Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể theo chỉ tiêu lợi nhuận gộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 25 - 32)

Lợi nhuận gộp Mức trọng yếu

Nhỏ hơn 20.000 USD Từ 2% đến 5% lợi nhuận gộp

Từ 20.000 USD đến 1.000.000 USD Từ 1% đến 2% lợi nhuận gộp

Từ 1.000.000 USD đến 100.000.000 USD Từ 0,5% đến 1% lợi nhuận gộp

Lớn hơn 100.000.000 USD 0,5% lợi nhuận gộp

Phƣơng pháp bình quân: Phương pháp này được đề xuất bởi Leslie 1985, đó

là mức ước lượng ban đầu về trọng yếu sẽ được tính bằng cách dùng một cơng thức bình qn số học hoặc bình quân gia quyền để cho kết quả là số bình quân giữa 4-5 chỉ số khác nhau. Các chỉ số này được tính dựa trên phương pháp một giá trị hoặc phương pháp chuỗi giá trị.

Phƣơng pháp sử dụng công thức

Peat Marwick International, một trong những cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế giới trong những năm 1980, đã xây dựng cơng thức tính tốn mức trọng yếu tổng thể áp dụng cho các khách hàng của mình. Phương pháp này được gọi là “tiêu chuẩn đo lường kiểm tốn” (audit gauge), nó được xây dựng dựa trên một nghiên cứu thống kê từ các khách hàng của Peat Marwick International. Theo đó mức trọng yếu tổng thể sẽ được tính theo cơng thức sau:

M=β*(Max(∑ Tài sảni; ∑ Doanh thui))

Trong đó: M: mức ước lượng ban đầu về trọng yếu β : một hằng số dương thông thường β>1 α: một hằng số và 0 < α < 1

i = 1,2,3,…, N là chỉ số của từng loại tài sản hoặc doanh thu

Công thức này đã được KPMG, năm 1998, tại Mỹ vận dụng để tính tốn mức trọng yếu tổng thể như sau:

M= 1,84 x (số lớn hơn giữa doanh và tài sản) x 2/3

1.3.3. Tập trung vào nhân tố định tính

Một dịng nghiên cứu khác tập trung vào nhân tố định tính do bởi nhân tố này rất quan trọng trong xác định tính trọng yếu.

Những nghiên cứu sớm trong lĩnh vực này là nghiên cứu của Patillo and Siebel vào năm 1973, 1974 và nghiên cứu của Patillo vào năm 1976, cơng nhận tác động có thể có của biến định tính trong việc xác định tính trọng yếu như đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm tổ chức và hoạt động, những yếu tố bất thường…

Nghiên cứu của Jennings et al. năm 1987, Chewning et al. năm 1989, Carpenter và Dirsmith năm 1992 công nhận tầm quan trọng của các tình huống mà dựa vào đó kiểm tốn viên đưa ra quyết định. Tính trọng yếu của khoản mục, của

i= 1 N

i= 1

giao dịch phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của tổ chức. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra bản chất của khoản mục và nội dung đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định về tính trọng yếu.

Các nghiên cứu này cũng tập trung vào thơng tin phi tài chính, đã chỉ ra ảnh hưởng của thơng tin phi tài chính trong việc ra quyết định liên quan tính trọng yếu. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là nghiên cứu của Krogstad et al. 1984, Paul Steinbart 1987 and Dirsmith Carpenter 1992, Carpenter et al. 1994. Những nghiên cứu này xác nhận bên cạnh những thơng tin định lượng cịn có những thơng tin định tính trong quyết định tính trọng yếu. Khía cạnh định tính phụ thuộc: đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm của đơn vị kiểm toán và đặc điểm của kiểm toán viên.

a. Đặc điểm của đơn vị đƣợc kiểm toán

Những nghiên cứu khác nhau đã nghiên cứu ảnh hưởng của những đặc điểm nhất định của cơng ty được kiểm tốn trong việc thực hiện xét đốn tính trọng yếu. Những đặc điểm này là: quy mơ cơng ty, lĩnh vực, tình hình tài chính, chính sách kế tốn, đặc điểm quản lý, kiểm soát nội bộ.

Về mặt quy mơ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm tốn viên thường thiết lập mức trọng yếu cao hơn đối với các cơng ty được kiểm tốn lớn như nghiên cứu của Frishkoff năm 1970. Bởi vì, những cơng ty được kiểm tốn có quy mơ lớn thì chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn.

