Thông qua bảng trả lời câu hỏi và phỏng vấn KTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 48)

2.2. Thực trạng của việc vận dụng tính trọng yếu trong thực hiện kiểm tốn BCTC

2.2.3.1. Thông qua bảng trả lời câu hỏi và phỏng vấn KTV

Thông qua bảng trả lời câu hỏi và phỏng vấn KTV, có thể tóm tắt khái quát việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm tốn tại các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ với những nội dung chính như sau:

2.2.3.1.1. Tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa a. Về vận dụng tính trọng yếu

Tất cả các cơng ty kiểm tốn này đều áp dụng hướng dẫn về tính trọng yếu trong chương trình kiểm tốn mẫu do VACPA ban hành nhưng việc áp dụng vào thực tế chưa đồng đều giữa các KTV.

b. Về quy trình vận dụng tính trọng yếu

+ Mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC

Tất cả 5 cơng ty được khảo sát, KTV đều có sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) trên tiêu chí được chọn để xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC.

Về tiêu chí xác lập mức trọng yếu

Tại 5 công ty được khảo sát, có 4 cơng ty là các công ty AASCS, AACC, AASCN, AA, việc lựa chọn tiêu chí để tính mức trọng yếu tổng thể căn cứ vào yêu cầu thông tin của người sử dụng thông tin tài chính chiếm đa số (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước...). Ngồi ra, việc xác định tiêu chí cịn dựa vào các yếu tố như:

Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng quan tâm;

Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán;

Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn;

Các tiêu chí được các cơng ty hướng dẫn sử dụng đó là: - Lợi nhuận trước thuế;

- Vốn chủ sở hữu - Tổng doanh thu

Về tỷ lệ %: yêu cầu KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ

lệ %. Tỷ lệ % trên tiêu chí được chọn tại các cơng ty trên hướng dẫn như sau: - 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế,

- 1% đến 2% tổng tài sản, - 1% đến 5% vốn chủ sở hữu, - 0,5% đến 3% tổng doanh thu.

Riêng tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn AS, chỉ tiêu được sử dụng làm chỉ tiêu gốc là: Doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ quy định tương ứng để xác định mức trọng yếu như sau:

- Từ 0,5% đến 3% doanh thu - 2% tổng tài sản

- Từ 5% đến 10% lợi nhuận sau thuế

Dựa trên các tỷ lệ này, KTV sẽ lập bảng xác định mức trọng yếu và lựa chọn mức trọng yếu là số nhỏ nhất trong số 3 trị số của các chỉ tiêu trên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng.

Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dƣ tài khoản hoặc thông tin thuyết minh

Trong 5 cơng ty khảo sát chỉ có 1 cơng ty AACC xác định mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thơng tin thuyết minh, 4 cơng ty cịn lại khơng thực hiện việc này.

Mức trọng yếu thực hiện để xác định mức sai sót có thể chấp nhận đƣợc

Tất cả 5 công ty được khảo sát đều xác định mức trọng yếu thực hiện theo hướng dẫn của chương trình kiểm tốn mẫu do VACPA ban hành từ 50 – 70% mức trọng yếu tổng thể. Mức trọng yếu thực hiện các công ty này dùng để xác định sai sót có thể bỏ qua đối với khoản mục và dùng khi lựa chọn các phần tử để kiểm tra, xác định cỡ mẫu khi kiểm tra chi tiết các đối tượng

Đối với lựa chọn các phần tử trong thử nghiệm cơ bản, các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm có quy mơ vừa thường thực hiện như sau:

- Tại các công ty AASCS, AACC, AASCN chiếm tỷ trọng 60% nhóm các cơng ty có quy mô vừa theo khảo sát quy định kiểm tra 100% đối với các khoản mục có giá trị lớn hơn mức trọng yếu thực hiện. Các khoản mục còn lại KTV chọn mẫu để kiểm tra.

