3.2.1 Quản trị tốt các chỉ số thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản tốt trước hết thể hiện ra bên ngoài là bộ chỉ số thanh khoản phải tốt. Trong chín chỉ số thanh khoản, tác giả chia thành ba nhóm chỉ số, bên cạnh hệ số giới hạn huy động vốn H1 và hệ số vốn tự có trên tổng tài sản Có H2 là các chỉ số an toàn hoạt động và chỉ số H9 là tỷ lệ giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng khơng cần quản trị đặc biệt, thì hai nhóm chỉ số cịn lại gồm nhóm chỉ số H3, H4, H6 phản ánh trực tiếp tình hình thanh khoản của Eximbank và nhóm chỉ số H5, H7, H8 tương quan so sánh tài sản có với nguồn tạo thanh khoản cụ thể từ tài sản nợ, hai nhóm chỉ số này cần phải có chiến lược quản trị rõ ràng và xuyên suốt.
Trước hết, Eximbank phải nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn về thanh khoản. Tức là, Eximbank phải xây dựng cho mình các bộ chỉ số về thanh khoản, bộ chỉ số này có thể được xây dựng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Eximbank, phù hợp với những quy định của NHNN. Đồng thời nên so sánh dựa vào bộ chỉ số trung bình ngành ngân hàng. Bộ chỉ số này phải được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động.
Để tăng khả năng thanh khoản, giảm mức độ rủi ro thanh khoản ở mức thấp nhất nhà quản trị rủi ro thanh khoản có thể tăng chỉ số H3, chỉ số H6, hay giảm chỉ số H . Phần tử số của ba chỉ số này đều là thành phần của tài sản Có do đó việc nắm
giữ các tài sản này với tỷ lệ bao nhiêu để hoạt động kinh doanh đạt mức lợi nhuận tối ưu và giảm rủi ro thanh khoản tối thiểu đó ln là câu hỏi đối với các nhà quản trị.
- Nhóm chỉ số H3, H4, H6
Trong các chỉ số thanh khoản thì chỉ số trạng thái tiền mặt phải được quản trị với một chiến lược rõ ràng để trong quá trình hoạt động Eximbank vẫn ln duy trì chỉ số ở mức độ tối ưu, để vừa có đủ tài sản bảo đảm an tồn thanh khoản, vừa có lượng tài sản đầu tư đem lại lợi nhuận cao, khơng để xảy ra tình trạng chỉ số trạng thái tiền mặt quá thấp nhưng cũng không để cho chỉ số này quá cao so với chỉ số trung bình ngành. Qua phân tích so sánh ta thấy năm 2010, 2011 và 2012 chỉ số H3 của Eximbank khá cao so với các ngân hàng khác với năm 2010 chiếm 29,39% tổng tài sản có, năm 2011 chiếm 39,13% tổng tài sản có, năm 2012 chiếm 29,11% tổng tài sản có. Trong khi đó chỉ số H6 của Eximbank rất thấp năm 2010 chứng khoán thanh khoản chiếm 0,02% tổng tài sản có, năm 2011 H6 chỉ là 0% và năm 2012 là 0,59%. Việc duy trì dự trữ tiền mặt quá nhiều để đáp ứng kịp thời dòng tiền gửi chảy ra, trong khi dự trữ này lại không sinh lãi, vậy tại sao không chuyển một phần dự trữ bằng tiền mặt sang nắm giữ các chứng khoán thanh khoản như trái phiếu chính phủ (trung ương, địa phương), tín phiếu NHNN, chúng là tài sản sinh lời và cũng có tính thanh khoản cao, với chi phí giao dịch thấp, việc nắm giữ tài sản này vẫn đảm bảo cho Eximbank có nguồn dự trữ thanh khoản tốt.
Chỉ số H4 năng lực cho vay của Eximbank khá cao vì đây là tài sản sinh lời cao nhất, rủi ro cao, tính thanh khoản thấp, do đó việc kiểm sốt tăng trưởng tín dụng an tồn hiệu quả, khơng chỉ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho Eximbank mà nó cịn tạo ra các dòng tiền vào đều đặn, giúp cho bộ phận quản lý thanh khoản hoạch định chính xác các dịng tiền có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Để làm được điều này, cơng tác tín dụng của Eximbank cần phải được kiểm sốt chặt chẽ từ tất cả các khâu để có thể sàng lọc chính xác các đối tượng khách hàng, lựa chọn các khách hàng tốt và kiên quyết loại bỏ các khách hàng khơng tốt.
- Nhóm chỉ số H5, H7, H8
Để quản trị tốt nhóm chỉ số thanh khoản H3, H4, H6 nhà quản trị cần kết hợp quản trị tốt nguồn tạo ra thanh khoản đó là nhóm chỉ số H5, H7, H8.
Eximbank đã sử dụng hầu hết nguồn tiền gửi của khách hàng để đáp ứng nhu cầu vay, chỉ số H5 của Eximbank năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 106,13%; 138,01% và 135,52%. Điều này đã tạo ra rủi ro thanh khoản và làm tăng thêm khó khăn cho ngân hàng khi chuyển đổi các khoản đầu tư dài hạn để đáp ứng các nhu cầu về vốn đến hạn thanh tốn. Do đó cần phải cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay cụ thể như sau:
Về công tác huy động vốn, Eximbank cần gia tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động, vừa để tăng tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi, vừa để cân đối nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.
Về hoạt động cho vay, Eximbank cần gia tăng tỷ trọng hoạt động cho vay phục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và các mục đích tiêu dùng cần thiết cho dân cư trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng và giảm các hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khốn,…kết hợp với việc phân tích khách hàng chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Cơng tác sử dụng vốn của ngân hàng cũng cần được định hướng theo chủ trương, chính sách của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ nhất định.
