Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình dương (Trang 69 - 72)

2.3 Đánh giá về công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

2.3.4 Khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng

Để có sự đánh giá khách quan về hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Dương, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến một số khách hàng, nhân viên tại NHNo&PTNT Bình Dương trên cơ sở sử dụng kỹ thuật chọn mẫu để lựa chọn một bộ phận đại diện thích hợp cho việc đánh giá kết quả của tập thể đang nghiên cứu. Cụ thể:

Mẫu chọn khoảng 100 khách hàng đang giao dịch với NHNo&PTNT; 100 khách hàng bất kỳ; 20 cán bộ ngân hàng. Mẫu nghiên cứu và nội dung của bảng câu hỏi gồm 3 dạng:

+ Mẫu câu hỏi dành cho khách hàng hiện hữu của NHNo&PTNT (Phụ lục 2). + Mẫu câu hỏi dành cho khách hàng bất kỳ trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Phụ lục 3)

+ Mẫu câu hỏi dành cho nhân viên ngân hàng tại NHNo&PTNT Bình Dương (Ph lục 4)

Thời gian thực hiện khảo sát khoảng 1 tháng (từ 1/7/2013 đến 31/7/2013), tại chi nhánh NHNo&PTNT Bình Dương và các chi nhánh trực thuộc. Qua kết quả khảo sát được (phụ lục 2.1, 3.1, 4.1) trên các đối tượng khách hàng và nhân viên ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Dương và những chi nhánh trực thuộc cho thấy:

Đa phần khách hàng cho rằng những tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi của NHNo&PTNT khá nhiều, tuy nhiên phần lớn vẫn chưa mang tính thiết thực. Nếu những tiện ích đưa ra nhiều về số lượng nhưng khơng mang tính phù hợp và thiết thực với

khách hàng gửi tiền thì chỉ gây tốn kém chi phí một cách vơ ích mà không đem lại hiệu quả thật sự đối với công tác huy động vốn tiền gửi của ngân hàng.

Thêm vào đó là các chính sách khách hàng, hậu mãi, khuyến mãi cho khách hàng cũng quyết định hơn 70% tâm lý gửi tiền tại NHNo&PTNT Bình Dương, việc tặng quà hoặc gọi điện thoại thăm hỏi khách hàng cũng là một hình thức động viên, duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng hiện hữu của ngân hàng. Có thể căn cứ vào những thông tin, nhu cầu của khách hàng đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng và cũng là cách thức nâng cao nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Qua kết quả khảo sát bằng cách phỏng vấn phòng tổ chức lao động hành chính tại Agribank Bình Dương cho thấy tỷ lệ lao động tại NHNo&PTNT Bình Dương có độ tuổi từ 35-40 tuổi chiếm tỷ lệ đa số (39%), tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam. Trình độ lao động chủ yếu là đại học cao đẳng. Mặc dù với thâm niên trong nghề lâu năm nên có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn cịn nặng hình thức bao cấp nên thái độ và cách thức phục vụ chưa được chuyên nghiệp như nhân viên tại các NHTMCP khác. Trong khi đó, thái độ giao dịch lại quyết định đến 97% tâm lý giao dịch của khách hàng mới cũng như khách hàng hiện hữu. Do đó, đây là yếu tố cần được các nhân viên NHNo&PTNT Bình Dương học hỏi và nâng cao hơn nữa nhằm đáp ứng tính chuyên nghiệp cho mình cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTMCP khác.

Hơn nữa, trước tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư có xu hướng chuyển hướng sang các kênh đầu tư sinh lời khác tốt hơn gửi tiền tại ngân hàng như : đầu tư vàng, ngoại tệ, đầu tư chứng khốn … Trước tình hình khó khăn về tâm lý khách hàng như vậy đòi hỏi kỹ năng thuyết phục, giao tiếp, thái độ chăm sóc khách hàng tốt chính là cách thức tốt nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa nguồn tiền gửi của khách hàng.

Cuối cùng, một chính sách huy động vốn hiệu quả ngồi cách thức giao dịch của nhân viên mà còn đòi hỏi một cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng tối đa và nhanh chóng nhu cầu thanh tốn của khách hàng. Và tất cả cách thức tiếp cận khách hàng đều đòi hỏi sự hợp tác, phát triển của toàn thể nhân viên, ban lãnh đạo ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trên tại NHNo&PTNT Bình Dương cho ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT là khá hiệu quả. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, NHNo&PTNT Bình Dương vẫn cịn nhiều vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết như: chiến lược huy động vốn tiền gửi, mức độ đa dạng và tính hiệu quả của sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ của nhân viên, mức độ mở rộng mạng lưới và cơ sở vật chất hạ tầng, tính thống nhất của hệ thống, cách sắp xếp và bố trí cơng việc các phịng ban,…Vì vậy, NHNo&PTNT Bình Dương cần có các giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn để khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác huy động vốn từ tiền gửi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát huy vị thế của NHNo&PTNT trên thị trường trong nước và quốc tế.

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.

3.1 Định hướng chiến lược huy động vốn tổng thể đến năm 2015 của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình dương (Trang 69 - 72)