Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Hệ thống liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa các ngân hàng thành viên tham gia tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng, góp phần gia tăng vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ ANZ Bank (Australia) :
Thời gian gần đây, các ngân hàng trên thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn, chủ yếu là USD. Có ngân hàng cắt giảm lãi suất tiền gửi đồng USD. Nhiều năm qua, ANZ Bank ln nỗ lực ổn định, duy trì và mở rộng thị phần huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ, thế mạnh của ngân hàng trên
thị trường Australia và thế giới. Các ngân hàng đa quốc gia như Citi bank, Chifon Bank,... với quy mơ hoạt động tồn cầu, với sức mạnh về vốn, về công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng đã và đang chứng tỏ sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của ANZ Bank hiện tại và tương lai. Nhận thức được khó khăn và thách thứ trên, ANZ Bank đã đề ra những chiến lược kinh doanh. Trước mắt, ANZ Bank có kế hoạch cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: Đáp ứng nhiều yêu cầu tại một quầy giao dịch, bao gồm đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc; Chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiền hàng tháng hay chuyển vào một tài khoản; Trả lương tự động;... Mở rộng các dịch vụ e-banking của ANZ Bank; Cung cấp số dư về tài khoản cho khách hàng, mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại nhiều nơi, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích luỹ; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với những tiện ích mới,...
1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng TMCP Techcombank tại Việt Nam: Nam:
Techcombank là một mơ hình điển hình tổ chức quản lý theo đối tượng khách hàng. Techcombank đã dựa vào kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển của thị trường và nhu cầu khách hàng, Techcombank phân khúc khách hàng cá nhân thành hai nhóm khách hàng cao cấp và khách hàng cấp trung có mơ hình phục vụ khác nhau. Ngồi ra, Techcombank còn đưa ra các chính sách khách hàng mang lại nhiều kết quả khả quan cho tình hình huy động vốn tại ngân hàng như : chăm sóc khách hàng, Hội nghị khách hàng cũng như việc chăm sóc khách hàng VIP. Cụ thể như:
Ngồi việc cung cấp các SPDV HĐV với các gói sản phẩm, tiện ích gia tăng cho khách hàng, các NHTM đã triển khai hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (Customer relationship management - CRM), Contact Center, hotline 24/7, ..để chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, bộ phận bảo vệ, tiếp tân là những người đầu tiên khách hàng tiếp xúc, các cử chỉ ân cần, hướng dẫn khách hàng …tạo ấn tượng đối với khách hàng. Các bộ phận nghiệp vụ như: bộ phận tiền gửi, kế toán, kinh doanh… tư vấn và thực hiện các dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, xử lý thơng tin phản hồi khách hàng chuyên nghiệp. Tất cả nhân viên, các bộ phận ngân hàng quyết định việc duy trì và phát triển mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
Tổ chức hội nghị khách hàng để gặp gỡ và tri ân với khách hàng, đối tác, những khách hàng thân thiết và tiềm năng qua đó ngân hàng và khách hàng chia sẻ những khó khăn vướng mắc, cùng nhau giải quyết, hợp tác cùng phát triển. Đây là cơ hội để tăng cường thêm mối quan hệ bền chặt và hiệu quả giữa khách hàng và ngân hàng, sự kiện này thường được các NHTM tổ chức long trọng, PR và khuếch trương trên các phương tiện truyền thông.
Thiết kế khu chuyên biệt giao dịch với khách hàng VIP, khách hàng được đón tiếp trang trọng trong một không gian tiện nghi với internet khơng dây, sách báo, tạp chí, café, trà theo sở thích. Ngồi ra, khách hàng VIP ln có một đội ngũ phục vụ riêng với phong cách chuyên nghiệp, chu đáo, phục vụ một cửa, phục vụ tận nơi, nhận bản tin phân tích thị trường bất động sản, chứng khoản hàng ngày…Với VIP banking, khách hàng còn được các chuyên viên tư vấn chia sẻ và giải quyết các nhu cầu tài chính. Tức là, các nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại hối hay dịch vụ tài chính doanh nghiệp cho khách hàng. Nếu khách hàng VIP có khiếu nại, sẽ có người đặc trách xử lý với thời gian nhanh chóng.
Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay không chỉ là chất lượng, thái độ phục vụ mà ở các chính sách hậu mãi. Chương trình khuyến mại để huy động vốn tiền gửi của các NHTM phong phú về hình thức, đa dạng về giải thưởng quà tặng và khá hấp dẫn về cơ cấu và giá trị giải thưởng. Do đó, cùng với các NHTM khác, Techcombank đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, quay số dự thưởng, tặng quà trong huy động vốn tiền gửi khá ấn tượng và thu hút khách hàng, mang nhiều ý nghĩa, gắn với các dấu mốc lịch sử của ngân hàng như kỷ niệm ngày thành lập và những thời khắc sự kiện lịch sử của đất nước với nhiều hình thức như: Thẻ cào trúng thưởng; Quay số trúng thưởng (giống quay xổ số); Quay số điện tử; Thưởng lãi suất; Tích điểm đổi quà; Tặng quà, Lì xì (tặng tiền), Du lịch nước ngồi, Cung cấp gói sản phẩm. Các NHTMCP thường tổ chức nhiều đợt quay thưởng, áp dụng hình thức tặng quà, quay số điện tử hoặc Thẻ cào trúng thưởng.
Các chương trình khuyến mại này áp dụng thống nhất toàn hệ thống, đa dạng với các đối tượng khách hàng: Khách hàng mới mở tài khoản tiền gửi; Khách hàng mới gửi tiết kiệm; Khách hàng có số dư sổ tiết kiệm trung bình lớn hơn mức quy định trong khoảng thời gian khuyến mại; Khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi
trung bình lớn ... với giải thưởng được chia ra nhiều giải nhỏ, tạo nhiều cơ hội trúng thưởng cho khách hàng. Quà tặng dưới hình thức vật chất đều thống nhất gắn tên và logo của ngân hàng, được tổ chức chuyên nghiệp, quảng cáo rầm rộ trên website và các phương tiện thông tin đại chúng, phần trao quà và một số giải thưởng được tổ chức ngay tại quầy giao dịch tạo bầu khơng khí tưng bừng, nhộn nhịp và thu hút khách hàng từ đó quảng bá thương hiệu và hình ảnh ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương I đã trình bày về khái niệm tổng quan về vốn tiền gửi huy động của ngân hàng thương mại, các loại hình tiền gửi, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của một NHTM. Đồng thời, chương đầu tiên đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại để rút ra bài học kinh nghiệm và ứng dụng vào tình hình huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Nơng Nghiệp & PTNT tỉnh Bình Dương sẽ được phân tích ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác huy động loại hình vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nơng Nghiệp & PTNT tỉnh Bình Dương ở chương 3.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG