2.2 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ch
2.2.2.3 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:
Đồ thị 2.4a dưới đây cho thấy trong tổng vốn tiền gửi mà NHNo&PTNT Bình Dương huy động được chiếm tỷ trọng lớn là lượng tiền gửi có kỳ hạn, và tốc độ tăng của các khoản tiền gửi có kỳ hạn này nhiều hơn so với tốc độ tăng của các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn. Qua đó có thể đánh giá tiềm lực vốn huy động của NHNo&PTNT Bình Dương là ổn định và phù hợp khi ngân hàng có tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn cao hơn nên đảm bảo được nhân tố đầu vào của mình tốt hơn.
Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn 2.4 và đồ thị 2.4b, ta có thể thấy tiền gửi ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng) qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền gửi huy động. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài (trên 12 tháng) mà muốn linh động trong việc sử dụng khoản tiền gửi của mình khi có nhu cầu rút vốn nhưng lại vừa muốn hưởng một khoản lãi nhất định từ khoản tiền nhàn rỗi của mình khi gửi vào ngân hàng. Một nguyên nhân khác là sự lo ngại gửi tiền dài hạn vì khó có thể dự đốn trước sự biến động của lãi suất. Hơn nữa, phía ngân hàng lại khơng có những chính sách thích hợp để thu hút khách
Đồ thị 2.4b. Quy mô vốn tiền gửi huy động từ 2008-30.6.2013 tại NHNo&PTNT Bình Dương (phân theo kỳ hạn)
hàng gửi tiền với kỳ hạn dài.
Tỷ trọng vốn tiền gửi trung và dài hạn qua các năm từ 2008 đến 2011 tăng đều nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn tiền gửi huy động ngắn hạn. Với cơ cấu này khi xét trong ngắn hạn có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất nhưng lại có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong dài hạn bởi tính kém ổn định hơn của vốn tiền gửi ngắn hạn so với vốn tiền gửi trung và dài hạn.
Tuy nhiên, sang năm 2012, quy mô vốn tiền gửi trung và dài hạn vẫn duy trì sự gia tăng ổn định trong khi đó vốn tiền gửi ngắn hạn lại có sự sụt giảm nhẹ. Với quy mơ từng loại tiền gửi với kỳ hạn như trên đã làm thay đổi cơ cấu tiền gửi tại NHNo&PTNT Bình Duơng khi tỷ trọng tiền gửi trung- dài hạn trong năm 2012 xấp xỉ tỷ trọng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong năm này và tỷ trọng này có chiều hướng thay đổi đến năm 2013.
Tiếp diễn xu hướng tăng trưởng như năm 2012, chỉ trong vòng 6 tháng, cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi hoàn toàn từ cơ cấu tiền gửi chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn sang loại tiền gửi trung-dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu trong năm 2012, trước chính sách thắt chặt lãi suất huy động ngắn hạn từ NHNN khi nền kinh tế đang đi vào ổn định, NHNo&PTNT Bình Dương bắt đầu triển khai rộng rãi hình thức tiền gửi tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi tháng và tiết kiệm bậc thang. Với hình thức tiết kiệm lãnh lãi hàng tháng, mặc dù kỳ hạn trên lý thuyết là 12 tháng trở lên, nhưng thực tế định kỳ đáo hạn của tiền gửi có thể là 1 tháng, lãi suất có phần cao hơn tiền gửi tiết kiệm thông thường kỳ hạn tương ứng. Khi đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên nhưng áp dụng kỳ lãnh lãi hàng tháng vẫn sẽ đảm bảo sự ổn định trước xu hướng giảm lãi suất huy động từ NHNN trong thời gian sắp tới. Với hình thức tiết kiệm bậc thang, khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 12 tháng nhưng trong thời gian gửi có thể rút gốc trước hạn và có thể rút từng phần trong số tiền đã gửi. Số tiền này sẽ được tính lãi theo mức lãi qui định đối với từng bậc thời gian duy trì tiền gửi, số tiền cịn lại vẫn tính lãi theo thời gian thực gửi cho đến khi khách hàng rút. Ưu điểm của sản phẩm tiết kiệm này là khi khách hàng rút tiền trong thời gian từ đúng 1 tháng trở lên thì tiền lãi sẽ được
tính theo lãi suất có kỳ hạn trên số tiền và số ngày thực gửi tại ngân hàng. Như vậy, tiền gửi loại này vẫn có kỳ hạn thống kê là trung hạn trong khi kỳ hạn thực tế là ngắn hạn. Chính vì những ưu điểm và lợi ích có được từ loại hình tiền gửi này nên khách hàng tham gia rất đơng. Nhờ vậy, NHNo&PTNT Bình Dương có thể có lợi về mặt chi phí huy động vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trung hạn thấp hơn so với tiền gửi ngắn hạn và việc duy trì loại hình tiền gửi này thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì tính linh hoạt của nó.
