2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ
2.2.3. Thực trạng về phát triển số lượng khách hàng TTQT tại Eximbank
để cho các DN Xuất khẩu vay và được đảm bảo bằng nguồn USD của DN Xuất khẩu để trả nợ cho nên rất an toàn đối với Ngân hàng và tăng khả năng thu hút khách hàng để tăng trưởng dư nợ trong thời điểm nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng đang rất khó khăn.
Điều đáng tiếc là các sản phẩm tín dụng của Eximbank lại có thời hạn tồn tại ngắn, thông thường là 6 tháng, hoặc bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng quá ít so với nhu cầu thị trường dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các DN có nhu cầu là khơng thể như về mặt vòng quay vốn 1 số DN vượt 6 tháng, khả năng tiếp cận thông tin sản phẩm của Eximbank, về mặt Marketing của Ngân hàng, chính sách giải quyết hồ sơ vay vốn của Ngân hàng còn chậm chạp …
Bên cạnh đó các sản phẩm tín dụng tài trợ Xuất Nhập Khẩu của Eximbank còn chưa rõ ràng như DN phải chịu rủi ro về tỷ giá hoặc có bảo hiểm tỷ giá cho DN hoặc phải ký Hợp đồng Forwad với Ngân hàng … làm cho các DN rất khó hiểu, e dè hoặc chưa nắm/hiểu rõ các sản phẩm tài trợ này nên cũng hạn chế phần nào các DN sử dụng các sản phẩm của Eximbank.
Hậu quả là Các chương trình tài trợ của Eximbank hầu như chỉ được sử dụng bởi các DN hiện đang có quan hệ tín dụng tại Eximbank, lượng khách hàng mới thu hút được từ các sản phẩm này hầu như khơng đáng kể. Ngồi ra, Eximbank là Ngân hàng tiên phong trong việc linh hoạt đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp nhưng lợi thế này không được phát huy hết sức mạnh của nó nên dần dần các Ngân hàng khác cũng đã triển khai các sản phẩm tương tự như Eximbank dẫn đến việc mất dần lợi thế.
2.2.3. Thực trạng về phát triển số lượng khách hàng TTQT tại Eximbank. Eximbank.
Như đã phân tích ở trên, với việc chiếc bánh thị phần về dịch vụ TTQT ngày càng được chia nhỏ cho các NH trong khi số lượng khách hàng chỉ biến động nhẹ do kinh tế khó khăn cho thấy có một áp lực không hề nhỏ cho Eximbank trong việc
níu kéo các khách hàng của mình. Điều này có thể thấy dựa trên doanh số TTQT trong các năm 2009 - 2012 (Bảng 2.1) khi doanh số TTQT không tăng hoặc tăng giảm nhẹ trong các năm phân tích.
Thực tế trong thời gian vừa qua Eximbank vẫn chưa có chính sách hướng đến khách hàng, phân loại từng khách hàng và có những ưu đãi cụ thể cho từng loại khách hàng ở mảng dịch vụ TTQT. Chỉ có phân biệt khách hàng kim cương, vàng, bạc nhưng chủ yếu chỉ là giảm phí liên quan đến dịch vụ TTQT, chưa có những chính sách hỗ trợ đặc biệt nào khác trong khi đó các ngân hàng khác lại có những ưu đãi đặc biệt hơn về dịch vụ hỗ trợ và lãi suất, vì thế một số lượng khách hàng đã chuyển qua sử dụng dịch vụ TTQT tại các NH khác.