Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình dương (Trang 63 - 69)

2.3 Đánh giá về công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

2.3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tiền gửi

Điểm mạnh ( Strengths):

- Quy mô: NHNo&PTNT VN là NHTM lớn nhất về vốn tự có (gần 21.000 tỷ); tổng tài sản (trên 386.000 tỷ đồng); mạng lưới chi nhánh (hơn 2.200 chi nhánh và PGD khắp tồn quốc); NHNo&PTNT Bình Dương gồm có mạng lưới gồm 1 chi nhánh hội sở tỉnh Bình Dương, 7 chi nhánh huyện thị và tương đương trực thuộc, 3 Phòng Giao Dịch thuộc các huyện; cơ sở vật chất khang trang; với lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên gần 300 người. Đây là điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của NHNo&PTNT trong hiện tại trên thị trường .

- Thương hiệu NHNo&PTNT: Khẳng định vị thế, uy tín và thương hiệu của một NHTM hàng đầu, NHNo&PTNT có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước; đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn. Hiện tại, NHNo&PTNT VN chiếm thị phần trên 20% về tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng và NHNo&PTNT Bình Dương chiếm hơn 40% về tổng vốn huy động tại Bình Dương. Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bình Dương có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt huy động vốn để phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Cũng vì vai trò đặc biệt quan trọng của mình, NHNo&PTNT ln nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và quan tâm trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Ngân hàng nhà nước từ trung ương đến cơ sở và các tổ chức đoàn thể (Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, …). Cơng tác chuẩn hóa mặt tiền các điểm giao dịch,

máy ATM đang được tiến hành để phù hợp và đồng nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

- Mạng lưới hoạt đợng: Có thế mạnh tuyệt đối về mạng lưới kênh phân phối. Với việc mở ra các chi nhánh tại các khu vực đơ thị, NHNo&PTNT Bình Dương đã thu hút một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi từ khu vực này chuyển về đầu tư tại các khu vực nông thôn. Mạng lưới chi nhánh trải dài và rộng khắp, cho phép NHNo&PTNT cung cấp các sản phẩm tới mọi đối tượng khách hàng, tại mọi vùng, miền kể cả vùng sâu, vùng xa.

- Hạ tầng CNTT hiện đại: Với việc hoàn thành Dự án IPCAS năm 2008, NHNo&PTNT đã xây dựng cho mình một ngân hàng lõi (CoreBanking) hiện đại; kết nối trực tuyến toàn bộ các chi nhánh cho phép NHNo&PTNT đưa ra áp dụng đồng nhất các sản phẩm tiền gửi khác biệt như: Tiết kiệm bậc thang; Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm an sinh, Tiết kiệm học đường và đây là các sản phẩm đặc trưng của NHNo&PTNT, có tính lâu dài và chiến lược. Sự kết hợp của mạng lưới chi nhánh rộng khắp, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và sản phẩm khác biệt tạo cho NHNo&PTNT Bình Dương một ưu thế cạnh tranh. NHNo&PTNT cũng đang phát triển các hệ thống ứng dụng mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, đặc biệt là kênh thanh tốn điện tử. Ngồi ra, ngân hàng sẽ phối hợp với các đối tác chiến lược nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng cơng nghệ cao, tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh đa năng, đa ngành, đa lĩnh vực. Ngoài hoạt động ngân hàng, NHNo&PTNT có các cơng ty độc lập trực thuộc gồm: Tài chính - Bảo hiểm - Ngân hàng.Với thế mạnh này, NHNo&PTNT có thể phát triển các sản phẩm bán chéo nhằm khai thác tối đa các nguồn lực hiện có vềhệ thống mạng lưới, con người, cơng nghệvà cả kinh nghiệm. Vì vậy, bên cạnh nghiệp vụ chính là huy động tiết kiệm và cho vay, NHNo&PTNT có thể làm đại lý bán bảo hiểm; giới thiệu các sản phẩm cho thuê tài chính; hoặc kết hợp thu tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, …

- Nhân lực: Bên cạnh những lợi thế về thương hiệu và công nghệ, một nguồn nội lực quan trọng của NHNo&PTNT Bình Dương cần phải kể đến là nguồn lực con người.

