CAR: Hệ số an toàn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)

2.3 Khảo sát các hệ số an toàn vốn của các NHTM ViệtNam

2.3.1 CAR: Hệ số an toàn vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như để vươn ra thị trường thế giới. Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để cấp phép cho một ngân hàng thành lập và đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Giá trị vốn thực có là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động nhất thiết phải duy trì mức vốn đầy đủ. Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn ngân hàng của nhiều nước, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mơ của vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính tốn các giới hạn đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng trở thành một u cầu pháp lý vì lợi ích của cơng chúng. Một trong những chỉ tiêu quan trong nhất để quản lý an toàn ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức đủ vốn cho ngân hàng hoạt động an toàn, hạn chế rủi ro thanh khoản, tỷ lệ này phải đạt mức tối thiểu theo quy định .

Bảng 2.5 Hệ số CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ST T Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Hệ số CAR ST T Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Hệ số CAR

1 Nam Việt 3,000 19.09 17 Phát triển TP.HCM 5,000 14.01

2 Bản Việt 3,000 27.48 18 Đông Á 5,000 10.85

3 Phương Tây 3,000 - 19 Đông Nam Á 5,335 15.50

4 Xăng dầu

Petrolimex 3,000 22.60 20 Việt Nam Thịnh Vượng 5,770 12.51 5 Kiên Long 3,000 - 21 Bưu Điện Liên Việt 6,460 -

6 Nam Á 3,000 19.21 22 Hàng Hải Việt Nam 8,000 11.93

7 Bảo Việt 3,000 42.00 23 Kỹ Thương Việt

Nam 8,848 12.60

8

Sài Gịn Cơng

Thương 3,080 23.94 24 Sài Gòn-Hà Nội

8,865 14.18

9 Việt Á 3,098 - 25 Á Châu 9,377 13.50

10 Đại Á 3,100 22.50 26 Quân Đội 10,000 11.15

11 Phương

Đông 3,234 27.98 27 Sài Gịn Thương Tín 10,739 9.53 12 Phương Nam 4,000 9.60 28 Xuất nhập khẩu 12,355 16.38

13 An Bình 4,200 - 29 Đầu tư 23,012 >9

14 Quốc tế 4,250 14.00 30 Ngoại thương 23,174 14.83

15 Đại Tín 5,000 - 31 Công thương 26,217 10.33

16 Đại Dương 5,000 10.36

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trên website các ngân hàng

Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định “Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng”.Tất cả các ngân hàng mà người viết khảo sát được đều có hệ số CAR đáp ứng quy định của Thơng Tư số 13/2010/TT-NHNN, kể cả ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn đều đáp ứng quy định hệ số CAR là 9%.

Phần lớn các ngân hàng có hệ số CAR giao động từ 9->16%, tuy nhiên có một vài ngân hàng nhỏ có hệ số CAR khá cao như Nam Việt, Bản Việt, Xăng dầu

Petrolimex, Nam Á, Bảo Việt, Sài Gịn Cơng Thương, Đại Á, Phương Đơng. Hệ số CAR cao chứng tỏ mức độ rủi ro thấp, ngân hàng sử dụng vốn quá an tồn, kém hiệu quả và có thể bị giảm sút lợi nhuận do ngân hàng dự trữ quá nhiều vốn, hoặc quá chú trọng đầu tư vào những tài sản rủi ro thấp nhưng lợi nhuận mang lại không cao, hoặc ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi tốc độ đầu tư và cho vay tăng chậm hơn.

Xét trên khía cạnh tồn hệ thống, chỉ tiêu an toàn vốn của toàn bộ NHTM Việt Nam đạt trên mức 9%. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II đã ở mức 12%. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức nhiều NHTM Việt Nam đã đạt được, theo số liệu công bố từ NHNN, hệ số CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam là 14.01%, khơng tính ngân hàng Cơng Thương và Ngoại Thương.

Phần lớn các ngân hàng có vốn điều lệ trên 5000 tỷ đều có hệ số CAR thấp hơn mức công bố 14.01% của NHNN.

Nhưng khi xác định hệ số CAR theo Thông Tư số 13/2010/TT-NHNN, phần mẫu số mới chỉ xác định rủi ro tín dụng mà chưa tính tới rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, theo Basel 2, mẫu số của công thức tính hệ số an tồn vốn CAR sẽ bao gồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng vốn quy định cho dự phòng rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thêm vào đó trụ cột thứ 2 và thứ 3 của Basel II liên quan đến quy trình đánh giá hoạt động thanh gia, giám sát và công bố thông tin. Tuy không trực tiếp tác động đến việc tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu song những quy định này địi hỏi sự cơng khai, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì vậy, các quy định này có ảnh hưởng gián tiếp đến việc phân loại tài sản, phân loại vốn, tỷ lệ rủi ro và đặc biệt là các chuẩn mực kế toán liên quan đến các khoản mục vốn và tài sản trên bảng cân đối cũng như các tài khoản ngoại bảng. Theo đó, các quy định này trước hết sẽ ảnh

ngân hàng thuộc các quốc gia là thành viên của WTO. Vì thế việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 2 về an tồn vốn tối thiểu cũng hồn tồn khơng đơn giản và sắp tới là Basel 3 với những quy định mới về vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)