2.1. Thực trạng mô hình Bancassurance ở Việt Nam hiện nay
2.1.1.3. Đặc điểm của Bancassurance tại Việt Nam hiện nay
Bancassurance tại Việt Nam hiện nay bao gồm các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm ngân hàng ít nhiều mang đặc
điểm của bảo hiểm nhân thọ như Tiết Kiệm Định Kỳ, Tích Luỹ Bảo An của Ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín (SacomBank), An Sinh Tiết Kiệm của VPBank… Không dừng lại ở các ngân hàng, bưu điện cũng đã vào cuộc. Tháng 1/2001, Tập đồn bưu chính viễn thơng VN (VNPT) đã đưa ra thị trường sản phẩm Tiết Kiệm Bưu Điện.
Thứ hai, ngân hàng và công ty bảo hiểm liên doanh với nhau thành lập lên các
công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm Châu Á- Ngân hàng Công Thương (IAI); Công ty bảo hiểm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (QBE). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm (Chẳng hạn Vietcombank có cổ phần ở Công ty CP Bảo hiểm PJICO…).
Thứ ba, ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để bán bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã khá tích cực hợp tác với các ngân hàng ngay sau khi bảo hiểm nhân thọ được triển khai ít năm mặc dù khi đó vẫn đang là thời kỳ “đỉnh cao” của kênh phân phối qua đại lý. Năm 2002, Bảo Việt đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng Công Thương Việt Nam để hợp tác khai thác bảo
hiểm nhân thọ; giữa năm 2004, Bảo Việt Nhân thọ ký thỏa thuận với Ngân hàng NHNo Việt Nam để hợp tác khai thác Bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm qua ATM, chuyển khoản, chi trả quyền lợi qua ngân hàng. Cũng năm 2002, Prudential đã ký thỏa thuận hợp tác với ACB và Vietcombank để bán bảo hiểm nhân thọ. Đầu năm 2005 Prudential đã hợp tác giữa ngân hàng ACB để bán sản phẩm Phú Bảo Tín (Credit Life). Các công ty bảo hiểm nhân thọ khác như AIA, Cơng ty TNHH Manulife (Manulife) cũng có cách làm
tương tự. Tháng 6/2005 AIA đã ký thỏa thuận với BIDV để bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng, đồng thời BIDV cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói cho AIA, cung
cấp các hạn mức tín dụng, các nguồn vốn thu được từ phí bảo hiểm của AIA sẽ được thực hiện các hoạt động đầu tư với BIDV.
Thứ tư, các ngân hàng xúc tiến thành lập các công ty bảo hiểm trực thuộc (như
trường hợp của Vietcombank) trong khi đó các cơng ty bảo hiểm cũng có ý định thành
lập ngân hàng trực thuộc.
Thứ năm, Bancassurance ở Việt Nam cũng đã phát triển và có thể bán nhiều loại
hàng hoá, dịch vụ khác nhau cho các đối tượng khách hàng hiện có. Chẳng hạn, tháng 8/2005, Prevoir - Công ty bảo hiểm nhân thọ của Pháp, đã thực hiện bán bảo hiểm nhân thọ theo một kênh phân phối mà chưa có cơng ty bảo hiểm nhân thọ nào ở Việt Nam
thực hiện – qua bưu điện.
Như vậy, theo đánh giá một cách khách quan nhất, trong thời gian qua việc hợp
tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Việt Nam mới dừng lại ở những hình thức sơ
đẳng, chủ yếu là việc ngân hàng tạo điều kiện về không gian để công ty bảo hiểm đến
bán hàng tại ngân hàng. Cho đến nay, kết quả hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Đến cuối năm 2004, doanh thu phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam
chưa đạt 1% tổng doanh thu phí, trong khi đó tỷ lệ này ở Hồng Kông là 45%, Singapore
là 18%, Malaysia 12%, Ấn Độ 20%, Thái Lan 12% và Prudential Asia Corporation đạt 17%.