1.2. .2 Các nhân tố khách quan
3.3 Một số giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của MB
3.3.6 Xây dựng chiến lược Marketing
Cơng tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu nói chung và quảng bá các sản phẩm dịch vụ nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của quá trình phát triển SPDV của MB. Để dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, MB cần quảng bá hoạt động, hình ảnh của mình qua một số các hoạt động sau:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: hoàn thiện hệ thống thu thập và xử
lý thơng tin. Đầu tư nhân lực có năng lực, trình độ, am hiểu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, có khả năng phân tích, đánh giá và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác để khai thác triệt để các thơng tin thu thập được. Ngồi các kênh thơng tin hiện tại, cần phải mở rộng kênh thông tin khác như: khai thác thông
tin từ các công ty tiếp thị, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường, nhu cầu của khách hàng. Việc thu thập và xử lý thơng tin có chất lượng sẽ giúp cho việc đưa ra các dự đốn chính xác và hoạch định chiến lược một cách hiệu quả, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cần nghiên cứu những đặc thù kinh tế - xã hội của địa bàn để có những hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm phù hợp tương ứng cho từng loại khách hàng ở từng thị trường, vùng miền. Hình thành hệ thống tiếp nhận, thu thập, xử lý và phản hồi những ý kiến, phản ứng và đề xuất của khách hàng cho mỗi sản phẩm dịch vụ mới, phục vụ cho cơng đoạn hồn chỉnh, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc bổ sung các tính năng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
- Thay đổi cách tiếp cận, quản lý thông tin khách hàng: đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp. Ngân hàng cần chủ động tìm đến với khách hàng (gặp gỡ khách hàng để giới thiệu, tư vấn, gửi thư, tờ rơi đến từng khách hàng, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và SPDV tới từng khách hàng, giải đáp trên truyền thanh, truyền hình, tổ chức các hội nghị khách hàng,…), với mục tiêu làm cho khách hàng biết, hiểu và đi đến sử dụng SPDV của MB. Thay đổi nhận thức của cán bộ nhân viên: cán bộ nhân viên phải thông thạo về các SPDV mà MB đang cung cấp để có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và triển khai các SPDV của MB đến khách hàng.
- Tận dụng lợi thế của MB có đội ngũ cán bộ nhân viên đơng đảo, mạng lưới rộng khắp để quảng bá SPDV của MB (thông qua người thân, bạn bè, … của họ). Đây là một trong những kênh truyền thông được thực hiện với chi phí rất thấp mà hiệu quả lại cao bởi đã được sự tin tưởng của khách hàng ngay từ đầu.
- Tăng cường quảng bá thương hiệu MB với một hình ảnh MB thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang tính cộng đồng, có độ an tồn cao và hoạt động có hiệu quả.
- Chi nhánh cần tập huấn các kỹ năng marketing cho các nhân viên vì với kiến thức sẵn có và kỹ năng được đào tạo, họ là người có thể tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả nhất cho hoạt động chi nhánh ngay cả khi hết giờ làm việc.
- Xây dựng biểu phí có tính cạnh tranh so với các NHTM khác cho từng loại dịch vụ, thậm chí cho từng đối tượng khách hàng, từng vùng trên cơ sở tính tốn chi phí cung cấp dịch vụ và yếu tố rủi ro. Lãi suất và phí hợp lý sẽ góp phần
thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển các kênh phân phối mới đang dần chiếm ưu thế và trở nên phổ biến hơn như: mạng internet, mạng di động, mạng điện thoại cố định, mở rộng kết nối trực tiếp với khách hàng.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các ngân hàng nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, học tập kinh nghiệm quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ cho quá trình phát triển SPDV của MB.
-Thiết lập đường dây nóng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi họ được phục vụ ngoài giờ hành chánh. Đối với dịch vụ tự động qua máy ATM, đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24h như cam kết với khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng.