Quá trình sụp đổ ngân hàng Barings

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

1.4 Bài học kinh nghiệm về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản

1.4.1.2 Quá trình sụp đổ ngân hàng Barings

Vào giữa thập kỷ 90, chính một mình Nicolas Leeson lại thu về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Điều này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường! Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số lợi nhuận lớn như vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường phái sinh có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủi ro, được ví như những cuộc đua ơtơ cơng thức I đầy rẫy những tai nạn trên đường đua.

Chính bản thân Peter Barings đã phải thốt ra: “Thị trường mới này cần được kiểm tra và làm chủ, đó là điều chúng tơi đang làm ở đây”. Tuy nhiên, trên thực tế

Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm. Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng. Tại Singapore, Nicolas Leeson thực sự là một ngôi sao, mọi nhà kinh doanh ngân hàng đều thán phục Nicolas Leeson. Năm đó, Nicolas Leeson đã được lĩnh tới 4 triệu USD kể cả tiền thưởng.

Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản (tương tự chỉ số Dow Jones) bất ngờ sụt thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược là lên. Lẽ ra phải dừng ngay lại, Nicolas Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros. Cách làm này của Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước. Nicolas Leeson đặt hết tiền vào con bài đỏ thì nó lại về con bài đen.

Bước đầu, các chuyên gia của Barings ước tính ngân hàng bị thua lỗ khoản 800 triệu euros. Đến cuối ngày thì con số này tăng lên gấp đơi.

Chỉ trong vịng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm thành lập đến nay. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín tại Anh. Nhiều cuộc phân tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở châu Âu.

Peter Barings vội vã tìm cách liên lạc với Thống đốc ngân hàng Anh để được cứu giúp nhưng bị từ chối. Chiến dịch che dấu sự thật ở Ngân hàng Barings vẫn tiếp tục được tiến hành. Vào thời gian ở London đang diễn ra cuộc họp thứ hai tại trụ sở Ngân hàng Barings, Peter Barings đề nghị nhường chức chủ tịch Ngân hàng Barings cho ai đó có thể cứu giúp. Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối ký séc cho Barings vay.

Theo ý kiến của nhiều người, các máy tính ở các chi nhánh Ngân hàng Barings đều được nối với Trung tâm. Rõ ràng Peter Barings phải là một trong số những người chỉ đạo thiếu tỉnh táo các hoạt động ngân hàng ở Singapore.

Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh. Nguyên quan chức của chi nhánh Barings tại Singapore, Leeson đã trực tiếp tiến hành những vụ mua bán đầu tư mạo hiểm để thua lỗ nặng và bỏ trốn. Leeson đã bị tòa án Singapore kết tội lừa đảo với bản án 6 năm rưỡi tù giam. Rõ là Leeson là kẻ trực tiếp triệt hạ cả một pháo đài cỗ Barings đồ sộ. Theo Business Times, nếu khơng có sự cả tin và làm ngơ của các ông chủ cấp trên, một mình Leeson chẳng thể nào xơ ngã Barings.

Mặc dù sau những cuộc điều tra của Ngân hàng Anh quốc, Chính phủ Singapore và Nghị viện Anh, kết quả cho thấy khơng có ai trong số các nhà lãnh đạo bộ máy quản lý cũ của Barings có dính líu vào tội lỗi của Leeson. Nhưng chính

lịng tham lam danh lợi, cách quản lý tồi và việc kiểm sốt tài chính yếu kém, lỏng lẻo của họ đã khiến cho lừa đảo sinh sôi nảy nở từ một vài triệu bảng Anh lên tới hàng trăm triệu bảng Anh. Hơn nữa, họ đã đồng ý cho chuyển các khoản tiền quỹ vượt xa mức vốn của ngân hàng. Điều này vi phạm Luật Ngân hàng Anh, và lẽ ra người vi phạm phải bị quy vào tội hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)