Tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định thị trường vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)