2.3 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012
2.3.2.3 Chỉ số năng lực cho vay H4
H4= (Dư nợ tín dụng + Dư nợ cho th tài chính)/Tổng tài sản Có
Trong danh mục tài sản nắm giữ của ngân hàng, cho vay là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỉ lệ phần cho vay trong tổng tài sản càng lớn có nghĩa là ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản kém thanh khoản do đó tính thanh khoản của ngân hàng cũng giảm tương ứng.
Bảng 2.8: Chỉ số H4 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012
Đvt: triệu đồng, %
Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank và kết quả tính tốn của học viên.
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Dư nợ 18.378.610 20.855.907 38.201.558 61.717.634 74.044.542 95.488.174 TS Có 33.710.424 48.247.821 65.448.356 131.110.882 183.567.032 170.251.799
Bảng 2.9: So sánh quy mơ tín dụng với tài sản có của Eximbank từ năm 2007 đến 2012
Đvt: triệu đồng, %
Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank và kết quả tính tốn của học viên.
Chỉ tiêu
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng
Dƣ nợ 2.477.297 13,48% 17.345.651 83,17% 23.516.076 61,56% 12.326.908 19,97% 21.443.632 28,96%
Dựa vào bảng 2.8, tính trung bình thì các khoản tín dụng chiếm xấp xỉ 50% tổng tài sản Có của Eximbank, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản Có thì Eximbank đã cho vay xấp xỉ 50 đồng. Với chỉ số này Eximbank vẫn có khả năng đảm bảo thanh khoản bằng tài sản Có, cùng với việc lập dự phịng các khoản cho vay thì chỉ số H4 của Eximbank được đánh giá vẫn đảm bảo mức độ an toàn thanh khoản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng thì chỉ số H4 chỉ nên đạt trong tầm 30% thì khả năng rơi vào rủi ro của các NHTM mới có thể hạn chế được.
Bảng 2.9 cho thấy, quy mơ tín dụng của Eximbank tăng lên qua các năm, song song đó thì quy mơ tổng tài sản Có cũng tăng tương ứng, chỉ riêng năm 2012 quy mơ tổng tài sản Có lại giảm 7,25%, do năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng, nên dù đã có nhiều cố gắng trong quản lý, điều hành nhưng quy mơ tổng tài sản có chỉ đạt 81% kế hoạch. Tuy nhiên, nhìn chung Eximbank đã nỗ lực trong việc giảm rủi ro từ hoạt động tín dụng thơng qua sự gia tăng tổng tài sản Có để đảm bảo khả năng thanh khoản tương ứng với việc mở rộng quy mơ tín dụng.
Bảng 2.10: So sánh chỉ số H4 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012
STT Ngân hàng Chỉ số H4 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Eximbank 54,52% 43,23% 58,37% 47,07% 40,34% 56,09% 2 ACB 37,25% 33,08% 36,95% 42,41% 36,69% 58,19% 3 Sacombank 54,79% 51,15% 57,47% 54,04% 57,05% 65,50% 4 Techcombank 50,18% 43,83% 45,31% 34,81% 34,65% 43,00% 5 ĐongAbank 69,94% 73,66% 80,77% 67,99% 66,12% 73,27% 6 MBbank 38,71% 35,49% 39,23% 41,35% 42,18% 55,35% 7 Vietcombank 48,45% 50,79% 55,43% 57,50% 64,70% 58,15% 8 Vietinbank 61,57% 62,58% 66,93% 64,10% 63,80% 72,66%
Nguồn: Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.
Năm 2007 thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động vốn. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận làm phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, chính điều này đã tạo ra rủi ro thanh khoản cao đối với NHTM. Chỉ số H4 của Eximbank là 54,52%, Đông Á 69,94% rủi ro dễ thấy của hai ngân hàng này là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng thì khơng đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi.
Sang năm 2008 một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt, chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải “đóng cửa” đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang và sắp xảy ra với ngân hàng. Với chính sách thắt chặt tiền tệ thì chỉ số H4 của Eximbank giảm xuống còn 43,23%, tuy nhiên Đơng Á và Vietinbank vẫn duy trì chỉ số H4 cao và tăng so với năm 2007 cho thấy hai ngân hàng này đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn.
Bước sang những tháng cuối năm 2008 cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay với chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần nới lỏng, cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009. Vì thế chỉ số H4 của Eximbank tăng lên 58,37%, chỉ số H4 của các NHTM cổ phần còn lại trong bảng 2.10 cũng tăng hơn so với năm 2008.
Năm 2010, cuộc đua lãi suất đã diễn ra trong hệ thống ngân hàng, các NHTM cổ phần nhỏ đã áp dụng biện pháp thoả thuận ngầm với lãi suất lên đến 18%/năm. Lãi
Tốc độ tăng trưởng huy động ln cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong phần lớn thời gian của năm. Dư nợ tín dụng trên tài sản có của Eximbank năm 2010 là 47,07% giảm so với năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng tài sản Có rất mạnh tăng 100,33% (bảng 2.9), cho thấy Eximbank cố gắng gia tăng nắm giữ tài sản để hạn chế rủi ro thanh khoản ở mức thấp nhất.
