Giải pháp về phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 82 - 83)

3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank trên địa

3.2.2. Giải pháp về phát triển công nghệ

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tài chính, u cầu địi hỏi của người sử dụng ngày càng cao và nhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào NH là điều không thể thiếu. Một NH hiện đại đồng nghĩa với công nghệ thanh toán phải hiện đại nhằm cung cấp dịch vụ thanh tốn nhanh – chính xác – an tồn nhất cho người sử dụng.

Trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, NH mới có thể đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ, mở thêm các dịch vụ để cạnh tranh với các cộng đồng NH quốc tế và thu hút khách hàng giao dịch trên hệ thống.

Cơng nghệ thanh tốn u cầu phải đảm bảo: tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn và chuyển tiền, tập trung hiệu quả vốn kinh doanh, kiểm soát từ xa các nghiệp vụ thị trường liên Ngân hàng, quản lý thơng tin, phịng ngừa rủi ro, … Nhờ đó, Ngân hàng có thể đưa vào thị trường những nghiệp vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp các dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng cơng nghệ cao nhằm đem lại tiện ích cho người sử dụng. Hiện nay, Eximbank đã và đang ứng

dụng hệ thống NH lõi, đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH hiện đại thông qua sự hợp tác với tập đoàn Sumitomo Corporation của Nhật bằng việc xử lý tự động và quản lý tập trung đã giúp Eximbank ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ngoài ra, NH cần sử dụng hiệu quả mạng thanh toán SWIFT. Việc NH tham gia mạng SWIFT không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ nhu cầu phát triển dịch vụ TTQT mà còn nhằm chuẩn bị các điều kiện tham gia thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán quốc tế. Do đó, NH cần phải cần phải giải quyết tốt vấn đề luân chuyển chứng từ ‘đi - đến’ trong nội bộ NH bằng cách phát triển các nghiệp cụ NH quốc tế, tự động hóa các giao dịch trong nước, chuẩn hóa nghiệp vụ.

Mặc dù ngân hàng đã trang bị rất nhiều các thiết bị và máy móc hiện đại nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại khá nhiều các công việc buộc phải làm bằng tay.

- Khi muốn kiểm tra các chứng từ hàng nhập hay hàng xuất theo L/C thì buộc phải in ra giấy rồi kiểm tra, ngân hàng chưa thể trang bị các thiết bị kiểm tra tự động.

- Lưu hồ sơ tại Trung tâm sau khi hoàn tất báo cáo vào tài khoản của khách hàng. Điều này xảy ra một bất cập là một bộ hồ sơ được lưu đến 2 lần (vừa tại Trung tâm TTQT vừa tại kênh phân phối).

Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ TTQT một khi nhân viên sai sót và gây mất thời gian. Vì vậy địi hỏi Ban lãnh đạo ngân hàng đầu tư hơn nữa trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy tính có cơng suất lớn, đọc và xử lý chứng từ một cách tự động để nâng cấp các phần mềm ứng dụng hiện nay nhằm từng bước tự động hóa hoạt động TTQT. Đồng thời trang bị máy móc thiết bị hiện đại (màn hình kích cỡ lớn, màn hình cảm ứng…) để việc chấm chứng từ được thực hiện trên máy thay vì trên giấy như hiện nay, qua đó tiết kiệm được chí phí văn phòng phẩm như mực in, bút bi, giấy và tiến đến chấm dứt hoàn toàn việc lưu hồ sơ bằng giấy tại Trung tâm. Có như vậy mới đảm bảo sự an tồn, chính xác và hiệu quả trong hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 82 - 83)