3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank trên địa
3.2.1. Giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngoài và hệ thống
thống kênh phân phối.
3.2.1.1. Hệ thống ngân hàng đại lý:
Hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý trên thế giới rất quan trọng trong hoạt động TTQT tại ngân hàng. Bởi vì việc phát hành L/C (chỉnh sửa L/C nếu có) phải thực hiện thơng qua mạng Swift theo một định dạng chuẩn của Swift và yêu cầu ngân hàng nhận điện phải là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C. Do đó, nếu ngân hàng người thụ hưởng khơng có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C thì L/C (chỉnh sửa L/C nếu có) sẽ được thơng báo thơng qua một ngân hàng trung gian có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C.
Cho nên việc mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới sẽ giúp cho việc thông báo L/C nhập khẩu do Eximbank phát hành đến người thụ hưởng L/C (nhà xuất khẩu) ở nước ngoài nhanh hơn và ngược lại người thụ hưởng L/C (nhà xuất khẩu) tại Việt Nam nhận được L/C xuất khẩu từ nước ngoài nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Vì vậy, trong thời gian tới Eximbank nên thực hiện các giải pháp như sau: - Tiếp tục cũng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng đại lý hiện hữu.
- Luôn chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng ở nước ngoài nhằm mở rộng hệ thống các ngân hàng đại lý phục vụ cho dịch vụ TTQT bằng cách khi một chi nhánh phát sinh giao dịch thường xuyên với một NH chưa có quan hệ đại lý, chi nhánh sẽ yêu cầu phòng quan hệ quốc tế hội sở thiết lập quan hệ đại lý với NH đó. Sau khi phịng quan hệ quốc tế hội sở kiểm tra mức độ tin cậy của NH đó. Ngoài ra, Eximbank cần tập trung phát triển ngân hàng đại lý tại các nước có thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Eximbank.
- Thường xuyên đánh giá mức độ uy tín của ngân hàng mở L/C ở nước ngồi cũng như tình hình kinh tế và chính trị của nơi mà ngân hàng mở L/C tọa lạc để đưa
ra quyết định nâng hay giảm hạn mức chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu của khách hàng.
Ngoài ra, việc tăng đơn thuần về số lượng ngân hàng đại lý là chưa đủ, Eximbank cần đặt quan hệ đại lý với các NH lớn, có uy tín; phải tạo được mối quan hệ thân thiết, tin cậy, hợp tác làm ăn lâu dài giữa các bên, góp phần củng cố, thắt chặt mối quan hệ với các NH đại lý, giảm thiểu rủi ro bắt nguồn từ các NH đại lý. Như vậy, Eximbank cần phải xây dựng một chính sách phù hợp nhằm mở rộng và tăng cường hợp tác, thiết lập mối quan hệ tốt với các NH đại lý trên toàn thế giới.
3.2.1.2. Hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối trong nước:
Eximbank là một trong số những ngân hàng có hệ thống mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch và điểm giao dịch khá lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khơng phải tất cả các cơ sở này đều cung cấp dịch vụ TTQT nên nó gây nên sự lãng phí chi phí và mất cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng giao dịch TTQT tại khu vực đó.
Một số giải pháp cụ thể như:
- Phát triển các đại lý thu đổi ngoại tệ nhằm tăng nguồn ngoại tệ cho NH để có nguồn ngoại tệ dồi dào phục vụ cho nhu cầu TTQT.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc thành lập thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch mới ở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nơi có các khu công nghiệp tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp FDI.
- Có thể liên kết với bưu điện (như NH bưu điện Liên Việt) để có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ TTQT ở các khu vực mà Eximbank chưa có chi nhánh nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng .
Đồng thời, Eximbank cần phải tích cực bổ sung trang thiết bị, nhân sự và các máy móc hiện đại tạo điều kiện cho các chi nhánh chưa được hỗ trợ có cơ hội cung cấp dịch vụ TTQT đến khách hàng. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp Eximbank tránh được sự lãng phí cơ hội và tăng thêm nguồn thu cho Eximbank từ phần phí TTQT.
Hệ thống kênh phân phối ở nước ngoài:
Hiện tại các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh mạnh đối với Eximbank về dịch vụ TTQT bao gồm các ngân hàng lớn như ACB, Vietcombank và Sacombank. Những ngân hàng này đều có hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện và ngân hàng đại lý ở nước ngoài rất rộng (tác giả đã phân tích ở bảng 2.10). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của dịch vụ TTQT của Eximbank.
Mặt khác, nếu thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các ngân hàng đại lý sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn khách hàng tại khu vực, tăng khả năng tìm kiếm bạn hàng. Qua đó, giúp ngân hàng có thêm những mối quan hệ và các khách hàng tiềm năng.
Trên đây là các kênh phân phối truyền thống mà Eximbank có thế áp dụng. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển không ngừng của công nghệ thông tin. Hiện nay các ngân hàng có có thể mở rộng kênh phân phối của mình qua Internet và điện thoại. Giúp khách hàng giao dịch mà cần đến trực tiếp, điều này càng có ý nghĩa khi khách hàng khơng thể đến giao dịch thường xuyên và các khách hàng ở xa.
Ngân hàng phân phối qua Điện thoại:
Với cách thức này, cả ngân hàng và khách hàng đều có thể tiết kiệm được thời gian giao dịch, cải thiện năng suất làm việc và mang lại giá trị cao hơn. Cụ thể, khách hàng thực hiện giao dịch mở L/C có thể fax hoặc email hồ sơ tới kênh phân phối theo số fax hoặc địa chỉ email đã đăng ký trước trong hợp đồng giao dịch qua đó đồng thời xác nhận giao dịch với nhân viên phục vụ khách hàng tại kênh phân phối qua điện thoại bằng mật khẩu đã được quy định trước đối với từng khách hàng và cuộc hội thoại sẽ được ghi âm.
Cách thức này rất dễ để giao dịch, tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế các thủ tục phức tạp. Tuy nhiên khách hàng cam kết phải bổ sung lại các bản gốc của các chứng từ đã được fax (hoặc email) trong thời hạn quy định trong Hợp đồng giao dịch qua fax.
Kênh phân phối này được thực hiện qua máy tính cá nhân và chỉ cần máy tính có kết nối Internet, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất cứ đâu mà không cần phải đến ngân hàng và cũng không cần phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng từ mọi nơi trên thế giới. Với dịch vụ này sẽ giúp cho khách hàng nhiều tiện ích như:
- Khách hàng có thể tiến hành thủ tục mở L/C thông qua Internet mà không cần đến giao dịch trực tiếp tại quầy của ngân hàng và phải đảm bảo bổ sung bản gốc của chứng từ được scan qua Internet cho kênh phân phối đúng quy định của Eximbank.
- Khách hàng có thể nhận bản sao của L/C đã được Eximbank phát hành ra ngân hàng nước ngồi mà khơng cần đến tận ngân hàng nhận bản gốc L/C. Điều này thuận tiện cho doanh nghiệp nhập khẩu gởi email nhanh chóng cho người xuất khẩu ở nước ngoài để họ chuẩn bị giao hàng và lập bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng nước ngoài.