1.2. .2 Các nhân tố khách quan
3.4 Giải pháp hỗ trợ
3.4.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước
Ngồi những hạn chế xuất phát từ MB cịn có những ngun nhân từ phía chính sách vĩ mơ. Để có thể hỗ trợ tốt MB và các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phát triển thị trường tài chính quốc gia, xin có một số kiến nghị về phía NHNN như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; chủ động điều hành các cơng cụ CSTT, phù hợp với lộ trình mở của của nền kinh tế, theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ theo hướng hạn chế sử dụng các cơng cụ hành
chính và tăng cường các công cụ thị trường; phát triển thị trường tiền tệ an tồn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao;
Thứ hai, điều hành lãi suất theo nguyên tắc thỏa thuận dựa trên các tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường; điều hành chính sách lãi suất từ cơ chế kiểm soát trực tiếp sang cơ chế kiểm sốt gián tiếp thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ và tiến tới thực hiện tự do hóa lãi suất sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tạo tiền đề quan trọng của quá trình tự do hóa tài chính; duy trì tự do hóa cơng cụ lãi suất, xem lãi suất là công cụ thực hiện hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo tính tự chủ và tạo ra nguồn lực tài chính cho các NHTM tồn tại và phát triển. Điều hành lãi suất dựa trên áp dụng linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu theo hướng căn cứ vào lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần và lãi suất tái chiết khấu làm lãi suất sàn5; đảm bảo đóng vai trị người cho vay cuối cùng của NHNN nhằm kích thích các NHTM khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Phát huy công cụ lãi suất cơ bản để điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tài chính quốc gia đồng thời hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất.
Thứ ba, cần kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xây dựng và sửa đổi Luật NHNN theo hướng nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN để thật sự là một Ngân hàng Trung ương với vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Có vậy, Ngân hàng Nhà Nước mới có thể quản lý tốt hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngoại hối khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với q trình tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành văn bản về Luật Giao dịch điện tử để tạo thuận lợi cho dịch vụ thương mại điện tử phát triển mạnh trong tương lai.
Thứ tư, hồn thiện mơi trường pháp lý nhằm tạo ra một sân chơi thật sự bình đẳng cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam mà đặc biệt là đảm bảo tính độc lập cho các tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính,… đang kinh doanh tiền tệ.
Thứ năm, xây dựng chính sách thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
5 Ths. Phạm Hữu Phương – Trưởng VPĐD NHNN tại TP.HCM (2008), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều
hành CSTT của NHNN đến năm 2010”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tác động của CSTT đối với hoạt động kinh
doanh của NHTM Việt Nam”, trang 94, Trường đại học ngân hàng TP.HCM và LienvietBank tổ chức tại Tp.HCM vào tháng 12/2008.
đồng thời có chính sách thắt chặt hơn quản lý tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh tốn khác.
Thứ sáu, tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động của
dịch vụ thẻ, giao dịch công cụ tài chính phái sinh nhằm điều chỉnh thống nhất về tổ chức và hoạt động của thị trường thẻ và thị trường các sản phẩm phái sinh để làm cơ sở xử lý khi rủi ro xảy ra.
Cuối cùng, để ngành ngân hàng thực sự phát triển, ngoài nỗ lực của chính bản thân các ngân hàng thương mại cịn là sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các Bộ. Đây là ngành dịch vụ đặc biệt, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào các sản phẩm dịch vụ vì thế rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thơng, Điện lực, … hay các Bộ ngành như Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế, … để đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng qua đó NHTM có điều kiện để tăng khả năng huy động vốn.
3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo mơi trường lành mạnh, minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng; loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các NHTM.
- Chủ động điều hành các cơng cụ CSTT, phù hợp với lộ trình mở của của nền kinh tế, theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ trong khả năng của CSTT; đồng thời nâng cao khả năng phân tích, dự báo để đảm bảo điều hành CSTT hiệu quả, ổn định để các NHTM được thuận lợi hơn trong hoạt động.
- Cần có các biện pháp nhằm tạo ra sự minh bạch và công khai thông tin lớn hơn sẽ giúp bảo đảm được sự ổn định và lành mạnh của các ngân hàng và khiến cho các ngân hàng dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc huy động vốn từ những người gửi tiền và các nhà đầu tư.
- Phát triển ứng dụng công nghệ: hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet như: e-banking, home banking,… phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo; xây dựng trung tâm thông tin, dữ liệu, định hướng phát triển công nghệ cho các NHTM thực hiện đồng bộ… Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác thanh tra giám sát. quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Xây dựng hệ thống thanh tốn ngân hàng an tồn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán).
