Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 60 - 63)

1.2. .2 Các nhân tố khách quan

2.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn tạiMB

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thách thức, khó khăn.

Trong đó , bạo loạn, xung đột chính trị đang diễn ra tại một số nước Trung đông và Bắc Phi, kéo theo đó làm gia tăng giá cả thế giới như giá xăng dầu, vàng và ngoại tệ. Trong nước lạm phát diễn biến bất lợi như giá cả leo thang, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do chi phí tăng và đặc biệt là vấn đề lạm phát. Trong tình thế này, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và từ đây đã tạo ra khơng ít hậu quả: lãi suất thực âm, trần lãi suất huy động bị khống chế đến mức 14%/năm, dẫn đến nguồn tiền trên thị trường bị cạn và khả năng huy động vốn của các Ngân hàng gặp khó khăn.

Hai là, Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hâng, tính cạnh tranh chưa

cao. Cạnh tranh giá, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, thương hiệu chưa trở nên phổ biến; khiến thị trường dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định và dễ xây ra các cuộc đua tăng lãi suất, cạnh tranh mở rộng mạng lưới không hiệu quả. Chẳng hạn

50

chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa gây tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ được các NHTM triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố…nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng.

Ba là, mặc dù có những bước phát triển vượt bậc nhưng qui mơ nền kinh tế cịn

nhỏ trình độ phát triển nền kinh tế nước ta thấp và môi trường kinh tế vĩ mơ cịn nhiều khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Năm 2010, GDP ước đạt trên 100 tỷ USD và bình quân GDP đầu người đạt 1.168 USD1, còn rất thấp so với các nước phát triển hơn trong khu vực, chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh cịn nhiều yếu kém; việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hố tiêu dùng của cơng chúng, điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế và môi trường hoạt động ngân hàng rủi ro.

Dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều. Đa số người dân Việt Nam vẫn cịn thanh tốn bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm dến 30% trong bán buôn và 95% trong hoạt động bán lẻ ở Việt Nam. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thẻ thanh tốn hầu như cịn xa lạ đối với tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng tăng, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của NHTM là hết sức cần thiết. Cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư.

Giữa các khách hàng và các NHTM cịn một khoảng cách: có nhiều loại hình djch vụ nhưng khách hàng lti thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sân phẩm dịch vụ, về các văn bn, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy ủ). Từ dó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là đối với tầng lớp dân cư trình độ thấp.

51

Bốn là, Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán,

chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng. Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Thiếu tính minh bạch của thông tin, đặc biệt là các qui định về tài chính, kế tốn, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.

Năm là, Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Trên thị

trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong q trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho cơng tác tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ.

Q trình mở cửa, tiến tới tự do hố trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các NHTM chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho đến việc thu hút nguồn lao động có kỹ năng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và có sự lựa chọn nhiều hơn. Từ đó dẫn dến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng nước ngồi – ngân hàng có ưu thế về quy mô: năng lực vốn, năng lực quản lý, thiết bị hiện đại tiên tiến, sản phẩm đa dạng linh hoạt, chất lượng dịch vụ tốt hơn hẳn.

Sáu là, cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa thật sự hiện đại, chưa đáp

ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt - thiết bị, chấtt lượng và giá thành phục vụ. Trong khi, các sản phẩm hiện đại của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông. Những trục trặc, chậm trễ trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ phần nào là do chất lượng không ổn định của mạng truyền thông.

Bảy là, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam nằm trong bối cảnh của một nền

kinh tế phát triển từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường với những cơ chế chính sách chưa hồn chỉnh và đồng bộ, chưa nhất quán và thích hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế; các thị trường phát triển còn ở dạng sơ khai và hiệu quả hoạt động chưa cao như thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động

52

sản... đã có những ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả huy động vốn của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

Sức hấp dẫn các loại hình kinh doanh khác như: Kinh doanh vàng, ngoại tệ , bất động sản , các hình thức tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm,…đang có xu hướng tăng khá nhanh nên các nhà đầu tư rút vốn khỏi Ngân hàng để đầu tư qua lĩnh vực có lợi nhuận cao, có nhiều cơ hội và tiềm năng hơn. Các NHTM phải dùng rất nhiều phương pháp, chiến lược để thu hút được lượng tiền gởi về mình như tăng lãi suất huy động, các chính sách ưu đãi, khuyến mãi,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)