Cỡ mẫu = (Giá trị tổng thể x Hệ số đảm bảo)/ Mức trọng yếu thực hiện

- Các cơng ty kiểm tốn cịn lại như: ASCO, AA qui định kiểm tra 100% đối với các khoản mục có giá trị lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục tương đối ít như:

- Đầu tư ngắn - dài hạn

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Tài sản cố định và bất động sản đầu tư - Vay và nợ ngắn và dài hạn

- Nguồn vốn kinh doanh….

Tuy nhiên, đối với việc chọn mẫu để kiểm tra, các cơng ty này, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc vận dụng trọng yếu cho việc chọn mẫu, các KTV chọn mẫu hoàn toàn dựa vào sự xét đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân KTV. Các KTV tại hai công ty này khi chọn mẫu để kiểm tra vẫn trên nguyên tắc đảm bảo sự tin cậy của khoản mục bằng cách đảm bảo việc lấy mẫu trên 80% giá trị của tổng thể. Việc thực hiện các thủ tục kiểm tốn cịn nặng kiểm tra chi tiết với mẫu chọn khá lớn.

Ở giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Tất cả 5 công ty được khảo sát đều tổng hợp các sai lệch phát hiện trong q trình kiểm tốn và trao đổi sai lệch với Ban quản trị đơn vị được kiểm tốn. Hồ sơ của tất cả các cơng ty được khảo sát có thể hiện bút tốn tổng hợp ảnh hưởng của các sai lệch đã phát hiện để so sánh với mức trọng yếu thiết lập ban đầu. KTV tiến hành xem xét các sai lệch phát hiện trong quá trình kiểm tốn và so sánh từng sai lệch phát hiện với mức trọng yếu thực hiện kết hợp với xem xét bản chất của sai sót,

từ đó đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch chưa được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính và phát hành các loại báo cáo kiểm tốn thích hợp phù hợp với VSA 700.

Tuy nhiên trước khi đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch không được điều chỉnh, tất cả 5 công ty đều khơng xem xét lại mức trọng yếu liệu có cịn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm tốn hay khơng.

2.2.3.1.2. Tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ a. Về vận dụng tính trọng yếu a. Về vận dụng tính trọng yếu

Qua khảo sát cho thấy, đa số các cơng ty kiểm tốn này chỉ đưa ra cách xác định mức trọng yếu một cách máy móc trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện đánh giá các sai sót, chưa yêu cầu điều chỉnh mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn. Các KTV khơng xem đó cơ sở để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của cuộc kiểm tốn. Nguyên nhân do khách hàng của các công ty này đa số cũng là khách hàng có quy mơ vừa và nhỏ, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều.

b. Về quy trình vận dụng tính trọng yếu

+ Mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC

Tất cả 12 công ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ được khảo sát, KTV dùng tỷ lệ phần trăm (%) trên tiêu chí được chọn để xác định mức trọng yếu cho tổng thể.

Về tiêu chí xác lập mức trọng yếu

Tại tất cả các cơng ty kiểm tốn này, tiêu chí xác lập cũng dựa vào các chỉ tiêu trong dự thảo chuẩn mực VSA 320, tuy nhiên các công ty này hướng dẫn áp dụng một cách máy móc khơng quan tâm lý do tại sao lựa chọn tiêu chí đó. Các chỉ tiêu được lựa chọn để xác định mức trọng yếu chủ yếu không phải dựa vào chỉ tiêu trên BCTC mà người sử dụng quan tâm nhất mà sử dụng các chỉ tiêu cố định hoặc kết hợp các chỉ tiêu để được kết quả cho việc xác định mức trọng yếu. Các chỉ tiêu công ty nhỏ thường sử dụng:

- Lợi nhuận trước thuế - Tổng doanh thu

- Tổng tài sản

- Kết hợp hai hoặc ba chỉ tiêu trên.