- Đảm bảo các quy chế thanh tra và giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc; xây dựng và ban hành các chuẩn mực tối thiểu về quản lý rủi ro và an toàn hoạt động ngân hàng của Việt Nam phù hợp với ác chuẩn mực quốc tế hiện hành, đồng thời phải giám sát việc thực hiện nghiêm túc trong việc đảm bảo các quy định này; xác định ra bất kỳ một ngân hàng nào có khả năng gặp khó khăn trong việc đáp ứng được các yêu cầu về an tồn hoạt động, nếu ngân hàng nào khơng đáp ứng được quy định về chỉ tiêu an toàn này, các ngân hàng phải trình bày kế hoạch giải quyết trong một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc tuân thủ; đẩy nhanh việc giám sát các ngân hàng yếu kém hơn trong hệ thống, và thiết lập các quy trình rút lui để thúc đẩy việc sáp nhập hoặc đóng cửa các ngân hàng chưa đủ vốn và yếu kém này.
- Bên cạnh đó NHNN cần giám sát chặt chẽ việc “sở hữu chéo” của các tập đoàn kinh tế và ngân hàng nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro đạo đức và khuyến khích việc hợp nhất của các ngân hàng này bằng cách hạn chế các tổ chức tài chính và tập đồn lớn để các tổ chức đó chỉ nắm giữ cổ phần tại duy nhất một tổ chức nhận tiền gửi được cấp phép mà thôi.
3.4.3 Đối với Hiệp hội NH
Với vai trò cầu nối giữa các NHTM và giữa các NHTM với các cơ quan quản lý, trong hoạt động của mình Hiệp hội Ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động sau để hỗ trợ các NHTM trong quá trình hoạt động:
- Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, thu thập, phân tích, đánh giá các vấn đề trong và ngồi nước có tác động tới hoạt động của các NHTM; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các NHTM và giữa NHTM với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
- Tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NHTM; tăng cường hợp tác giữa các NHTM với các nước và các tổ chức tài chính - tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng trong khu vực và thế giới, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động Hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ khách hàng và ngân hàng (đặc biệt là kêu gọi các NHTM chấp hành nghiêm các đồng thuận trong công tác huy động vốn để tránh làm xáo trộn thị trường tiền tệ).
- Tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín của các NHTM; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngồi nước thơng qua các biện pháp như: cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho NHTM, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác; phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị chuyên đề, mở rộng giao lưu quan hệ kinh doanh, thu thập và cung cấp thơng tin về những vấn đề có tác động đến hoạt động của các NHTM là hội viên. Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các NHTM, giúp các cán bộ ngân hàng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh.
- Tăng cường cơng tác đối thoại với Chính phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của các NHTM như: tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các NHTM để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho NHNN các vấn đề về pháp luật, chính sách nhằm tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng; tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM Hội viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Như vậy, nhằm để nâng cao hiệu quả quá trình huy động vốn của MB hiện nay thì các giải pháp phải được đề cập đến nhiều dạng, nhiều phương pháp, nhiều cơng cụ. Trước hết, đó là các giải pháp để đa dạng hóa các cơng cụ huy động vốn, mở rộng và hoàn thiện các dịch vụ NH; tiếp đến là các giải pháp mở rộng quy mơ thay đổi cơ cấu và tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động như mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các hình thức huy động, nguồn từ dân cư, nguồn vốn trung- dài hạn và nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM. Cộng thêm các giải pháp về quản lý rủi ro và giảm chi phí bằng các biện pháp sử dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý, tối ưu hóa lãi suất tiết kiệm, xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực. Cuối cùng là giải pháp về chính sách vĩ mơ hỗ trợ cho q trình huy động vốn. Ngồi ra, MB ph ải biết kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp để giúp chính MB có ưu thế thu hút được nguồn vốn huy động cũng như nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong điều kiện kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh của các loại hình khác và tình trạng tăng lãi suất huy động như hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN
Trước sự hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu , nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, khẳng định lòng tin trong dân chúng và tự tin trong nền kinh tế hiện nay.
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM là cần thiết, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của MB, các nhân nhân ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ huy động của MB, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN , Hiệp hội Ngân hàng và các giải pháp cụ thể đối với MB nhằm phát triển dịch vụ huy động vốn của MB đó là:
* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn * Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng * Chú trọng chính sách nhân sự
* Đẩy mạnh chính sách Marketing
Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến của Q Thầy Cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01- PGS.TS Lê Văn Tề (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 02- PGS.TS Nguyễn Đang Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê 03- PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.
04- PSS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
05- TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.
06- PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
07- PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê 08- PGS.TS Lê Văn Tề, TS. Lê Đình Viên (2008), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Lao động xã hội.
10- Báo cáo thường niên NHQĐ Việt Nam năm (2008, 2009, 2010) 11- Tạp chí ngân hàng năm 2009, 2010, 2011
12- Tham khảo các trang Web: http://www.mcsb.com.vn http://www.vnba.org.vn http://taichinhvietnam.net http://www.vietnam.gov.vn http://www.sbv.gov.vn