Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 71 - 75)

3.2. Giải pháp về phía các cơng ty kiểm toán

3.2.1.3. Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

a. Mục tiêu vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn này

trọng yếu trên hai phương diện định lượng và định tính; Căn cứ để KTV phát hành báo cáo kiểm tốn thích hợp.

b) Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn hồn thành kiểm toán Về phƣơng diện định lƣợng

Đánh giá lại mức trọng yếu: Khi kết thúc q trình kiểm tốn, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm tốn hay khơng.

Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu:

- Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu; - Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu;

- Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu.

Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại thấp hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Trường hợp này KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các cơng việc kiểm tốn đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay khơng. Chẳng hạn:

Giảm mức độ rủi ro kiểm soát bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc

Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

Xác định ngƣỡng sai sót khơng đáng kể

Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là mức quy định theo thơng lệ kiểm tốn tốt nhất ở Việt Nam, các cơng ty có thể áp dụng hoặc đưa ra các mức khác theo chính sách khác của mình. Đây sẽ là ngưỡng để tập hợp các sai lệch do kiểm toán phát hiện, được tập hợp vào Mẫu B360 - Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh) và Mẫu B370 – Các bút tốn

khơng điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh). Các sai lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này khơng cần phải tập hợp lại.

Xem xét trọng yếu về phƣơng diện định tính

Bên cạnh mặt định lượng, KTV nên xem xét trọng yếu xét về định tính. KTV cần xem xét bản chất của các sai sót xảy ra dù thấp hơn mức trọng yếu có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC khơng. Chẳng hạn các sai sót dù số tiền không lớn nhưng bản chất là gian lận và hành vi không tuân thủ, những sai lệch này ảnh hưởng đến các sự kiện trong tương lai, tiềm ẩn các vụ tranh chấp có thể xảy ra hoặc sai lệch mang tính chất dây chuyền, hay khai báo thiếu thông tin quan trọng… ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC thì vẫn được xem xét như có tính chất trọng yếu và cần tập hợp lại.

Đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót phát hiện trong q trình kiểm tốn

Trong q trình đánh giá ảnh hưởng của các sai sót phát hiện trong q trình kiểm tốn, KTV phải đánh giá 2 nội dung chủ yếu sau đây:

+ Đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót đã đƣợc phát hiện đối với cuộc kiểm tốn:

Trong q trình thực hiện các thủ tục kiểm tốn, KTV có thể phát hiện ra các sai sót (chênh lệch kiểm tốn). KTV cần đánh giá các sai sót đã phát hiện, xem xét nội dung, qui mô, nguyên nhân của các sai sót, đánh giá ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC bao gồm các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh và trên tổng thể BCTC, từ đó tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót phát hiện đối với BCTC, xem xét xem liệu BCTC có cịn tồn tại sai sót trọng yếu khác trên cơ sở cân nhắc sự sửa đổi, bổ sung nội dụng, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm tốn đã thực hiện.

Theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260, KTV phải trao đổi kịp thời về tất cả các sai sót phát hiện trong q trình kiểm tốn với cấp quản lý phù hợp trong đơn vị được kiểm toán và phải đề nghị Ban Giám đốc đơn vị điều chỉnh các sai sót đã trao đổi.

Nếu Ban Giám đốc từ chối điều chỉnh một số hoặc tất cả các sai sót do KTV đề nghị, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân của việc từ chối này và đánh giá liệu BCTC xét trên giác độ tổng thể có cịn chứa đựng các sai sót trọng yếu hay không.

+ Đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót khơng đƣợc điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC:

Để đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC, KTV cần xem xét trong trường hợp tồn tại các sai sót khơng điều chỉnh thì các sai sót khơng điều chỉnh này có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không xét trên phạm vi các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh và trên tổng thể BCTC.

KTV cũng phải xem xét liệu các sai sót khơng trọng yếu và không được điều chỉnh năm trước có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm hiện tại (bao gồm lãi/lỗ của năm nay hoặc tài sản thuần đầu năm) để có các điều chỉnh phù hợp.

Về cách thức đánh giá chi tiết ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh, KTV cần phải cân nhắc 3 trường hợp sau:

+ Tổng giá trị các sai sót khơng đƣợc điều chỉnh là khơng trọng yếu: Nếu BGĐ không sửa BCTC, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đồng thời thu thập giải trình của Ban Giám đốc về ảnh hưởng của các sai sót khơng điều chỉnh đối với BCTC

+ Tổng giá trị sai sót khơng đƣợc điều chỉnh gần bằng mức trọng yếu:

KTV cần xác định liệu có cịn các sai sót chưa được phát hiện làm tổng giá trị sai sót khơng được điều chỉnh vượt q mức trọng yếu hay khơng: (i) Nếu khơng có khả năng vượt quá mức trọng yếu KTV có thể áp dụng các biện pháp như trên; (ii) Nếu có khả năng vượt quá mức trọng yếu, KTV cần đề nghị BGĐ sửa đổi BCTC hoặc đưa ra ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần có điểm lưu ý, kèm theo giải trình của BGĐ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

+ Tổng giá trị sai sót khơng đƣợc điều chỉnh là trọng yếu: KTV cần có biện

pháp giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách bổ sung các thủ tục kiểm toán cần thiết hoặc đề nghị BGĐ đơn vị được kiểm toán điều chỉnh lại BCTC. Nếu BGĐ đơn vị

được kiểm toán từ chối điều chỉnh lại BCTC và kết quả thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cho phép KTV kết luận là các sai sót chưa được sửa chữa, hoặc là riêng rẽ hoặc là tổng hợp, là trọng yếu thì KTV cần xem xét, sửa đổi lại ý kiến kiểm toán cho phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán số 700 – Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)