KTV sẽ chọn chỉ tiêu chính và dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) để xác định mức trọng yếu ban đầu cho tồn bộ BCTC. Các cơng ty này chỉ đưa ra tỷ lệ phần trăm cố định. Chẳng hạn Cơng ty TNHH kiểm tốn U&I sử dụng 0,75% trên cơ sở doanh thu hoặc tại cơng ty Kiểm tốn Cảnh Xuân, cơ sở dùng để xác lập mức trọng yếu được quy định riêng cho Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mức trọng yếu tổng thể bao gồm 2 mức: Trước thuế và sau thuế, cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Bảng tính mức trọng yếu của Cơng ty Kiểm toán Cảnh Xuân

Mức Doanh thu/Tổng tài sản

(USD) Tỷ lệ Mức trọng yếu chưa tính đến yếu tố thuế TNDN Mức trọng yếu đã tính đến yếu tố thuế TNDN (1) (2) (3) (4) (5) L1 0-1.000.000 3,75% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L2 1.000.000-2.000.000 3,50% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L3 2.000.000-3.000.000 3,25% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L4 3.000.000-4.000.000 3,00% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L5 4.000.000-5.000.000 2,75% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L6 5.000.000-6.000.000 2,50% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L7 6.000.000-7.000.000 2,25% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L8 7.000.000-8.000.000 2,00% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L9 8.000.000-9.000.000 1,75% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L10 9.000.000-10.000.000 1,50% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L11 10.000.000-11.000.000 1,25% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L12 11.000.000-12.000.000 1,00% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L13 12.000.000-13.000.000 0,75% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L14 13.000.000-14.000.000 0,50% =(2)x(3) =(4)x(1-T) L15 14.000.000-15.000.000 0,25% =(2)x(3) =(4)x(1-T)

Trong đó T là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải áp dụng trong năm tài chính được kiểm tốn theo quy định của nhà nước. Căn cứ vào bảng trên, kiểm tốn viên chính sẽ xác lập mức trọng yếu tổng thể thích hợp cho báo cáo tài chính của từng đơn vị được kiểm tốn. Cơng việc này do vậy trở nên dễ hơn vì khơng địi hỏi nhiều sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dƣ tài khoản hoặc thông tin thuyết minh

Ở tất cả các công ty này không tiến hành xác định mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh.

Mức trọng yếu thực hiện dùng để xác định mức sai lệch có thể chấp nhận đƣợc

Trong 12 cơng ty được khảo sát thì có 4 cơng ty gồm PDAC, VAC, Viet Uc, SA có xác định mức trọng yếu thực hiện từ 50 – 70 % mức trọng yếu của tổng thể báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc xác lập này chỉ mang tính chất hình thức, chứ không phải dựa vào mức trọng yếu thực hiện để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

Cịn đối với 8 cơng ty kiểm tốn nhỏ cịn lại hầu như chỉ dừng lại ở việc xác định mức trọng yếu tổng thể.

Áp dụng mức trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn

Chỉ có 2 trong số 12 cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ được khảo sát là PDAC và VAC dựa vào mức trọng yếu thực hiện để lựa chọn các phần tử để kiểm tra và xác định cỡ mẫu khi kiểm tra chi tiết các đối tượng. Cách thức thực hiện cũng giống như 4 công ty vừa ở trên.

Đối với 10 cơng ty nhỏ cịn lại việc áp dụng mức trọng yếu để chọn mẫu kiểm toán chưa được áp dụng phổ biến. KTV chủ yếu chọn mẫu kiểm toán dựa trên xét đoán, lựa chọn các phần tử mẫu không được lưu vào trong hồ sơ làm việc của KTV. Đối với lựa chọn các phần tử trong thử nghiệm cơ bản, các công ty kiểm toán thường thực hiện như sau: Các cơng ty kiểm tốn qui định kiểm tra 100% đối với

các khoản mục có giá trị lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục tương đối ít.

Đối với các khoản mục cịn lại thì chọn mẫu để kiểm tra.

Hiện nay tất cả các cơng ty kiểm tốn này các KTV chọn mẫu hồn tồn dựa vào sự xét đốn và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân KTV. Khơng xác định sai sót dự kiến cho tổng thể suy ra từ mẫu chọn cho từng khoản mục trong q trình thực hiện kiểm tốn.