Năm 2011, chính sách thắt chặt tiền tệ, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 7%, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 yêu cầu NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, theo báo cáo của ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 12 – 13%. Chỉ số H4 của Sacombank, Đông Á, Vietinbank và Vietcombank vẫn cao do những ngân hàng này còn những khoản cho vay bất động sản của những năm trước, vì thế việc ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản nguồn vốn chủ yếu nuôi dưỡng cho thị trường nhà đất bỗng suy giảm mạnh, dẫn đến khó khăn thanh toán những khoản nợ nên chỉ số H4 vẫn cao. Eximbank có chỉ số H4 thấp hơn các ngân hàng này do đó khả năng thanh khoản của Eximbank tốt hơn.
Năm 2012, NHNN thực hiện phân nhóm các NHTM dựa theo các tiêu chí là chất lượng tài sản nợ, quy mô vốn, khả năng quản trị rủi ro và việc tuân thủ các quy định của NHNN để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, theo đó các NHTM được phân thành bốn nhóm. Trong đó các ngân hàng nhóm 1 được tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 được tăng trưởng 15%, nhóm 3 được tăng trưởng 8% và nhóm 4 khơng được tăng trưởng tín dụng. Năm 2012, các ngân hàng trong bảng khảo sát thuộc nhóm 1 và nhóm 2 nên đều đẩy chỉ số H4 lên cao hơn so với năm 2011.
2.3.2.4 Chỉ số dƣ nợ trên tiền gửi khách hàng H5
Chỉ số H5 cho biết ngân hàng đã cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
Khi H5 >1: NH cho vay nhiều hơn lượng tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, NH buộc phải đi vay các TCTD khác. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp này khá cao.
Bảng 2.11: Chỉ số H5 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012
Đvt: triệu đồng, %
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Dư nợ 18.378.610 20.855.907 38.201.558 61.717.634 74.044.542 95.488.174
TG KH 22.906.123 30.877.730 38.766.465 58.150.665 53.652.639 70.458.312
H5 80,23% 67,54% 98,54% 106,13% 138,01% 135,52%
Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank và kết quả tính tốn của học viên.
Dựa vào bảng 2.11, ta thấy chỉ số H5 của Eximbank trong giai đoạn năm 2007 – 2012 ở mức 67,54% - 138,01% (cao nhất là năm 2011 có dư nợ cho vay vượt mức tiền gửi huy động là 138,01%). Chỉ số H5 của Eximbank trong các năm (ngoại trừ năm 2008) đều cao hơn chỉ số H5 của khối ngân hàng TMCP (chỉ số H5 của khối ngân hàng TMCP nằm ở mức 70%).
Như vậy phần lớn tiền gửi huy động của khách hàng, Eximbank đều sử dụng để cho vay. Khi đó, buộc Eximbank phải vay các TCTD khác để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản. Điều này rất rủi ro nếu cầu thanh khoản tăng đột biến do các yếu tố tác động thì việc căng thẳng thanh khoản, mất thanh khoản… là có thể xảy ra.
Bảng 2.12: So sánh mức độ tăng trƣởng tín dụng với tăng trƣởng tiền gửi khách hàng tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012
Đvt: triệu đồng, %
Chỉ tiêu So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng
Dư nợ 2.477.297 13,48% 17.345.651 83,17% 23.516.076 61,56% 12.326.908 19,97% 21.443.632 28,96%
TGKH 7.971.607 34,80% 7.888.735 25,55% 19.384.200 50,00% -4.498.026 -7,74% 16.805.673 31,32%
Dựa vào bảng 2.11 và 2.12, ta thấy tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại gia tăng mạnh. Điều này có thể giải thích là giai đoạn năm 2007 và đầu năm 2008, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng nóng và Eximbank cũng nằm trong xu thế chung đó của nền kinh tế, chỉ số H5 năm 2007 là 80,23%. Sang năm 2008, Eximbank thực hiện thắt chặt cho vay nên tốc độ cho vay chỉ tăng 13,48% trong khi đó tốc độ tăng huy động là 34,80% vì vậy đã kéo chỉ số H5 năm 2008 giảm xuống còn 67,54%. Qua đó cho thấy trong năm 2007, Eximbank đối diện với rủi ro thanh khoản cao, tuy nhiên đã cải thiện đáng kể tính thanh khoản của mình vào năm 2008.
Đến năm 2009, với chủ trương kích cầu của Chính phủ, Eximbank đã đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay hỗ trợ lãi suất, trong khi đó nguồn huy động tiền gửi khách hàng tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, so với năm 2008 tốc độ tiền gửi đã tăng 25,55% trong khi tốc độ dư nợ lại tăng đến 83,17%, điều này dẫn đến chỉ số H5 năm 2009 đạt mức 98,54%.
Năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 61,56%, tốc độ tăng tiền gửi 50,00%, chỉ số H5 tăng chạm mức 106,13%. Theo quy định của NHNN tại thông tư 13/2010 TT- NHNN và sửa đổi tại thông tư 19/2010 TT-NHNN, mức cho vay tối đa là 80% so với tổng vốn huy động của các NHTM. Sau đó tháng 9/2011 NHNN đã ban hành thơng tư 22, trong đó bãi bỏ quy định giới hạn mức cho vay so với vốn huy động. Mục đích là nhằm giúp cho các ngân hàng tăng thêm dòng vốn trên thị trường đồng thời hỗ trợ để giảm lãi suất cho vay. Quy định đó như đã phá bỏ một rào cản cho các ngân hàng làm cho tỷ lệ cho vay của nhiều ngân hàng vượt quá so với với nguồn vốn huy động, ở Eximbank tỷ lệ này là 138,01% trong năm 2011. Chỉ số H5 của Eximbank năm 2011 cao còn do tiền gửi của khách hàng bị giảm 7,74% so với năm 2010, khó khăn về thanh khoản trong năm 2011 là tình trạng chung của ngành ngân hàng, dẫn đến nhiều cuộc chạy đua lãi suất huy động lên cao, Eximbank cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi.
Sang năm 2012, tình hình huy động vốn của Eximbank khả quan hơn năm 2011, nguồn vốn huy động đã tăng 31,32% nhưng chỉ số H5 vẫn ở mức cao 135,52%.
Bảng 2.13: So sánh chỉ số H5 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012
STT Ngân hàng Chỉ số H5 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Eximbank 80,23% 67,54% 98,54% 106,13% 138,01% 135,52% 2 ACB 57,54% 54,24% 71,16% 80,87% 72,50% 82,25% 3 Sacombank 79,98% 75,89% 97,73% 104,25% 107,48% 92,34% 4 Techcombank 83,70% 65,16% 66,69% 64,95% 70,57% 69,33% 5 Đông Á 123,90% 111,13% 121,58% 120,55% 120,18% 99,93% 6 Quân Đội 64,00% 58,00% 67,71% 68,95% 65,40% 83,03% 7 Vietcombank 67,46% 84,19% 81,03% 83,58% 104,52% 84,75% 8 Vietinbank 91,00% 99,92% 109,97% 114,47% 114,22% 126,94%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.
Bảng 2.13 cho thấy chỉ số H5 của Eximbank, Đông Á và Vietinbank qua các năm đa phần ở mức cao hơn so với các ngân hàng còn lại, chính vì thế nếu tính riêng chỉ số H5 thì ba ngân hàng này sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản cao hơn các ngân hàng còn lại.
2.3.2.5 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 = (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản Có
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, như chứng khốn Chính phủ, chứng khốn nợ, chứng khốn vốn do các TCTD, tổ chức kinh tế khác phát hành để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của ngân hàng.
Theo kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng trên thế giới, chỉ số H6 nên đạt ở mức 5% - 6% là hợp lý. Bảng 2.14 cho thấy Eximbank nắm giữ với tỷ lệ rất thấp loại tài sản này. Chỉ số H6 của Eximbank giảm dần qua các năm: năm 2010, 2011 chỉ số này giảm xuống lần lượt còn 0,02%; 0,00% và năm 2012 chỉ số này là 0,59%. Có thể do thị trường chứng khốn khơng còn là kênh đầu tư và cung cấp thanh khoản hiệu quả cho Eximbank kể từ năm 2008. Mặc dù theo lý thuyết thì nếu ngân hàng nắm giữ nhiều chứng khốn thì khi có nhu cầu thanh khoản ngân hàng có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Nhưng thị trường chứng khốn Việt Nam cịn khá non trẻ và luôn chứa đựng những bất ổn và một khi loại chứng khoán ngân hàng nắm giữ bị giảm giá sẽ khiến ngân hàng gặp bất ổn trong thanh khoản. Cho nên Eximbank nắm giữ ngày càng ít các chứng khoán này.
Bảng 2.14: So sánh chỉ số H6 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012
STT Ngân hàng Chỉ số H6 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Eximbank 16,86% 2,39% 0,51% 0,02% 0,00% 0,59% 2 ACB 2,53% 1,03% 0,49% 1,47% 0,41% 2,77% 3 Sacombank 17,66% 12,67% 9,82% 14,30% 17,31% 13,52% 4 Techcombank 17,30% 17,69% 11,60% 18,38% 24,43% 24,85% 5 DongAbank 3,18% 1,22% 1,73% 5,61% 4,77% 6,48% 6 MBbank 9,34% 14,12% 9,63% 6,54% 11,10% 21,48% 7 Vietcombank 19,22% 14,32% 8,20% 7,31% 7,32% 17,96% 8 Vietinbank 19,92% 19,52% 14,01% 15,19% 14,30% 14,10%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.
Qua bảng 2.14 cho thấy Eximbank và ACB là hai ngân hàng có chỉ số H6 thấp hơn so với các ngân hàng cịn lại. Chứng khốn thanh khoản là các chứng khốn Chính phủ mới có thể nhanh chóng được chuyển đổi ra tiền khi các ngân hàng đem giao dịch
giữ chứng khoán của các TCTD khác và các tổ chức kinh tế, bản thân nó cũng chứa