Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, tăng vốn phù hợp với quy mô hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 80)

3.1 Nhóm giải pháp đối với Ngân Hàng TMCP

3.1.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, tăng vốn phù hợp với quy mô hoạt

hoạt động

Trong chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng thì việc tăng cường khả năng phịng thủ thanh khoản hay nói cách khác là tăng độ vững mạnh của bảng tổng kết tài sản qua việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, để tăng quy mơ hoạt động thì vốn điều lệ phải tăng trưởng tương ứng để đảm bảo tiêu chí an tồn trong hoạt động, giúp ngân hàng bù trừ vốn chủ sở hữu do nợ xấu tăng cao. Do đó, các ngân hàng phải tiếp tục cơ cấu lại và thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ, tiến dần đến việc hình thành những ngân hàng ngang tầm khu vực và thế giới.

Theo như khuyến nghị của Ủy ban Basel, các ngân hàng TMCP tự thân, cần chủ động thực hiện các giải pháp liên quan đến mức độ đủ vốn. Theo đó, các ngân hàng TMCP Việt Nam khơng chỉ cần đảm bảo an tồn vốn tối thiểu theo Basel II mà còn cần thiết dần đáp ứng các quy định của Basel III. Để làm được việc này, các ngân hàng TMCP cần:

- Xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm áp lực về cổ tức với cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể.

- Cân nhắc, chọn lựa cổ đơng chiến lược trong và ngồi nước để bán cổ phiếu do phát hành trên cơ sở hợp tác đơi bên cùng có lợi góp phần tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý công nghệ… để nâng cấp uy tín và thương hiệu ngân hàng. Đặc biệt, các ngân hàng TMCP lớn thuộc nhóm phải áp dụng Basel II và III cần lựa chọn các cổ đông chiến lược là các ngân hàng đã áp dụng các kỹ thuật của Basel II.

- Cần chuẩn bị tiềm lực tài chính để sẵn sàng áp dụng các quy định về an toàn vốn mới theo quy chuẩn Basel III. Cụ thể, ngân hàng TMCP cần có chiến lược thực hiện các nội dung: (i) đảm bảo phát triển đủ vốn tự có thực theo quy chuẩn Basel III; (ii) từng bước hình thành tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh tế, và tấm đệm vốn chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường.

- Bên cạnh phát hành cổ phiếu, kế hoạch tăng vốn cũng nên quan tâm đến vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo từng lộ trình, vừa tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa làm giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.

- Ngân hàng cần có tầm nhìn chiến lực trong cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn thường là hội đồng quản trị và cổ đơng nhỏ để tạo uy tín và lịng tin cho nhà đầu tư.

- Nghiên cứu phương pháp sáp nhập, mua lại ngân hàng để có thể chủ động khi đóng vai trị là ngân hàng mua lại hoặc ngân hàng được mua lại để có sự chuẩn bị hiệu quả.

- Các ngân hàng TMCP cũng nên chú ý quản lý địn bẩy tài chính trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như khuyến nghị của Basel III. Theo đó, các ngân hàng khơng chỉ xây dựng việc đủ vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối thiểu mà cịn tính đến việc tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế ở chu kỳ thịnh vượng.

3.1.2 Cơ cấu lại tài sản có, tài sản nợ

Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng TMCP. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản khơng sinh lời, trong đó tài sản sinh lời ln chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.

Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Các ngân hàng phải duy trì chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vịng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng đó sẽ được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phịng trích lập khơng đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh tốn.

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng cịn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Ngân hàng cần xác định một cơ cấu hợp lý đối với các tài sản này để đảm bảo có khả năng chi trả khi cần thiết trên cơ sở cân đối giữa thanh khoản và khả năng sinh lời.

Ngoài ra, cơ cấu lại tài sản nợ , tài sản có của ngân hàng là phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn huy động vốn và sử dụng vốn và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng TMCP cần :

 Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn .

 Duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý.

 Xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, cơ cấu tài sản có của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư);

 Cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

 Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)