NHNo&PTNT Bình Dương đã đề ra kế hoạch cho năm 2013 là 13.889 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2012. Việc đề ra kế hoạch huy động vốn như vậy rất hợp lý, căn cứ tốc độ tăng trưởng qua các năm từ 2008 đến 2011, ngay cả những giai đoạn khó khăn nhất, cũng đều lớn hơn 20%. Tuy nhiên, do tác động của tình hình khó khăn đó lại ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn trong năm 2012 có phần kém hơn so với các năm trước. Bên cạnh đó, với các chính sách thắt chặt lãi suất huy động nội tệ lẫn ngoại tệ cùng với các phương thức cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác hiện nay, mức tăng trưởng như những năm trước là mục tiêu khó đạt được. Nếu như các năm trước mức lãi suất huy động VNĐ hơn 10%/năm, USD 2-6%/năm cùng với việc NHNN cho các NHTM thoả thuận lãi suất với khách hàng thì từ cuối năm 2012 đến năm 2013 với mức lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn bị khống chế trần chỉ 7-8%/năm và lãi suất huy động USD là 1-1.5%/năm thì khả năng huy động tiền gửi so với những năm trước là rất khó.
BẢNG 2.4: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN TẠI NHNO&PTNT BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008-30.6.2013.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 30.6. 2013 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tăng
trưởng Tđộ ốc trưởng Tăng Tđộ ốc trưởng Tăng Tđộ ốc trưởng Tăng Tđộ ốc
TG không kỳ hạn 908 1,232 1,135 883 1,426 1,231 323 36% -97 -8% -252 -22% 543 61% TG có kỳ hạn 4,829 5,684 7,730 10,415 11,430 11,496 855 18% 2,046 36% 2,685 35% 1,015 10% Trong đó:TGCKH Ngắn hạn (Dưới 12 tháng) 2,999 3,368 4,361 5,930 5,807 4,795 370 12% 992 29% 1,570 36% -124 -2% Trung-Dài hạn (Từ 12 tháng trở lên) 1,829 2,315 3,369 4,485 5,623 6,701 831 64% 1,229 57% 1,116 33% 1,140 25%
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của NHNo&PTNT Bình Dương
BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHNO&PTNT BÌNH DƯƠNG ĐẾN 30/06/2013.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của NHNo&PTNT Bình Dương
TỔNG VỐN TG HUY ĐỘNG (cả ngoại tệ quy VND) Thực hiện năm 2012 KH năm 2013 Thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 Thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 so với thực hiện năm 2012 Thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 so với kế hoạch năm 2013 Giá trị trưởng Tăng
Tính đến 30/06/2013, tổng vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư của NHNo&PTNT đạt 12.727 tỷ đồng, đạt 99% so với cuối năm 2012 và đạt 91,6% so với kế hoạch đề ra cho cuối năm 2013. Như vậy, việc NHNo&PTNT hoàn thành kế hoạch đề ra là hồn tồn khả thi, thậm chí cịn có thể vượt xa kế hoạch.
Nhìn chung qua các năm từ 2008 đến 30.6.2013, tổng vốn huy động từ tiền gửi tại NHNo&PTNT Bình Dương có sự tăng trưởng ổn định có chiều hướng tăng trưởng khá cho đến cuối năm 2013. Xét về cơ cấu vốn tiền gửi huy động được trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy vốn tiền gửi huy động chủ yếu tại NHNo&PTNT Bình Dương là tiền gửi nội tệ (VNĐ) với qui mô tăng dần qua các năm; trong đó, đối tượng khách hàng mà Ngân hàng huy động tập trung vào tầng lớp dân cư cá nhân với tỷ trọng vốn tiền gửi của đối tượng này qua các năm luôn chiếm hơn 80% trong tổng vốn tiền gửi huy động được. Đây được xem là nguồn lực mang lại qui mô vốn tiền gửi dồi dào trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các khoản tiền gửi này đều là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, và trong giai đoạn 2008-2012, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi trung- dài hạn. Đến năm 2013, cụ thể là đến hết tháng 6 năm 2013 thì cơ cấu tiền gửi huy động được có sự thay đổi trong kỳ hạn, khi mà vốn tiền gửi trung-dài hạn tăng vượt khỏi qui mô của vốn tiền gửi ngắn hạn. Điều này cho thấy tác động tích cực trong chính sách lãi suất của ngành ngân hàng trong thời gian qua, tuy nhiên, điều này cũng kèm theo việc NHNo&PTNT cần có các chiến lược sử dụng vốn huy động có hiệu quả hơn khi chi phí kèm theo khi cơ cấu vốn tiền gửi này thay đổi một cách phù hợp
So sánh vốn huy động từ tiền gửi của NHNo&PTNT Bình Dương so với các Ngân hàng khác trên dịa bàn:
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương tính đến tháng 6 năm 2013 hiện có hơn 50 Ngân hàng thương mại đang hoạt động, 10 Quỹ tín dụng và 2 TCTD khác. Để có cái nhìn khách quan hơn về cơng tác huy động vốn của NHNo&PTNT và để đánh giá quy mô huy động vốn một cách hợp lý, cần có sự so sánh giữa vốn tiền gửi huy động tại NHNo&PTNT Bình Dương với các ngân hàng khác nhất là so với các NHTMCP Nhà
nước có quy mơ tương đồng với NHNo&PTNT như các ngân hàng: VCB, Vietinbank, BIDV về tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được trên cùng địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong thời gian qua, năm 2012 với tình hình diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ cùng sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng gay gắt, số lượng các chi nhánh của những NHTM khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng tăng lên. Đến 30.06.2013, với hơn 50 Ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn cùng với các tổ chức tín dụng khác tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với NHNo&PTNT Bình Dương, khi đó thị phần vốn huy động và sử dụng vốn bị chia nhỏ. Cụ thể là sự sụt giảm thị phần của quy mô vốn huy động trên địa bàn.
