3.1 .Thiết kế nghiên cứu
3.1.4.5 .Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy để đảm bảo rằng phương pháp đo lường khơng có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên, khi đó thang đó mới được xem là có giá trị. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi của thang đo có tương quan với nhau, nghĩa là nó cho chúng ta biết một thang đo nào đó có phải là thang đo tốt, phù hợp với nghiên cứu đang thực.
Thang đo chất lượng dịch vụ bảo hành sản phẩm của Công ty điện tử Samsung được xây dựng trên cơ sở áp dụng thang đo SERVQUAL, là thang đo đa hướng với 6 thành phần độc lập với tổng số biến quan sát là 39 biến và thành phần phụ thuộc với 4 biến quan sát. Việc kiểm định thang đo sẽ được tiến hành bằng cách đánh giá độ tin cậy từng thành phần, phân tích nhân tố để sắp xếp lại các thành phần là các nhân tố giải thích được các liên hệ trong thang đo.Vì Cronbach’s Alpha chỉ kiểm tra độ tin cậy của thang đo dựa trên mối tương quan tổng thể của các “Items” trong cùng một thành phần nên chỉ thực hiện kiểm định thang đo từng
thành phần mà không thực hiện một lần tất cả các thành phần.
Phương pháp này cho phép phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị
Mai Trang, 2011). Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin
cậy 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Nếu bỏ bất kỳ biến nào trong mỗi thành phần của thang đo mà làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của nó lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban đầu thì được xem là biến rác và cũng sẽ bị loại.