Mơ hình quản lýrủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 33 - 36)

1.3.2 .Phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel II

1.3.2.2 .Phương pháp tiếp cận căn cứ vào xếp hạng nội bộ IRB

1.4. Mơ hình quản lýrủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam

Nam

Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mơ hình bao gồm mơ hình tổ chức quản lý rủi ro, mơ hình đo lường rủi ro và mơ hình kiểm sốt rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách

hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các cơng cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phịng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay trên thế giới đang có hai mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến được áp dụng. Đó là mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung (quản lý theo chiều dọc) và mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán (quản lý theo chiều ngang).

1.4.1.Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng, cụ thể:

+ Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

+ Tại chi nhánh: tách bạch các bộ phận, chức năng bán hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Với mơ hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển tồn bộ hồ sơ và các thơng tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.

Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thơng tin đại chúng… Trên cơ sở thơng tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực

hiện phân tích, đánh giá tồn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thơng tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

1.4.1.1. Điểm mạnh

+ Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

+ Thiết lập và duy trì mơi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho tồn hệ thống.

+ Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

1.4.1.2.Điểm yếu

+ Việc xây dựng và triển khai mơ hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về mặt nguồn lực tài chính, thời gian trong việc xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực, chi phí PR…

+ Việc áp dụng mơ hình này vào Việt Nam cịn tương đối mới mẻ do đó gặp nhiều khó khăn khi triển khai cộng với nguồn lực cũng như trình độ các doanh nghiệp trong nước chưa đạt theo tiêu chuẩn quốc tế.

1.4.2.Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mơ hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phịng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, cụ thể:

Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của hoạt động tín dụng trong ngân hàng bao gồm việc đề ra chiến lược, mục tiêu và hành động của Ban Giám đốc.

Hội đồng Tín dụng hoạt động cả ở cấp trung ương và cấp chi nhánh, chịu trách nhiệm chính về việc xem xét từng giao dịch tín dụng vượt quá thẩm quyền của giám đốc chi nhánh.

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược tín dụng đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt và chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tín dụng. Ban Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm bảo đảm cho chi nhánh được quản lý và hoạt động nhất quán với Hội sở trung tâm. Các giám đốc chi nhánh có thẩm quyền phê duyệt các khoản tín dụng nếu các chi nhánh đó có hoạt động tín dụng.

Với mơ hình này, tại chi nhánh, phịng tín dụng sẽ thực hiện các chức năng: tìm kiếm khách hàng, lập tờ trình, phân tích tín dụng, trình hồ sơ Ban Giám đốc phê duyệt các khoản cho vay trong hạn mức tín dụng do Hội đồng tín dụng đề ra, hồn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo của khoản vay, tiến hành giải ngân cho khách hàng, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ & xử lý nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)