Định hướng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 68 - 71)

1.2. .2 Các nhân tố khách quan

3.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội2

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế: tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Trong đó, giá trị sản phẩm cơng nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

- Cơ cấu GDP năm 2015: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%; công nghiệp và xây dựng khoảng 40,7%; dịch vụ 40,3%.

- Tốc độ tăng tổng kinh ngạch xuất khẩu bình quân:12,2%/năm

- Tỷ trọng Đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 41,1- 41,5% GDP

Mục tiêu xã hội

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo 2015 đạt 55% Quy mô dân số 2015 dưới 92 triệu người Tuổi thọ dân cư đến cuối năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2-3%.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2015 khoảng 4%.

3.1.2 Định hướng phát triển Ngành ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 20203 20203

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 vừa được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thơng qua đã xác định: “Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh

hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức

2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020

thanh toán qua ngân hàng và thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn, tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Kiện tồn cơng tác thanh tra, giám sát hoạt

động tài chính, tiền tệ”. Triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2011-2020, ngành Ngân hàng đã xây dựng Chương trình hành động với mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là: Phát triển ngành Ngân hàng toàn diện, an toàn, bền vững tiến tới

xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam trong hoạt động ngân hàng ở cả hai cấp: quản lý nhà nước và kinh doanh tiền tệ - hoạt động ngân hàng. Trong đó tập trung

vào một số vấn đề sau:

+ Thúc đẩy cạnh tranh và năng lực cạnh tranh: cạnh tranh là một điều kiện sống còn cho sự phát triển của cấu trúc kinh tế của cả nền kinh tế; giúp bảo đảm rằng các định chế và thị trường ngân hàng và tài chính hoạt động hiệu quả; khiến các ngân hàng phải cải thiện chất lượng và mở rộng phạm vi các dịch vụ của họ, trong khi duy trì sự hấp dẫn về giá cả; hệ thống ngân hàng sẽ cần phải có thêm các nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính khi hội nhập càng sâu rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều này đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế quy mơ trung bình, tự do hóa như Việt Nam, nơi cần huy động vốn khá lớn nhằm cung ứng cho đầu tư vào năng lực sản xuất và các chương trình xã hội, và để gia tăng khả năng tiếp cận của dân chúng tới lĩnh vực các dịch vụ ngân hàng đa dạng.

+ Gia tăng khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ ngân hàng: Sự tiếp cận của

công chúng với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được thừa nhận rộng rãi là một điều kiện cho sự phát triển kinh tế bền vững. Các dịch vụ thanh toán và dịch vụ chuyển tiền và các cơng cụ tiết kiệm và tín dụng hỗ trợ cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh và cải thiện mức sống. Bên cạnh đó, sự tiếp cận được với nguồn tài chính góp phần cho việc đạt tới những mục tiêu xã hội khác bằng việc dẫn tới sự cải thiện trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Tại Việt Nam, một tỷ lệ khá lớn dân chúng chưa

được phục vụ bởi các định chế ngân hàng hiện có. Mặt khác, tiến bộ cơng nghệ, đặc biệt là liên lạc viễn thông, đã đưa ra tiềm năng lớn để mở rộng tầm bao phủ và giảm chi phí của các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng. Mục tiêu trong thời gian tới là gia tăng khả năng tiếp cận rộng rãi của công chúng đối với các dịch vụ ngân hàng.

+ Bảo đảm sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng

Việt Nam đã tách khỏi khỏi các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 một cách tương đối. Tuy nhiên thì khủng hoảng và sự suy thối sau đó đã cho thấy những hậu quả tác động của thời kỳ mở rộng tín dụng qúa lớn và những rủi ro thái quá mà các ngân hàng phải gánh chịu kết hợp với sự thanh tra thiếu hoàn chỉnh. Do đó cần có biệ pháp bảo vệ cho sự lành mạnh của hệ thống, đặc biệt là thông qua cơ chế thanh tra đảm bảo an toàn hiệu quả hơn nữa.

+ Cải thiện tính minh bạch và công khai

Ngành ngân hàng là một ngành rất nhạy cảm về thông tin. Thông tin đáng tin cậy và kịp thời là cơ sở cho phép các ngân hàng đánh giá một cách hiệu quả mức độ tin cậy của người đi vay, tính khả thi của các khoản đầu tư mà họ cấp tài chính và để quản lý các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Thêm vào đó, các nhà đầu tư và những người gửi tiền cần tiếp cận được với những thông tin tốt để tạo cho họ lòng tin để gửi tiền vào các ngân hàng. Do đó cần cải thiện tính minh bạch và cơng khai để hệ thống ngân hàng có điều kiện phát triển lành mạnh.

+ Hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu và phù hợp những thông lệ quốc tế tốt nhất

Kể từ khi Đại hội Đảng đề ra chính sách Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã tiến dần tới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Thay đổi trong định hướng chính sách đã tạo ra nền tảng để thiết lập nên hệ thống ngân hàng hai cấp và, tiếp theo sau là xin trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sự tham gia của các NHNNg vào thị trường tài chính nội địa. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã hướng tới sự hội nhập liên tục của khu vực ngân hàng vào nền kinh tế tồn cầu. Nhưng nó cũng đồng thời thừa nhận rằng điều này sẽ cần phải có thêm các nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngân hàng và các định chế tài chính Việt Nam và tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính. Thêm vào đó, Việt Nam có thể được lợi từ việc tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế trong khu vực ngân hàng, đáng chú ý nhất là hiệp ước Basel và theo sau đó là những thỏa thuận quốc tế về việc báo cáo tài chính.

Những giá trị cốt lõi này sẽ chi phối quá trình phát triển của khu vực ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng có tác động lẫn nhau. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể thúc đẩy sự tiếp cận rộng hơn tới các dịch vụ ngân hàng và khuyến khích thị trường mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)