Bancassurance trên thế giới
1.4.1. Những bài học dẫn đến thành công trong việc triển khai Bancassurance
Bài học thành công trong việc triển khai Bancassurance tại Ấn Độ, năm 2005, tại Công ty bảo hiểm Allianz và tại Anh Quốc, năm 2005, tại Công ty bảo hiểm Prudential UK (tài liệu tham khảo 14) như sau:
- Thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm khơng đóng vai trị quan trọng đối với thành cơng của Bancassurance.
- Bancassurance có thể tồn tại song hành cùng với kênh phân phối qua đại lý và cả hai kênh phân phối có thể cùng thành cơng.
- Sự ủng hộ tích cực của Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng và công ty bảo hiểm đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
- Giám đốc bán lẻ là người am hiểu và cam kết đối với việc bán lẻ và các dịch vụ
tài chính chứ khơng đơn thuần chỉ các dịch vụ bán hàng, thực thi hoạt động Bancassurance.
- Ngân hàng chấp nhận việc bán các dịch vụ tài chính và văn hoá dịch vụ, chứ
khơng đơn thuần chỉ đóng vai trị một ngân hàng.
- Phần lớn nhân viên ngân hàng tham gia vào việc tìm kiếm cơ hội, giới thiệu khách hàng tiềm năng chứ không chỉ với tư cách người được giao bán hàng.
- Có chương trình đào tạo thường xuyên, chất lượng cao cho các nhân viên bán
hàng tham dự và vận dụng những điều đã học.
- Có những quy định hỗ trợ cho hoạt động Bancassurance.
- Việc đào tạo và các quy trình cần được điều chỉnh để phù hợp với hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng.
1.4.2. Những bài học dẫn đến thất bại trong việc triển khai Bancassurance
Rất nhiều mơ hình Bancassurance trên thế giới đã thành cơng. Tuy nhiên cũng có nhiều mơ hình đã thất bại như tại Ấn Độ, năm 2005, tại các Công ty bảo hiểm trong nước liên kết với Ngân hàng nước ngoài (tài liệu tham khảo 14). Theo Allen J PathMarajah các nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của Bancassurance có thể là:
- Các bên xác định tầm nhìn, mục tiêu khơng rõ ràng.
- Mơ hình hoạt động khơng hiệu quả.
- Các đối tác khơng có khả năng bổ trợ năng lực cho nhau.
- Thiếu sự cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất. - Thiếu đầu tư cho hoạt động.
- Có sự mâu thuẫn nội bộ mơ hình hợp tác. - Thiếu các biện pháp khuyến khích phù hợp.
1.4.3. Các rủi ro trong hoạt động Bancassurance
Hoạt động Bancassurance mang lại lợi ích cho nhiều bên. Tuy nhiên, nó cũng như những sản phẩm khác cũng tồn tại song song các rủi ro sau:
- Công ty bảo hiểm có thể bị lệ thuộc vào ngân hàng. Bên cạnh đó, qua việc hợp tác với cơng ty bảo hiểm, ngân hàng có thể nắm bắt được nghiệp vụ bảo hiểm để thành lập một công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng và như vậy sẽ “đẩy” công ty bảo hiểm ra khỏi hợp đồng hợp tác.
- Rủi ro về thương hiệu và uy tín cho các bên nếu hoạt động Bancassurance không thành công;
- Đội ngũ đại lý sẽ bị thải loại một phần hoặc quy mô.
K
KẾẾTT LLUUẬNẬN CCHHƯƯƠƠNNGG 11
Bancassurance thực chất là sản phẩm bảo hiểm được bán qua kênh ngân hàng. Như vậy, cơ sở lý luận, phương thức hoạt động của Bancassurance cũng dựa trên
nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm và ngân hàng…Vì vậy, nội dung Chương 1 nhằm thể hiện:
Những khái niệm cơ bản và phân loại phương thức hoạt động của Bancassurance, phân tích lợi ích và bất lợi của các bên tham gia cung cấp Bancassurance, phân tích SWOT trong việc ngân hàng tham gia hoạt động Bancassurance.
Phân tích sự cần thiết của Bancassurance và phân tích các mơ hình Bancassurance
đang được các ngân hàng và công ty bảo hiểm đang triển khai trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng đề cập đến các yếu tố quyết định đến sự thành công của Bancassurance và các bài học thành công thất bại và rủi ro của Bancassurance trên thế giới.
Những lý luận trong Chương 1 là cơ sở nền tảng cho việc phân tích, đánh giá những vấn đề cần giải quyết, đưa ra giải pháp ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM NGÂN HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT HIỆN NAY