Đối với ngành nghề kinh doanh, Krogstad et al. (1984) cho rằng kiểm toán viên sẽ xét đốn về tính trọng yếu dựa vào tiêu thức công ty có tham gia vào thị trường chứng khốn hay khơng. Iskandar and Iselin (2000) chỉ ra rằng kiểm toán viên sử dụng mức trọng yếu ở những đơn vị thuộc ngành nghề tài chính, bảo hiểm, dịch vụ thấp hơn những đơn vị thuộc ngành nghề bán lẻ. Bên cạnh đó, họ cũng thận trọng hơn trong việc thiết lập mức trọng yếu đối với những ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao.

Tóm lại, các nghiên cứu cho rằng, khi xem xét tính trọng yếu, cần chú ý đặc điểm của đơn vị, trong đó những yếu tố quyết định quan trọng nhất là đặc điểm của

ban lãnh đạo, tình hình tài chính và chất lượng hệ thống kiểm sốt nội bộ, quy mô và ngành nghề kinh doanh, sự thay đổi về chính sách kế toán và đặc điểm của ủy ban kiểm toán.

b. Đặc điểm của đơn vị kiểm tốn

Liên quan đến quy mơ cơng ty kiểm tốn, một số nghiên cứu cho rằng, trong giai đoạn lập kế hoạch, mức trọng yếu của các công ty quốc tế được thiết lập thấp hơn những công ty nhỏ. Tiêu biểu cho quan điểm này nghiên cứu của Blokdijk et al., năm 2003, chỉ ra rằng các công ty quốc tế và những công ty nhỏ hơn nhưng chất lượng cao hơn thiết lập mức trọng yếu thấp hơn những cơng ty cịn lại.

Nói cách khác, một số nghiên cứu về đặc điểm của đơn vị kiểm tốn cho quy mơ của cơng ty kiểm toán ảnh hưởng đến việc thiết lập mức trọng yếu.

c. Đặc điểm cá nhân của kiểm toán viên

Nghiên cứu của Ward năm 1976, sau đó Messier năm 1983, cho rằng kiểm tốn viên càng nhiều kinh nghiệm thì khả năng hiểu và thực hiện xét đốn về tính trọng yếu tốt hơn. Nghiên cứu của Krogstad et al. (1984) chỉ ra rằng mức độ của sự đồng thuận giữa kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm cao hơn kiểm tốn viên chưa có kinh nghiệm.

Nghiên cứu của Dirsmith Carpenter 1992, Carpenter et al. 1994, cho rằng cần tập trung thơng tin phi tài chính khi xem xét tính trọng yếu.

1.4. Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn mực kiểm toán quốc tế về tính trọng yếu

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi trách nhiệm chính của KTV chuyển từ phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính thành đảm bảo BCTC khơng cịn sai lệch trọng yếu. Từ đó tính trọng yếu trở thành một phần khơng thể thiếu của phương pháp luận kiểm toán, định nghĩa và giải thích khái niệm này trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận.

Liên đồn kế tốn quốc tế IFAC (International Federation of Accountants) đã ra đời vào tháng 10/1977 với mục tiêu chính là “Phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán bằng các chuẩn mực hài hòa trên phạm vi toàn thế giới”.

Năm 1980, IFAC thành lập Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC). IAPC chịu trách nhiệm xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG.

Để trợ giúp kiểm tốn viên thực hiện trách nhiệm của mình là đảm bảo BCTC khơng cịn sai lệch trọng yếu. IAPC ban hành nguyên tắc số 1 và nguyên tắc số 25 bàn về tính trọng yếu. Nguyên tắc này được IAPC phê chuẩn tháng 06 năm 1987.

Trong IAG 1 “Mục đích và phạm vi của kiểm toán BCTC” tính trọng yếu được đề cập đến trong đoạn 10 như sau: “Để hình thành các nhận xét của mình về BCTC, KTV tiến hành các phương pháp đã định trước để đạt tới sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC này đã được xem xét một cách chính xác về mọi phương diện trọng yếu”.

Trong IAG 25 “Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán” đề cập đến khái niệm trọng yếu như sau: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thơng tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thơng tin này để xét đốn thì sẽ khơng chính xác hoặc sẽ rút ra kết luận sai lầm”. KTV phải xem xét cả về mặt định tính lẫn định lượng những sai sót mà mình quan tâm. [3, trang 246]

Đến năm 1994, IPAC ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 200 và ISA 320 thay cho các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 1 và IAG 25. Trong ISA 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm tốn BCTC” đoạn 11 thì “mục tiêu kiểm tốn BCTC là giúp cho KTV và cơng ty kiểm tốn đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng”.

