3.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Đồng Nai
3.4.2.6 Về cơng tác kiểm tốn nội bộ
Tăng cườngcác biện pháp kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh. Đảm bảo theo dõi, nắm bắt thường xuyên diễn biến của tình hình tín dụng tại chi nhánh, đảm bảo vốn ngân hàng sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Cơng tác kiểm tốn nội bộ hoạt động tốt sẽ gián tiếp giúp ngân hàng tănglợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Thế nhưng, hiện tại cơng tác kiểm tốn nội bộ tại mỗi chi nhánh của Agribank
những bất cập của bộ phận kiểm toán nội bộ xuất phát một phần là do cơ chế quản lý và điều hành của Agribank, cụ thể là:
-Dù là bộ phận mang tính chất độc lập nhưng cán bộ kiểm toán nội bộ lạitồn tại chính tại ngân hàng đó và dường như bị chi phối bởi Ban lãnh đạo của chi nhánh
đó, vì vậy những hoạt động của họ khơng cịn mang tính khách quan nữa.
-Nguyên tắc cán bộ kiểm toán nội bộ của n g â n hàng phải là những cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, am hiểu vềqui địnhcủa pháp luậtvà nhữngqui định của
ngân hàng. Thế nhưng trên thực tế bộ phận kiểm toán nội bộ vẫn chưa thật sự đạt
được những yêu cầu đó. Điều này cũng dểhiểu vì vớichế độ quản lý nhân sựhiện tại của Agribank thì làm sao tìm được những con người đáp ứng những điều kiện trên về làm việc và cống hiến. Do vậy, để khắc phục những tồn tại trên, và góp phần hồn thiện cơng tác kiểmtốn nội bộngày càng trở thành trợ thủ đắc lựccho Hội đồng quản
trị, ban lãnh đạo chúng ta cần phải:
-Có những chế độ đãi ngộ khác nhau cho những người làm cơng tác kiểm tốn nội bộ tại chi nhánh nhằm chiêu dụ những cá nhân đủ tiêu chuẩn làm việc và gắn bó lâu dài với Agribank.
-Chuyển bộphận kiểm toán nội bộcủa chi nhánh về một cơ quanđầu não khác
như chuyển về Vănphòng Đại diện của từng khu vực, hoạt động dưới sự giám sát của
Văn phòng Miền.
-Đối vớitừng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng cần xây dựng bằng văn bản qui
địnhcác qui trình cụthể, trong qui trình này khéo léo kếthợp nhữngchốt chặn đểnhân viên kiểmsoát dễdàng kiểmsoát trong quá trình tác nghiệp.
3.4.2.7 Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Với một sân chơi đang ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh như trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu lại càng được chú ý nhiều hơn nữa bởi vì thương hiệu là một yếu tố khá quan trọng không phần không nhỏ vào sự thành công của các ngân hàng. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn nhất lớn nhất trong hoạt động xây dựng và phát triển của các NHTM hiện nay là sự thiếu thông
tin và kiến thức về thương hiệu từ đó khiến cho khơng ít nhà quản trị ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa nhận thức được đầy đủ, đúng mức về vai trò của thương hiệu trong giá trị sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng, cách thức tiến hành xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu một cách có hiệu quả trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Bộ phận marketing của ngân hàng mới thành lập trong thời gian gần đây, chính vì vậy, khơng chỉ bản thân những người làm công tác marketing mà ngay cả các nhân viên ngân hàng chưa được trang bị kiến thức về marketing và thương hiệu một cách đầy đủ, thường xuyên. Việc thiếu kiến thức về thương hiệu khiến cho nhân viên ngân hàng cho rằng hoạt động xây dựng thương hiệu đơn giản chỉ là việc quảng cáo hình ảnh ngân hàng hay sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng mà chưa nhận thức được đó phải là sự tổng hợp các hoạt động từ việc không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; hồn thiện phong cách giao dịch, văn hóa doanh nghiệp … cho đến việc xây dựng cho được một chiến lược thương hiệu lâu dài, phù hợp với ngân hàng, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ với các chiến lược kinh doanh khác củangân hàng.