Nếu như trước đây, NHNo&PTNT Bình Dương là một trong những ngân hàng có quy mơ và thu hút nguồn tiền gửi cao hơn hẳn các ngân hàng khác vì tâm lý ưa chuộng giao dịch ở ngân hàng thương mại nhà nước thì sau năm 2011, khi lãi suất chênh lệch khá lớn giữa NHNo&PTNT và các NHTMCP khác cùng với chính sách khuyến khích huy động của những Ngân hàng này đa dạng và linh hoạt hơn thì thị phần vốn tiền gửi huy động của NHNo&PTNT Bình Dương đã giảm dần từ 18% năm 2010 xuống 17% năm 2011 và tính hết 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này chỉ chiếm 16% so với tổng vốn tiền gửi huy động được trên địa bàn (đồ thị 2.5). Trong khi đó, tỷ lệ tổng vốn huy động của các NHTMCP Nhà nước khác mỗi năm tăng thêm 1% hoặc vẫn duy trì như các năm trước cho thấy rằng thị phần vốn tiền gửi NHNo&PTNT Bình Dương mất đi đang dần được chuyển dịch sang các NHTMCP khác hoặc sang hướng đầu tư kinh doanh khác.
Mặc dù tổng vốn tiền gửi huy động của chi nhánh có sự giảm nhẹ trong các năm nhưng nhìn chung thì thị phần vốn huy động của NHNo&PTNT Bình Dương vẫn ở mức cao hơn các NHTMCP khác có cùng quy mơ và tính chất hoạt động.
Đồ thị 2.5 Thị phần tổng vốn tiền gửi huy động tại các NHTM trong tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2011 đến 30.6.2013 (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Bên cạnh vốn huy động từ tiền gửi, bản thân các ngân hàng còn huy động một lượng vốn lớn từ các nguồn khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác,…ví dụ như, khách hàng của VCB và BIDV gồm rất nhiều các công ty lớn, các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước với tài khoản tiền gửi có số dư lớn, mặc dù các loại hình tiền gửi mà các đơn vị này mở là tiền gửi ngắn hạn và thường xuyên biến động nhưng lại khá ổn định nếu xét về dài hạn bởi các khoản vốn này được điều chuyển một cách tuần hồn. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi chỉ được tính trên số dư tiền gửi cuối kỳ nên không thể hiện được tiềm lực về huy động vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế của VCB hay BIDV. Tuy nhiên, xét theo cơ cấu vốn huy động của từng ngân hàng tại đồ thị
2.6 cho thâý NHNo&PTNT Bình Dương vẫn là NHTM duy trì lượng tiền gửi tiết kiệm từ tầng lớp dân cư cá nhân nhiều nhất với tỷ lệ 30% trong tổng tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong khi đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại thấp hơn các NHTMCP khác có cùng qui mơ trên địa bàn.
Nhìn chung, vốn huy động được tại NHNo&PTNT Bình Dương vẫn duy trì với tỷ lệ bằng hoặc cao hơn các NHTMCP Nhà nước khác, cho thấy nguồn vốn mà NHNo&PTNT Bình Dương huy động được vẫn mang tính ổn định.
BẢNG 2.6: SO SÁNH QUY MÔ VỐN TIỀN GỬI HUY ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT BÌNH DƯƠNG VỚI MỘT SỐ NHTMCP KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2011- 30.6.2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
NHNO&PTNT BD VCB BD VIETINBANK BD BIDV BD TỔNG ĐIẠ BÀN
2011 2012 30.6.2013 2011 2012 30.6.2013 2011 2012 30.6.2013 2011 2012 30.6.2013 2011 2012 30.6.2013
Tổng Vốn HĐ 11,298 12,856 12,727 5,558 7,516 7,926 1,769 1,818 2,831 5,143 8,343 8,324 60,249 76,952 80,680
Trong đó:
Tiền gửi các TCKT 833 1,142 897 3,244 4,470 4,580 723 537 1,477 2,709 5,057 4,244 22,684 29,838 30,299
Tiền gửi tiết kiệm 10,281 11,255 11,332 2,315 3,046 3,346 1,036 1,050 1,088 2,433 2,761 3,764 35,799 44,494 48,863