Ở giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Tất cả các công ty này đều tổng hợp tất cả các sai lệch phát hiện trong quá trình kiểm tốn và trao đổi sai lệch với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán. Hồ sơ của tất cả các cơng ty được khảo sát có thể hiện bút tốn tổng hợp ảnh hưởng của các sai lệch đã phát hiện để so sánh với mức trọng yếu thiết lập ban đầu. Ở hai công ty PDAC và VAC, KTV tiến hành xem xét các sai lệch phát hiện trong quá trình kiểm tốn và so sánh từng sai lệch phát hiện với mức trọng yếu thực hiện kết hợp với xem xét bản chất của sai lệch, từ đó đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch chưa được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính và phát hành các loại báo cáo kiểm tốn thích hợp phù hợp với VSA 700. Đối với 10 cơng ty cịn lại, KTV tổng hợp các sai lệch phát hiện trong q trình kiểm tốn và so sánh với mức trọng yếu tổng thể thiết lập ban đầu, không xem xét bản chất của sai lệch mà đưa ra ý kiến kiểm toán.

Tuy nhiên trước khi đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch không được điều chỉnh, tất cả các công ty đều khơng xem xét lại mức trọng yếu liệu có cịn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm tốn hay khơng.

2.2.3.2. Thực trạng áp dụng tính trọng yếu qua báo cáo kiểm sốt chất lƣợng của Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp của Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp

2.2.3.2.1. Đối với các cơng ty kiểm tốn vừa a. Ở giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện a. Ở giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện

Đa số hồ sơ được kiểm tra có thể hiện việc xác định mức trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, và lưu lại tiêu chí xác định mức trọng yếu. Vẫn có một vài hồ sơ lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể chưa hợp lý khi tiêu chí lựa chọn

có thể chứa đựng sai lệch trọng yếu hoặc làm tròn mức trọng yếu lớn hơn mức trọng yếu xác định chưa thể hiện nguyên tắc thận trọng. Chẳng hạn công ty TNHH Kế toán Kiểm toán tư vấn Việt Nam kiểm tốn báo cáo tài chính cho cơng ty BCI ASIA tiêu chí lựa chọn doanh thu chưa hợp lý do doanh thu có thể chứa đựng sai lệch trọng yếu. Tuy nhiên, việc xác định mức trọng yếu chỉ mang tính hình thức, không thể hiện việc xem xét mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán khi xây dựng các thủ tục kiểm toán.

Nhiều công ty không dựa vào mức trong yếu để xây dựng phương pháp lấy mẫu, hoặc đã xây dựng nhưng chưa áp dụng triệt để việc lấy mẫu kiểm toán chủ yếu dựa trên xét đoán chủ quan của người thực hiện.

b. Ở giai đoạn hoàn thành kiểm tốn

Đa số các hồ sơ có thể hiện tổng hợp lại ảnh hưởng của các sai lệch đã phát hiện so với mức trọng yếu thiết lập ban đầu. Tuy nhiên các hồ sơ kiểm tốn khơng thể hiện việc xem xét lại mức trọng yếu ở giai đoạn hồn thành kiểm tốn. Ở giai đoạn này, KTV có điều chỉnh liên quan đến tiêu chí xác định mức trọng yếu tuy nhiên không xác định lại mức trọng yếu và so sánh với các sai lệch không điều chỉnh, chẳng hạn công ty TNHH Kế toán Kiểm toán tư vấn Việt Nam kiểm tốn báo cáo tài chính cho cơng ty BCI ASIA điều chỉnh liên quan đến doanh thu nhưng không xác định lại mức trọng yếu.

2.2.3.2.2. Đối với các cơng ty kiểm tốn nhỏ

Tình hình chung cũng gần giống các công ty kiểm toán vừa. Tuy nhiên ở những công ty mà kết quả xếp loại là chưa đạt yêu cầu như Thủy Chung, BHP thì hồ sơ kiểm tốn đa số khơng xác định mức trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, nếu có xác định thì khơng giải thích được lý do lựa chọn tiêu chí và chưa thể hiện việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)