Với một ngân hàng, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trên thế giới, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính của bản thân ngân hàng và có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng.
Ngay trong điều kiện bình thường, các ngân hàng vẫn có thể gặp phải một số vấn đề về thanh khoản trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rút tiền của người gửi hoặc thực hiện các hợp đồng tín dụng với khách hàng. Chẳng hạn, như vào tháng 12 hoặc vào các kỳ nghỉ nhu cầu rút tiền khá cao, ngân hàng phải dự tính được những yếu tố thời vụ đó và dự trữ thanh khoản nhiều hơn mức bình thường.
Khó khăn về thanh khoản thường xuất hiện khi nhu cầu chi trả tiền gửi có những biến động lớn so với mức bình thường mà ngân hàng khơng thể đốn trước được. Những cơn sốt tiền gửi như thế này có thể xuất hiện vì những lý do sau:
Sự lo lắng về khả năng thanh toán của một ngân hàng so với các ngân hàng khác.
Sự phá sản của một ngân hàng đã làm cho những người gửi tiền lo lắng đến khả năng chi trả của những ngân hàng khác.
Những thay đổi bất ngờ của nhà đầu tư đã dẫn đến việc nắm giữ các tài sản tài chính phi ngân hàng như tín phiếu kho bạc thay cho các tài sản truyền thống của ngân hàng như tiền gửi.
Bất kỳ một sự tăng lên đột ngột nào của làn sóng rút tiền gửi của khách hàng, đều có thể làm tăng thêm những khó khăn về thanh khoản của ngân hàng, kết quả cuối cùng có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp khách hàng ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng là thuộc tính cơ bản và riêng có của các hợp đồng tiền gửi khơng kỳ hạn. Những người gửi tiền tin rằng chỉ có một tỷ lệ nhất định những người gửi tiền được thanh toán đầy đủ trong trường hợp hụt thanh khoản xảy ra, người đến chậm sẽ khơng nhận được gì. Do đó, hầu hết những người gửi tiền lập tức đến ngân hàng đòi lại số tiền đã gửi, ngay cả những người khơng có nhu cầu sử dụng tiền cũng đến rút tiền ra khỏi ngân hàng. Nếu tình trạng này xảy ra thì ngân hàng khó có thể tìm kiếm đủ nguồn ngân quỹ cần thiết để đối phó với với những nhu cầu rút tiền đó.
Để đối phó với tình huống trên, ngân hàng phải sử dụng hết quỹ tiển mặt, bán các tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính Phủ, tín phiếu kho bạc hoặc vay mượn trên thị trường tiền tệ. Và nếu làn sóng rút tiền vẫn gia tăng, ngân hàng phải vay mượn trên thị trường tiền tệ bằng bất cứ giá nào, và các khoản vay đó sẽ được thanh toán với mức chênh lệch khá lớn so với giá trị thực của nó. Kế đến, ngân hàng phải bán luôn các tài sản dài hạn để thanh toán cho người gửi. Nếu các khoản thu nhập trên vẫn không đủ để thanh tốn cho người gửi tiền thì vấn đề thanh khoản trở thành vấn đề mất khả năng chi trả và ngân hàng có thể phải đóng cửa.
Tình trạng trên sẽ làm cho những người gửi tiền ở các ngân hàng khác lo lắng và gây ra sự bất ổn định trong hệ thống ngân hàng; có nghĩa là một ngân hàng đang hoạt động tốt cũng có thể bị xơ đẩy vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và bị phá sản do làn sóng rút tiền gửi gia tăng và ngày càng lan rộng sang tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống, do những người gửi tiền đã mất lòng tin với tất cả các ngân hàng.