Nhờ làm tốt công tác tuyển dụng cùng với một môi trường làm việc hiện đại và nhiều thế mạnh khác, NHNo&PTNT Bình Dương đã tuyển dụng được một nguồn nhân lực dồi dào, có tinh thần trách nhiệm cao. Cơng tác quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực đã có những bước phát triển tốt, theo đúng định hướng phát triển của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu mở rộng mạng lưới cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính lực lượng này là kênh trực tiếp quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một các hiệu quả và chi phí thấp nhất.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Hệ thống mạng lưới rộng nhưng phân bố chưa thật hợp lý theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tăng tính cạnh tranh lại khơng lãng phí các nguồn lực. Đặc biệt, các Chi nhánh tại Thành phố Thủ Dầu Một (Hội sở, TP. Thủ Dầu Một, Sở Sao) quá gần nhau. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.

- Tính đa dạng sản phẩm: các sản phẩm và dịch vụ nhiều nhưng chưa thật đa dạng và vẫn chưa đáp ứng theo mặt bằng chung của các NHTM.

- Diện mạo cơ sở hạ tầng: NHNo&PTNT vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ tầng. Các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNo&PTNT Bình Dương có kiến trúc và giao diện chưa đẹp mắt, chưa thể hiện phong cách đặc trưng của NHNo&PTNT. Thực ra, cơ sở hạ tầng của ngân hàng rất quan trọng, nếu như ngân hàng có cơ sở vật chất tốt sẽ khiến khách hàng thấy hài lòng, thiện cảm khi đến giao dịch và an tâm hơn. Thêm vào đó, các ứng dụng cơng nghệ chưa được phát triển đầy đủ, do vậy làm hạn chế khả năng quản trị điều hành cũng như cung cấp các sản phẩm, tiện ích tiên tiến. NHNo&PTNT đã hồn thành hệ thống CoreBanking, song một loạt hệ thống ứng dụng chưa được triển khai và cịn chậm điển hình: Hệ thống quản lý thơng tin khách hàng phục vụ chăm sóc khách hàng; Internet Banking còn hạn chế chỉ ở vấn tin giao dịch và thông tin tài khoản; và dịch vụ ATM còn hạn chế. Hệ thống máy chủ chưa đáp yêu cầu phát triển, hệ thống mạng còn ách tắt gây chậm trễ giao dịch, ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín ngân hàng.

ứng với môi trường cạnh tranh và phù hợp với bối cảnh hội nhập. Vì là một NHTM nhà nước, cịn chịu những ảnh hưởng những vấn đề mang tính lịch sử là đa số cán bộ được tuyển dụng và đào tạo thời kỳ bao cấp, nhiều người tuổi đời đã cao nên khả năng tiếp cận công nghệ chậm, không nhạy bén với những thay đổi của ngành. Cuối năm 2012 số cán bộ tuổi từ 40 trở lên chiếm 44% cán bộ tồn chi nhánh NHNo&PTNT Bình Dương.

- Chính sách chăm sóc khách hàng: Một số chi nhánh, Phòng giao dịch còn giữ thái độ phục vụ khách hàng một cách nặng nề như thời bao cấp làm cho khách hàng chưa cảm thấy rằng mình được trân trọng trong khi đây là những nhà cung ứng “đầu vào” cho ngân hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng còn thủ cơng, chưa có tính chất thường xuyên, liên tục chỉ dựa vào số dư tiền gửi cuối năm để tặng quà. Các bộ phận marketing trong ngân hàng chưa thật sự chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu marketing hỗ trợ cho công tác kế hoạch marketing còn đơn giản, chưa đầy đủ thông tin.

- Mơ hình tổ chức hiện tại với việc đồng nhất hệ thống các chi nhánh đô thị cũng như hệ thống mạng lưới nơng thơn đang kìm hãm sự phát triển; chưa tạo sức bật nhằm tối đa hoá tiềm năng và lợi thế của từng loại hình chi nhánh. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của NHNo&PTNT chưa được khai thác triệt để.

Cơ hội (Opportunity)

Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ngày càng hội nhập quốc tế, tiếp cận với các thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Điều này sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các ngân hàng trong nước nói chung và NHNo&PTNT nói riêng trong việc trao đổi, hợp tác quốc tế, giúp cho các tổ chức tín dụng tận dụng các thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia có trình độ phát triển cao. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập và thực hiện cam kết với các định chế tài chính, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.

Kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhưng vẫn có mức tăng trưởng khá trong khu vực. Kinh tế tỉnh Bình Dương vẫn ở mức tăng trưởng khá cao 80- 90% và có nhiều tiềm năng thu hút vốn. Kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân thay đổi, nhu cầu

tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng gia tăng, nhất là tại các khu vực thành phố, thị xã. Tuy nhiên, tại những khu vực nông nghiệp nông thôn như Dầu Tiếng, Phú Giáo, tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng cịn khá thấp; chưa có thói quen sử dụng thường xuyên, rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng. Đây là cơ hội, là thị trường rộng lớn nhưng vẫn chưa được khai thác tối ưu.

NHNo&PTNT có mạng lưới bao phủ khá dày tại các thành phố lớn, cũng như từng huyện xã, vùng sâu vùng xa, nhờ vậy, dân cư và tổ chức có cơ hội tích lũy và phát sinh nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho NHNo&PTNT khai thác những tiềm năng và nguồn lực dồi dào tại các địa bàn này, đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác, đem lại nguồn thu nhập chính cho cả hệ thống NHNo&PTNT.

Hệ thống CNTT, viễn thơng và hệ thống tài chính ngân hàng cải tiến vượt bậc, lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, thói quen chi tiêu của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi, nhất là khu vực thành thị, cán bộ viên chức, khu công nghiệp, trường học. Cùng với yếu tố pháp lý quan trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho thấy khách hàng tham gia giao dịch thanh toán qua ngân hàng tăng lên, vì vậy ngân hàng sẽ thu hút ngày càng nhiều nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Đây cũng là cơ hội gia tăng mở rộng thị phần tại khu vực thành thị, khu công nghiệp và đối tượng công chức.

 Thách thức ( Threat):

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn và thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đặc biệt, từ 01/01/2011, các Ngân hàng Nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng VNĐ các cá nhân Việt Nam mà khơng cịn bị hạn chế điều này đồng nghĩa với các thách thức như: Mọi biến động về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới đều trực tiếp tác động đến Việt Nam và trước hết đến hệ thống tài chính ngân hàng về các khía cạnh tỷ giá, khả năng thanh khoản, thu hút các nguồn vốn nước ngồi, thanh tốn,... Kinh tế thế giới diễn biến bất lợi cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, do đó, gây bất lợi đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế của ngân hàng. Thị phần trong nước của các

NHTM sẽ bị chia sẻ, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, đặt các NHTM trước nguy cơ tụt hậu.

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn mang tính quốc tế. Bên cạnh sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngồi thì áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước rất lớn. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua tìm kiếm khách hàng, thu hút vốn và chiếm lĩnh thị phần. Các ngân hàng hiện nay tương đồng với nhau về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản phẩm dịch vụ,... Ngoài ra, sự cạnh tranh và sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, thị trường bất động sản đối với nguồn tài chính của khách hàng cũng tác động làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng:

 Các đối thủ cạnh tranh là các NHTMCP ngày càng năng động, linh hoạt, nhạy bén và hàng ngày, hàng giờ đang mở rộng và khẳng định thị phần tại các khu vực đô thị.

 Các đối thủ cạnh tranh trực diện là các NHTMNN đang cạnh tranh quyết liệt tại khu vực đô thị, nay đã và đang định hướng mở rộng thị trường nơng thơn thơng qua mở Chi nhánh và Phịng giao dịch.

 Các đối thủ cạnh tranh trực diện tại địa bàn nông thôn là hệ thống các QTD Nhân dân, có quy mơ nhỏ nhưng dày đặc đến tận phường xã, huy động vốn với lãi suất cao.

 Các sản phẩm thay thế dịch vụ ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những “đối trọng nặng ký” đối với các NHTM, điển hình là Tiết kiệm Bưu điện của Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng; các sản phẩm bảo hiểm; sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, … Do vậy, một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi thay vì được gửi vào ngân hàng như trước đây nay được đầu tư dưới nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau.

 Các NHTMCP hoặc NHTM liên doanh với nước ngoài đã đặc biệt quan tâm và đầu tư rất lớn cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện tại cũng như

nghiên cứu, giới thiệu và tung ra thị trường các sản phẩm ngày càng tiện ích hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

 Với chính sách tiền tệ, cơ chế điều hành lãi suất, tỷgiá của NHNN đã tạo ra thách thức đối với các NHTMNN. Việc các NHTM cổ phần vượt rào, lách luật để thu hút khách hàng tiền gửi bằng cách tặng cho họ những quyền lợi vật chất - kể cả bằng tiền - xem như khuyến mãi nhưng thực chất là nâng lãi suất huy động vượt trần.

2.3.4. Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh Bình Dương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình dương (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)