Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai (Trang 84 - 86)

3.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Đồng Nai

3.4.2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng

Phân tích đối thủ cạnh tranh là q trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho chi nhánh bức tranh về

chiến lược tấn cơng và phịng ngự, qua đó có thể xác định những cơ hội và thách thức.

Định hình rõ đối thủ là q trình thu thập tất cả các nguồn thơng tin phân tích về đối thủ

vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Phát triển một hệthống thông tinđối thủcạnhtranh là một yếutố quan trọng trong hoạch định chiến lược và phân khúc thị trường.

Trong việc tiến hành phân tích đối thủ bí quyết cần thiết để xem xét những hoạt động của đối thủ ởhiện tại, và trong tương lai sẽ có ảnh hưởng lớnđối với chiến lược của Ngân hàng.

Để đánh giá điểm mạnh và yếu kém của đối thủ, cần thiết là phải thu thập dữ liệu thực tế trên từng đối thủ hiện tại hoặc đối thủ tiềm năng một cách có ý nghĩa. Các dữ liệu thu thập nên bao gồm:

- Số lượng và địa phương của các văn phòng, các chi nhánh ngân hàng, phi ngân hàng.

- Số lượng vàđặc điểm của nhân viên trong mỗi chi nhánh.

- Khả năng sinh lợi, tỷ lệ tăng trưởng của từng Ngân hàng hay nhóm Ngân hàng.

- Chi tiết vềdịch vụ sản phẩm, bao gồm giá cả, chất lượng dịchvụ. - Chi tiết về thị phần bởi sự phânkhúc thị trường, theo vùng địa lý. - Chi tiết về quảng cáo và sựkhuyến mãi.

- Chi tiết về phạmvi và lãnh vực hoạt động của Ngân hàng.

- Chi tiết về các khách hàng được phục vụ chính và các hoạt động cơbản.

- Chi tiết về hoạt động và hệ thống các phương tiện, qui mô năng lực, sự sử dụng tài sản, đánh giá hiệu quả, tăng cường vốn . . .

Những nguồn thông tin này sẽ cung cấp cho chi nhánh những chi tiết về đối thủ của chi nhánh, từ đó hiểu được đối thủ mạnh hơn hoặc yếu hơn chi nhánh ở điểm nào,

chẳng hạn như là giá thành, khả năng quản lý, nguồn nhân lực, sản phẩm, thị

trường... Để từ đó chi nhánh có thể điều chỉnh những hạn chế hoặc là phát huy thế mạnh một cách có hiệu quả.

Sức ép cạnh tranh có thể là bất cứ điều gì để lơi kéo khách hàng rời bỏ

Agribank Đồng Nai. Những đối thủ của ngân hàng bao gồm các đối thủ trực tiếp đang tồn tại, các đối thủmới, đối thủtiềm năng.

Tóm lại, với sự am hiểu sâu rộng về mức độ cạnh tranh mà chi nhánh phải đối mặt, từ đó có khả năng tìm ra và khai thác tối đa những cơ hội tăng trưởng cho mình. Hoạt động phân tích các đối thủ cạnh tranh nên được bắt đầu càng sớm càng tốt và cần

được tiếp diễn trong suốt thời gian chi nhánh tiến hành các hoạt động kinh doanh sau

này.

Chi nhánh đã tiến hành phân tích tính cạnh tranh sản phẩm huy động vốn đang triển khai với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên điạ bàn (phụ lục 07

: Bảng phân tích tính cạnh tranh sản phẩm huy động vốn năm 2011 mẫu số: 02/KS) tìm ra ưu, nhược điểm sản phẩm huy động vốn đang áp dụng; đề xuất NHNo & PTNT Việt Namcải tiến cho phù hợp thị hiếu khách hàng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng đã mô tả sản phẩm huy động của các NHTM khác (phụ lục 08: Mô tả sản phẩm huy động vốn của các NHTM khác năm 2011 mẫu số: 05/KS) nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm huy động vốn của chi nhánh, hoặc

làm cho sản phẩm huy động ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)