2.1. Thực trạng mô hình Bancassurance ở Việt Nam hiện nay
2.1.2.2. Những thách thức của Bancassurance tại Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, có hàng loạt các lý do làm cho thỏa thuận hợp tác
Bancassurance giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm tại Việt Nam thời gian qua chưa
đem lại hiệu quả mong muốn. Có thể đưa ra một số lý do như sau:
Do hoạt động Bancassurance mới ở giai đoạn đầu nên các ngân hàng và các công ty bảo hiểm chưa nhận thức đầy đủ lợi ích từ Bancassurance nên chưa có cam kết song
phương mạnh mẽ cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cách làm phù
hợp. Đặc biệt, các ngân hàng chưa tích cực tham gia trong thoả thuận hợp tác nên hoạt
động Bancassurance ở Việt Nam dường như vẫn là “mối tình” đơn phương của các
cơng ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, các ngân hàng quốc doanh ít nhiều vẫn cịn mang trong mình phong cách kinh doanh “quan liêu”, “cửa quyền” và không sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh, do vậy có thể khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
Các ngân hàng chưa tin vào sự thành công của hoạt động Bancasurance vì chưa
thấy một thành cơng điển hình ở Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa cũng chưa thực sự tin tưởng vào sự thành công của Bancasurance tại Việt Nam.
Một trong những khó khăn lớn nhất của ngân hàng khi thâm nhập vào lĩnh vực bảo hiểm là hầu như không quen làm việc với rủi ro (tử vong và thương tật). Nhận thức
được điều đó, các ngân hàng đã khôn khéo vượt qua thách thức này bằng việc phải
thuê, tuyển dụng một số các chuyên gia Bảo hiểm.
Trong chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay vẫn còn nhiều chỗ trống cho các sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ngân hàng chưa thực sự chú
ý để khai thác. Ngược lại, trong chiến lược của nhiều công ty bảo hiểm, sự kết hợp giữa
bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng chưa rõ nét.
Sản phẩm bảo hiểm nhìn chung chưa phù hợp với việc bán qua ngân hàng. Cho
đến nay, có rất ít sản phẩm chuyên biệt để bán qua ngân hàng. Hiện nay, trên 90%
doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm, do vậy tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đấy cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm.
Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ cao, nhưng
cơ bản vẫn còn thua xa so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, do vậy chưa tạo được cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động Bancassurance. Nhiều chi nhánh
ngân hàng chưa đủ nguồn lực (công nghệ, nhân lực), đặc biệt cịn thiếu khơng gian
dành cho việc giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm.
Hệ thống ngân hàng vẫn e ngại trong việc chia sẻ thông tin. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cũng như chưa có hướng dẫn về việc các ngân hàng được làm gì. Điều này dẫn đến sự e dè của ngân hàng trong hoạt
động Bancassurance.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp; khách hàng cá nhân chưa được coi trọng đúng mức. Quan trọng hơn, các ngân hàng Việt Nam chưa có “sự trung thành” cao của khách hàng. Do vậy, lượng khách hàng tiềm năng cho bảo hiểm khơng dồi dào. Bên cạnh đó, dữ liệu về khách hàng của ngân hàng hiện nay còn khá sơ sài nên việc trợ giúp cho việc khai thác bảo hiểm cịn hạn chế.
Khách hàng cịn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chưa quen hoặc khơng biết việc sản phẩm bảo hiểm có thể
Việt Nam rất lớn, nhưng phần lớn dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng, những
người có tài khoản thì đa phần chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Bên
cạnh đó, phần đơng dân chúng vẫn chưa quen tập quán Bảo hiểm, cịn các cơng ty bảo hiểm chưa tạo lập được uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.
Các ngân hàng và công ty bảo hiểm Việt Nam chưa giải quyết tốt các vấn đề cần thiết của hoạt động Bancassurance: đào tạo đội ngũ bán hàng, thù lao, cách thức tiếp cận với khách hàng…Trên thực tế, việc đào tạo về bảo hiểm cho nhân viên ngân hàng mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo cho nhân viên ngân hàng khơng có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với người học.
Còn thiếu sự nhất quán từ trên xuống dưới của các ngân hàng trong việc thực hiện thỏa thuận. Trên thực tế, công ty bảo hiểm kí thỏa thuận chung với Trụ sở chính ngân
hàng nhưng khi triển khai tại các chi nhánh ngân hàng thường gặp khó khăn, chẳng
hạn, các chi nhánh không áp dụng đúng mức phí, mức thù lao đã thỏa thuận, không cung cấp không gian, dữ liệu khách hàng.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở Việt Nam còn nhiều bất cập làm cho các ngân hàng và các công ty bảo hiểm lúng túng trong áp dụng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện một chính sách, cách làm mới (ví dụ như Bancassurance), các ngân hàng và công ty bảo hiểm chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ chính sách, cách làm của mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.