Phƣơng pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 45 - 48)

2.2. Thực trạng của việc vận dụng tính trọng yếu trong thực hiện kiểm tốn BCTC

2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát

Để phác họa thực trạng vận dụng tính trọng yếu tại các cơng ty kiểm toán vừa và nhỏ, người viết sử dụng các phương pháp: thống kê, mô tả để tổng kết từ bảng câu hỏi, từ phỏng vấn KTV, và từ kết quả KSCL của bộ tài chính và VACPA, đồng thời cịn sử dụng phần mềm SPSS phân tích số liệu.

a. Tổng kết từ bảng trả lời câu hỏi và từ kết quả phỏng vấn KTV

Người viết tiến hành khảo sát thực tế thông qua việc gửi các bảng câu hỏi khảo sát cho các KTV của 17 công ty kiểm toán vừa và nhỏ. Dựa vào câu trả lời,

người viết tiến hành thống kê, mô tả dữ liệu thu thập được nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu: Các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ đã vận dụng tính trọng yếu ra sao trong q trình kiểm tốn?

Bảng câu hỏi (xem phụ lục 01) gồm 36 câu hỏi tập trung vào các vấn đề sau: - Về sự cần thiết phải vận dụng tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC.

- Quy trình áp dụng tính trọng yếu Trong giai đoạn lập kế hoạch

+ Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC

+ Xác lập mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh.

+ Xác lập mức trọng yếu thực hiện. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

+ Sử dụng mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

+ Sử dụng tính trọng yếu để đánh giá kết quả trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn.

b. Tổng hợp kết quả từ cuộc khảo sát chất lƣợng của Bộ tài chính và VACPA

Bên cạnh tổng kết từ bảng câu hỏi, người viết còn tiến hành nghiên cứu và phân tích hồ sơ các biên bản về kết quả kiểm tra hoạt động kiểm soát chất lượng của các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ khu vực phía Nam được thực hiện bởi Bộ tài chính và VACPA. Việc thu thập hồ sơ này được sự đồng ý và cho phép bởi VACPA để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Do giới hạn về không gian, người viết chỉ có thể tiếp cận biên bản về kết quả kiểm tra hoạt động của các công ty kiểm tốn năm 2011 thuộc địa bàn phía Nam. Dựa trên hồ sơ này, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng tính trọng yếu của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía Nam. Bảng danh sách các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại khu vực phía Nam cùng với hồ sơ kiểm tốn đã được kiểm tra chất lượng năm 2011 (Phụ lục 05). Mục tiêu tổng hợp kết quả từ cuộc khảo sát chất lượng nhằm trả lời

câu hỏi nghiên cứu: Các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ đã vận dụng tính trọng yếu ra sao theo đánh giá của Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp?.

c. Phân tích dữ liệu

Mục tiêu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa áp dụng tính trọng yếu và các nhân tố khác thế nào? Liệu các cơng ty kiểm tốn vận dụng tính trọng yếu có đưa đến chất lượng cao hơn các công ty không vận dụng tính trọng yếu khơng?.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu về thực trạng vận dụng tính trọng yếu trong mối quan hệ với các nhân tố như: quy mô cơng ty kiểm tốn, kinh nghiệm hoạt động kiểm tốn (thời gian hoạt động), áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA, kết quả kiểm tra của VACPA, đội ngũ KTV (số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV) dựa trên ba phương pháp phân tích: (1) Thống kê mơ tả; (2) Xác định hệ số tương quan; (3) Kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai mẫu độc lập) bằng thử nghiệm t-test (Chi tiết dữ liệu phân tích được trình bày trong Phụ lục số 07)

Nguồn tài liệu phân tích dựa vào câu hỏi phỏng vấn trong Phiếu thu thập ý kiến, xác định hệ số của các câu trả lời. Nguyên tắc thực hiện như sau:

Nguyên tắc 1: Mỗi câu hỏi (là một bước hoặc một thủ tục trong quy trình vận

dụng tính trọng yếu) sẽ được chấm điểm tối đa 1 điểm. Tùy thuộc vào câu trả lời của mỗi phiếu thu thập ý kiến để chấm điểm cho từng câu hỏi ở mức từ 0 đến 1 điểm.

Nguyên tắc 2: Giả định rằng những cơng ty kiểm tốn có hướng dẫn và thực

hiện phù hợp với các bước trong quy trình vận dụng tính trọng yếu theo yêu cầu của dự thảo chuẩn mực kiểm toán VSA 320 và VSA 450 được coi là tốt hơn và được chấm điểm số cao hơn so với các cơng ty có quy định khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)