Vì thế việc xây dựng và phát triển thương hiệu địi hỏi phải có nhận thức đúng về thương hiệu trong tồn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên từ cấp lãnh đạo cao nhất cho tới người lao động trực tiếp. Chính vì vậy, việc làm sao để nâng cao nhận thức về
thương hiệu trong toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên Agribank Đồng Nai là rất quan
trọng và cần thiết. Để làm được điều đó, Agribank Đồng Nai cần phải coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục tới toàn thể cán bộ nhân viên về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thưong hiệu nhằm tạo ra ý thức thường trực của mọi người về hình
ảnh, uy tín doanh nghiệp và cụ thể là toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh từ việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà Agribank Đồng Nai cung
ứng, hoàn thiện phong cách giao dịch; xây dựng và thực hiện phương châm hoạt động, văn hóa doanh nghiệp.
Ngân hàng cần phải nhận thức được đầy đủ, triệt để tầm quan trọng của thương hiệu để từ đó yên tâm tăng cường đầu tư cho thương hiệu, có kế hoạch đầu tư cho cơng
tác này một cách bài bản như có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về các chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho bộ phận marketing để họ có thể xây dựng được một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp với điều kiện của ngân hàng.
Ngân hàng cũng cần có nhiều buổi hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng về thương hiệu, thậm chí họ cịn có thể đóng góp sáng kiến giúp hồn thiện chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank Đồng Nai.
3.4.3 Những giải pháp hỗ trợ từ NHNo & PTNT Việt Nam
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một thương hiệu mạnh đó chính là yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải khơng ngừng cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải ln giữ uy tín trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, khơng vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà cắt bớt công đoạn, qui trình sản xuất. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực mà áp lực trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao ngày càng cao, đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam cần phải không ngừng cải tiến phương thức quản lý, chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thanh toán,...mà một trong những giải pháp đó là áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong quản lý kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai, Hoàn thiện và phát triển đồng bộ công nghệ thông tin cho toàn hệ thống Agribank:
Ngân hàng có trở thành một tập đồn tài chính hàng đầu, hay là một nhà bán lẻ chuyên nghiệp hay không? Chất lượng dịch vụ có được xem là hoàn hảo hay khơng? Điều có sự góp mặt khơng nhỏ của yếu tố công nghệ công tin. Hầu hết các sản phẩm mới mà các Ngân hàng đang hướng đến đều bị chi phối bởi công nghệ thông tin như: sản phẩm home-banking, inter-banking, sản phẩm thẻ, thị trường phái
sinh….vì thế để có thể phát triển sản phẩm mới, chuyển dịch tỷ trọng thu ngoài dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ… Agribank cần phải tiếp tục triển khai một số vấn đề sau:
- Nên áp dụng cách tính lãi, trả lãi 365 ngày như tính lãi tiền vay vì khách hàng gửi tiền lớn thường so sánh với các ngân hàng khác (vì việc tính lãi tròn tháng gây thiệt hại cho khách hàng).
-Tiếp tục hoàn thiện đồng bộhệ thống IPCAS từ thành thị đến nơng thơn để từ
đó có thể triển khai hoàn hảo hệ thống gửi và rút nhiều nơi trong cùng một hệ thống; rà sốt, kiểmtra lạichương trình IPCAS vì sao khi triển khai còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưtình trạng nghẻn đườngtruyền;
- Tiếp tục hồn thiện và nâng cao vai trị quản trị mạng,quản trịhệthống vì một khi các sản phẩm mang tính cơng nghệ cao như home-banking, thẻ tín dụng, thẻ Visa… được ra đời thì tội phạm trên mạng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, chúng có thể gây tổn hại cho bất kỳ hệ thống ngân hàng, khách hàng nào. Những tổn hại này sẽ làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng;
- Cần nghiên cứu và sớm triển khai hệthống thẻChip thay thếcho hệthống thẻ từhiện tại có độbảo mật khơng cao do dễbị sao chép thơng tin và có thểlàm thẻgỉa để thực hiện giao dịch;
- Triển khai hệ thống CONTACT CENTER hỗ trợ giải đáp cho khách hàng
24/24 các sản phẩm dịch vụngân hàng một cách tự động.
3.5 Những giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân
hàng ở Việt Nam hiện nay
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 kèm quyết định: số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 đã xác định định hướng
hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoạt động ngân hàng đến năm 2010. Từ định hướng phát triển trên, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động
cạnh tranh của các TCTD: Luật cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật các TCTD năm 2010. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, những qui định nầy còn
chung chung, chưa phản ánh được những nét đặc thù trong việc điều chỉnh hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, thực tiễn thi hành pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng đã phát sinh những
khó khăn bất cập nhất định, bản thân hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tiêu chí xác định mang tính trừu tượng, khó xác định và cũng khó chứng minh, điều này đặc biệt
nguy hại đối với hoạt động ngân hàng, vì hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, việc xác định thế nào là chuẩn mực đạo đức kinh doanh, các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh cũng rất khó khăn. Là nước
đang trong giai đoạn chuyển đổi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì sẽ rất khó cho việc xác định chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, chúng tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng
như : Thu hút tiền gửi với mức cao hơn tại một số ngân hàng khiến cho tiền gửi chuyển
lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính… thì việc tiếp tục hồn thiện pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng cần được tiến hành khẩn trương, phù hợp với diễn biến của thị trường.
