.Thành phần chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành của công ty điện tử samsung tại TP HCM (Trang 29 - 31)

chất lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được, Parasuraman &ctg đã cố gắng xây dựng thang đo đúng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 thành phần sau:

Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng

ngay lần đầu tiên.

Đáp ứng (responsiveness): nói lên sự mong muốn và sự sẵn sằng của nhân

viên phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Năng lực phục vụ (competence): nói lên trình độ chun mơn để thực hiện

dịch vụ.

Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách

hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ.

Lịch sự (courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nỡ, tơn trọng và thân

thiện với khách hàng.

Thông tin (communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho

khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ.

Tín nhiệm (credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm

cho khách hàng tin cậy vào công ty.

An toàn (security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn.

Hiểu biết khách hàng (understanding the customer): thể hiện qua khả

năng hiểu biết nhu cầu khách hàng

Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục, các

trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

Mơ hình này có ưu điểm là bao qt hầu hết mọi khía cạnh của một dịch vụ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là phức tạp trong việc đo lường. Chính vì vậy

Parasuraman.et al (1988) đã nhiều lần kiểm định mơ hình này và đi đến kết luận là

chất lượng dịch vụ bao gồm năm thành phần cơ bản:

Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và

Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chun mơn và cung

cách phục vụ lịch sự, niềm nỡ với khách hàng.

Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân

khách hàng.

Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của

nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành của công ty điện tử samsung tại TP HCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)