Trong nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành ngân hàng thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ. Xuất phát có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thực trạng chung nhất là các ngân hàng này đều mất khả năng thanh khoản khơng cịn khả năng duy trì hoạt động nên dẫn đến phá sản hoặc phải nhờ đến các gói cứu trợ khổng lồ từ chính phủ để duy trì sự hoạt động.
* Northern Rock (2007)
Northern Rock là một ngân hàng quy mô và đã từng rất thành công ở Anh. Ra đời vào năm 1965, Northern Rock đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng của các hiệp hội nhà ở, kinh doanh liên tục có lãi. Tuy nhiên sản phẩm chiến lược của ngân hàng này là cho vay thế chấp bằng bất động sản, Northern Rock đã cho vay nhiều hơn giá trị nhà đất của người đi vay cầm cố, bất chấp sự không ổn định của nền kinh tế cũng như những dự báo về sự tụt dốc của giá bất động sản. Cuối cùng, khủng hoảng nhà đất và tín dụng đã đẩy Northern Rock tới bờ vực phá sản và phải tìm kiếm nguồn hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp từ ngân hàng Trung ương Anh. Tin tức ngân hàng này được Chính phủ Anh bảo lãnh được đưa ra ngày 13/09/2007 thì ngày 14/09/2007 hàng ngàn người xếp hàng để rút tiền khỏi Northern Rock, chỉ trong hai ngày, số tiền bị rút khỏi ngân hàng lên tới 4 tỷ đơ la. Nhiều ngày sau đó, khách hàng vẫn liên tục rút tiền, Northern Rock chi trả cho khách hàng bằng nguồn tiền mặt do Ngân hàng trung ương Anh hỗ trợ. Tuy nhiên, đến ngày 22/03/2008, Northern Rock mất thanh khoản và được chính phủ Anh tiếp quản.
* Lehman Brothers (2008)
Định chế tài chính 158 năm tuổi này bị phá sản ngày 15/09/2008, khi mà vào một năm trước đó, năm 2007, Lehman Brothers cịn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26.000 người. Năm 2008, khi nền kinh tế đi xuống, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro là khách hàng khơng có tiền để trả nợ, rủi ro cho các tài sản Có. Khi khách hàng của Lehman Brothers là những người vay tiền để mua nhà khơng trả được các khoản nợ, rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng
kinh tế càng gia tăng làm cho việc phát mãi tài sản càng tăng, giá bất động sản giảm xuống dẫn đến giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là ngân hàng kinh doanh lỗ. Sau khi mất khả năng thanh khoản, Lehman Brothers đã cầu cứu Cục dữ trữ Liên bang Mỹ và Bộ tài Chính nhưng bị từ chối giúp đỡ, và không một ngân hàng nào muốn can thiệp vào, Lehman Brothers đã tuyên bố phá sản. Đây là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Từ tình huống của Northern Rock và Lehman Brothers cho thấy bất kỳ rủi ro nào cũng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đặc biệt là rủi ro tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng phải đặt sự cân bằng giữa lợi nhuận và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, vì vậy ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.