Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 42 - 45)

1.5.3 .Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt

Hải Việt Nam

Để việc áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung có hiệu quả, Maritime Bank cần lưu ý một số bài học kinh nghiệm dưới đây:

+ Cần có sự chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơng nghệ,… để có thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vận dụng được tối đa ưu điểm của mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Tổ chức truyền thơng, đào tạo nghiệp vụ đến từng nhân viên nhằm giúp nhân viên hiểu rõ mơ hình, khơng bỡ ngỡ khi ngân hàng triển khaiáp dụng mơ hình.

+ Hồn thiện bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh theo các khối chuyên doanh, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa các phòng ban khối hỗ trợ với đơn vị kinh doanh; tập trung hoạt động về trụ sở chính theo hướng phân quyền cao cho các đơn vị thành viên đối với các hoạt động ít rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro trên cơ sở vẫn đảm bảo cân đối hài hòa giữa các mục tiêu, cân bằng giữalợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được.

+ Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận. Theo đó, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát q trình thực hiện các

cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra TSĐB, các điều kiện giải ngân… Như vậy, q trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

+ Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng: mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì cơng việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

+ Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Những thơng tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thơng tin tồn diện, cung ứng nguồn thơng tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chun mơn có liên quan.

+ Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương I đã nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng.Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã trình bày thực trạng áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại một số NHTM ở Việt Nam và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm khi áp dụng mơ hình này tại Maritime Bank.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)