ISA 320 “Trọng yếu trong kiểm toán” đoạn 3, năm 1994, đề cập khái niệm trọng yếu như sau: “Thông tin được xem là trọng yếu nếu bỏ sót thơng tin đó hoặc trình bày sai thơng tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC, mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thơng tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Do đó mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải nội dung của thông tin cần có. Tính

trọng yếu của thơng tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”. Trong những chuẩn mực đầu tiên này, tính trọng yếu khơng chỉ liên quan đến trách nhiệm của KTV khi thực hiện kiểm tốn BCTC mà cịn một trong những thủ tục kiểm toán cần thiết khi thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải xem xét tính trọng yếu để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm tốn. Trong q trình kiểm tốn, nếu kết quả đánh giá mức trọng yếu ở thời điểm lập kế hoạch kiểm tốn ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời điểm khác do sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán thu thập được. Trường hợp lập kế hoạch kiểm tốn trước khi kết thúc năm tài chính, kiểm tốn viên đã đánh giá mức trọng yếu căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu kiểm tốn sẽ có thay đổi. Và trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn, KTV phải xem xét tính trọng yếu để đánh giá ảnh hưởng các sai sót chưa được sửa chữa đến tính trung thực và hợp lý của BCTC.

Nhìn chung chuẩn mực 320 trong giai đoạn này chỉ đưa ra hướng dẫn về quy trình vận dụng tính trọng yếu. Cịn phương pháp thiết lập mức trọng yếu, định nghĩa người sử dụng BCTC, thông báo sai lệch và hồ sơ kiểm tốn về tính trọng yếu thì chuẩn mực khơng đề cập đến.

Cuối thế kỷ 20, q trình tồn cầu hóa và sự phát triển thị trường tài chính quốc tế đã làm tăng nhu cầu thơng tin phục vụ cho các nhà đầu tư. Sự phát triển của công nghệ thông tin địi hỏi việc kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ các hệ thống và quy trình liên quan đến thơng tin. Các thay đổi này dẫn đến sự hình thành hàng loạt nhu cầu xã hội đối với việc nâng cao chất lượng thông tin. Cũng trong thời gian này sự sụp đổ của hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như Enron, Worldcom…trong đó có lỗi của các cơng ty kiểm tốn. Một trong những sai phạm lớn nhất của cơng ty kiểm tốn Arthur Anderson trong cuộc kiểm toán cho Enron là đã bỏ qua một sai sót $ 51 triệu được cho là khơng trọng yếu (“sai sót $51 triệu trên

tổng lợi nhuận là $105 triệu”). Joseph F.Berardino, chủ phần hùn đồng thời là Tổng giám đốc điều hành của cơng ty kiểm tốn Arthur Andersen’s tuyên bố trong bài phát biểu của mình trước Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ Viện Mỹ:

“Khi xem xét về tính trọng yếu về mặt định lượng, chúng tôi dựa vào số tổng hợp. Theo xét đốn của chúng tơi, chúng tơi đã bỏ qua bút tốn điều chỉnh vì sai lệch nhỏ hơn 8% của lợi nhuận bình thường, tức là khơng trọng yếu. Lợi nhuận bình thường được xác định dựa trên lợi nhuận thực tế của đơn vị trong nhiều năm, mà cụ thể là $584 triệu của năm trước đó, vào năm 1996, $520 triệu vào năm 1995, và $423 triệu vào năm 1994”.

Để xem xét tính hợp lý giải trình của Joseph F.Berardino, có thể sử dụng quy tắc ngón tay cái được đề nghị bởi AICPA trong sổ tay kế toán và kiểm toán năm 1996. Quy tắc “rules of thumb” được đề nghị bởi AICPA, mức trọng yếu có thể xác định như sau:

5% - 10% lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế 1% - 1,5% tổng tài sản

1% - 1,5% tổng doanh thu

Dựa vào con số tính tốn ở bảng 1.6 bên dưới rõ ràng nếu chỉ sử dụng hướng dẫn định lượng của AICPA, sai sót $51 triệu nằm trong “vùng xám”, tức là vùng yêu cầu cần phải xét đoán. Khi sử dụng 5% của lợi nhuận sau thuế, sai sót $51 triệu là trọng yếu, khi sử dụng 10% của lợi nhuận sau thuế, sai sót trên khơng trọng yếu. Điều này chứng tỏ phát biểu của Joseph F.Berardino dựa vào khía cạnh định lượng và thông tin giới hạn trong đo lường định tính của hướng dẫn trong sổ tay kế toán và kiểm toán là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)