5. Kết cấu của đề tài
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Như đã trình bày ở Chương 1, đề tài này cĩ 2 bước nghiên cứu: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với Giảng viên hướng dẫn và các cán bộ phụ trách cơng tác tổng hợp, báo cáo, lập kế hoạch tại Eximbank nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thơng qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng cá nhân tại các Chi nhánh, điểm giao dịch tại Eximbank thơng qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra.
2.2.1 Quy trình nghiên cứu
Bảng 2.1. Quy trình nghiên cứu
Bƣớc nghiên Dạng cứu
Phƣơng
pháp K thuật s dụng Thời gian Địa điểm
Số lƣợng ngƣời đƣợc khảo
sát
1 Sơ Bộ Định
tính Thảo luận với các chuyên gia 01/2012 Văn phịng Eximbank 15 người 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 05/2012 Tại các Chi nhánh, điểm giao dịch trực thuộc Eximbank 500 người 2.2.1.1. Nghiên cứu s bộ định tính)
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với các chuyên gia là những cán bộ, chuyên viên làm cơng tác lập kế hoạch tại Eximbank. Cơng đoạn này đã xác định được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo năng lực cạnh tranh của Eximbank. Nội dung thảo luận với các chuyên gia sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh thang đo. Tiếp theo, bảng câu hỏi cũng được hiệu chỉnh, phát hành thử 15 khách hàng nội bộ, ghi nhận các phản hồi, rồi hồn chỉnh lần cuối. Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu định tính này là thang đo, mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.
2.2.1.2. Nghiên cứu chính thức định lượng
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đã được xác định từ nghiên cứu thăm dị. Tồn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Khởi đầu, dữ liệu được mã hĩa và làm sạch, sau đĩ, qua những phân tích chính sau:
Thống kê, mơ tả mẫu nghiên cứu.
Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo: Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đĩ, các biến quan sát cĩ tương quan biến tổng nhỏ (<0,4) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6). Tiếp theo, phương phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến cĩ trọng số thấp (<0,4) sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%.
Từ kết quả kiểm định thang đo trên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, so sánh sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân bằng kiểm định Anova.
2.2.2. ây dựng thang đo lƣờng
Trên cơ sở kết hợp các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đã xây dựng thang đo đo lường về năng lực cạnh tranh, lập thành bảng câu hỏi đưa vào tiến hành khảo sát.
- Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên cơ sở mối liên quan của chúng với nhau trong việc đo lường những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh. Một thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý (1: rất khơng đồng ý; 2: khơng đồng ý; 3: trung lập; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý). Bảng câu hỏi ban đầu được thiết kế gồm: 36 câu hỏi thuộc biến đo lường các yếu tố thực trạng năng lực cạnh tranh của Eximbank, 3 câu hỏi thuộc biến đo lường năng lực cạnh tranh chung, 7 câu hỏi về thơng tin cá nhân của đối tượng được khảo sát.