Thứ hai,Tăng cường công tác giám sát hệ thống TCTD
Trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua, vấn đề tăng cường giám sát thị trường tài chính, trong đó có hệ thống ngân hàng nhằm phịng ngừa khơng
để mất khả năng thanh toán, phá sản dẫn đến đổ vỡ hệ thống ngân hàng đã được các nước rất quan tâm, coi trọng. Một trong những công cụ phịng ngừa hiệu quả đó là cơng
tác giám sát khu vực ngân hàng tài chính.
Giám sát ngân hàng được hiểu là việc đảm bảo cho hoạt động của các tổchức tín dụng được an tồn và lành mạnh, bao gồm cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tổ
thanh tra định kỳ, đột xuất và cưỡng chế thực thi các hành động chỉnh sửa kịp thời).
Trong một số trường hợp, thuật ngữ này cũng bao hàm cảcác hoạt động như: thu thập
và xửlý thơng tin tín dụng, đánh giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người sửdụng dịch vụtài chính ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Thời gian tới, NHNN cần hết sức quan tâm và quyết liệt hơn trong việc kiểm sốt tốt, có hiệu quả đối với chất lượng tín dụng của TCTD. Trong thanh tra hoạt động tín dụng cần phát huy vai trị của CIC, tăng cường sự kết hợp công tác của CIC và thanh tra, giám sát TCTD. Khi tiến hành thanh tra tại chỗ về hoạt động, thanh tra NHNN nên chọn mẫu ngẫu nhiên một số hồ sơ cho vay của TCTD để kiểm tra, so sánh mức độ phân loại nợ của chính TCTD được kiểm tra với phân loại nợ của CIC, qua đó đánh giá
phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ hoặc phân loại nợ của TCTD đó có hợp lý,
nghiêm túc hay không. Khi phát hiện những TCTD có năng lực quản trị hoạt động, quản trị rủi ro quá yếu kém, NHNN cần xử lý nghiêm minh, cần sẵn sàng đóng cửa bất cứ TCTD nào đe dọa sự ổn định của hệ thống.
Thứ ba, Chính sách lãi suất phù hợp, đúng đắn, bởi vì lãi suất là một công cụ hết sức
quan trọng được sử dụng trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, là giá cả của quyền sử dụng tiền tệ. Khi ban hành biểu lãi suất Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo mức lãi suất tiền gửi thực dương nhằm đem lại lợi ích không chỉ cho
người gửi và người nhận với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà còn tạo điều kiện thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển đúng định hướng đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xu thế của hội nhập, những biến động của nền kinh tế… những đề xuất nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Agribank Đồng Nai. Chi nhánh cần áp dụng đồng bộcác biện
pháp trên để phát huy thế mạnh vốn có và khắc phục những tồn tại sẽ gặt hái thành
KẾT LUẬN
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, bên cạnh đó trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai thu hút nhiều Ngân hàng
thương mại cổ phần, NHLD, NH nước ngoài và các tổ chức tín dụng cạnh tranh gay
gắt nên đã ảnh hưởng đến thu nhập, thị phần hoạt động của Agribank Đồng Nai. Trên
cơ sở thực hiện mục tiêu và yêu cầu của đề tài, luận văn đã hoàn thành việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Nai cho thấy ngồi
những thế mạnh nội tại cịn bộc lộ những hạn chế, những yếu điểm nhất định. Những yếu điểm này cần được: nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết hợp với thời cơ và thách thức từ phía thị trường đem lại để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Các giải pháp đưa ra trong luận văn này đã có chọn lọc, các giải pháp cụ thể cần phải giải quyết từ chính hoạt động nội tại của chi nhánh và một số kiến nghị với NHNN, ngân hàng cấp trên được quan tâm giải quyết một cách triệt để thì chắc chắn
Agribank Đồng Nai sẽ đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Tuy đã cố gắng để hoàn thành bản luận văn của mình, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, nhưng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của: Thầy, Cơ giáo và các bạn đọc