Mặc dù có nhiều trở ngại trong xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm của mô hình này mang lại trong quản lý rủi ro. Bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chun mơn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phịng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ
phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay.
Năm 2010, năm đầu tiên triển khai dự án, tổng tài sản của Maritime Bank là 116.000 tỷ, đạt 126% so với kế hoạch năm và tăng 181% so với cùng kỳ năm 2009; Lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phịng là 1.706 tỷ, sau trích lập dự phịng đạt 1.518 tỷ, đạt 126,5% so với kế hoạch năm, tăng 151% so với năm 2009. Tính đến thời điểm 31/06/2013, vốn điều lệ của Maritime Bank ở mức 8.000 tỷ đồng; Tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ đồng. Cùng với việc chú trọng quản lý rủi ro, Maritime Bank luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước ở cả những thời kỳ tình hình kinh tế nhiều biến động. Liên tục 3 năm (2008 – 2010), Maritime Bank ln giữ vững vị trí đầu bảng với chỉ số ROE cao nhất thị trường (năm 2008: 21,11%; 2009: 37,10 %; 2010: 35,10 %)... Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới của Maritime Bank cũng liên tục được nhân rộng để phục vụ 4 đối tượng khách hàng mục tiêu trên. Mạng lưới giao dịch tăng nhanh từ 49 điểm (cuối năm 2007) lên 216 điểm trên toàn quốc đến nay, góp phần thúc đẩy cơng tác huy động vốn dân cư và quản bá thương hiệu. Maritime Bank đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm thanh toán điện tử phù hợp với từng đối tượng khách hàng (CASA, M1, MP, MB…), chất lượng dịch vụ liên tục được cải tiến nhờ thực thi nghiêm ngặt các quy trình, cẩm nang nghiệp vụ, chuẩn mực hóa kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống trong giao dịch với khách hàng.
Qua hơn 02 năm xây dựng và phát triển mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, bước đầu Maritime Bank đã đạt được một số thành quả rõ nét, dễ nhận thấy nhất là Ngân hàng đã xây dựng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, lấy khách hàng làm trọng tâm, tăng cường tính chuyên nghiệp hóa, qua đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm thiểu các rủi ro không đáng có.