Việc huy động vốn tiền gửi phải căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sử dụng vốn. Ngược lại, việc sử dụng vốn phải phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn về thanh khoản theo kỳ hạn cũng như hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro về lãi suất.
Chỉ số H7 tiền gửi và cho vay các TCTD khác so với tiền gửi và vay các TCTD khác của Eximbank năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,96; 0,90 và 0,99. Xem xét kết hợp với chỉ số H5 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 106,13%; 138,01%; 135,52% và chỉ số H8 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 66,28%; 133,87%; 70,33% cho thấy từ năm 2010 đến 2012 Eximbank đã tận dụng những khoản vay liên ngân hàng, vay
trọng tín dụng đồng thời để đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản. Do đó khơng chỉ cần quản trị tốt tài sản có mà việc quản trị tài sản nợ đóng một vai trị hết sức quan trọng để quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank.
Qua các chỉ số thanh khoản phân tích trên, ngồi tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu do NHNN quy định là 9% và hệ số H1, H2 cao hơn hoặc bằng 5% thì các hệ số khác khơng có một quy định cụ thể nào. Có những chỉ số cao tốt, có những chỉ số thấp tốt. Chẳng hạn chỉ số H3, H6, H7 và H8 càng cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt, ngược lại H4, H5 càng thấp thì thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Một chỉ số tốt góp phần quan trọng vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Với một ngân hàng có thanh khoản tốt, người gửi tiền an tâm, tin tưởng ngân hàng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cũng tốt hơn. Tuy nhiên, một chỉ số thanh khoản tốt khơng hồn toàn đảm bảo cho một hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, tùy từng giai đoạn phát triển và tình hình kinh tế thị trường mà Eximbank có thể ưu tiên quản trị tốt một vài chỉ số thanh khoản, nếu trong thời kỳ hệ thống ngân hàng căng thẳng thanh khoản, khả năng vay nợ trên thị trường liên ngân hàng bị hạn chế thì ưu tiên duy trì chỉ số H3, H6 cao để đảm bảo an toàn thanh khoản. Nếu trong giai đoạn nhà nước kích thích tăng trưởng kinh tế, nguồn huy động dồi dào, khả năng vay nợ trên thị trường liên ngân hàng dễ dàng thì ưu tiên tăng chỉ số H4,H5 để tận dụng cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Nói cách khác, tại bất kỳ thời điểm nào nhà quản trị Eximbank cũng phải cân nhắc để duy trì các chỉ số thanh khoản hợp lý sao cho vừa đảm bảo nhu cầu thanh khoản vừa đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
3.2.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản Có - tài sản Nợ
Qua việc phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo kỳ đáo hạn thực tế ở chương 2 ta thấy Eximbank không cân đối tài sản “Có” và tài sản “Nợ” giữa các kỳ hạn. Cụ thể là đối với kỳ hạn ngắn thì thường bị thâm hụt trong khi các kỳ hạn trung và dài hạn đều thặng dư. Vì vậy Eximbank nên cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn theo kỳ hạn sao cho tận dụng được hết các nguồn vốn đó để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Bộ phận ALCO cần giám sát chặt
chẽ danh mục tài sản nợ - tài sản có theo kỳ hạn của ngân hàng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính kiểm tra trạng thái thanh khoản rịng hàng tháng của Eximbank.
Để hạn chế rủi ro thanh khoản, Eximbank cần chú ý quản lý tốt danh mục tài sản có và danh mục tài sản nợ theo hướng như sau:
Đối với tài sản Có, Eximbank cần thực hiện việc tái cấu trúc tài sản có theo hướng:
- Cơ cấu lại danh mục tài sản có theo hướng lỏng hố, đảm bảo cân bằng giữa hai mục tiêu lợi nhuận và khả năng thanh khoản trong từng thời kỳ, trong đó phải đặc biệt ưu tiên vấn đề thanh khoản trong các tình huống xấu nhất. Điều này địi hỏi các ngân hàng trong giai đoạn mới không nên đặt quá cao mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mà xem nhẹ mục tiêu an tồn hoạt động, khơng nên vì "q tham" mà thanh khoản bị yếu kém, từ đó gây nên những hậu quả khó lường.
- Chú trọng tăng cường việc nắm giữ các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao (như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, v.v...), nâng cao tỷ trọng loại tài sản này trong danh mục tổng tài sản Có của ngân hàng.
- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để hạn chế rủi ro kỳ hạn vốn, đa dạng hố danh mục tín dụng để phân tán rủi ro, ưu tiên vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực ít nhạy cảm, có khả năng chống đỡ biến động giá cả.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Bởi vì khi ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro thanh khoản.
Đối với tài sản Nợ
- Eximbank cần đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, các kỳ hạn huy động vốn, điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với các diễn biến của thị trường để tăng cường năng lực huy động vốn, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn
vốn. Đặc biệt là loại bỏ các sản phẩm tiền gửi được phép rút ra trước hạn với lãi suất cao để từ đó tạo ra một nguồn cung thanh khoản ổn định.
- Về đa dạng hóa nguồn vốn huy động, vì các nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng dân cư không phải lúc nào cũng dồi dào, các ngân hàng cần quan tâm hơn đến các nguồn vốn phi tiền gửi. Đó là nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng, từ NHNN, từ phát hành chứng chỉ tiền gửi...Nếu với tiền gửi của khách hàng, người gửi tiền là người quyết định thời hạn gửi thì nguồn vốn phi tiền gửi, ngân hàng có thể chủ động về thời hạn, nhờ đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc thỏa thuận thời hạn. Tùy vào mục tiêu đối với mỗi nguồn vốn của ngân hàng (như số tiền, thời hạn, chi phí, độ rủi ro, chế tài có liên quan, ...) mà ngân hàng lựa chọn nguồn vốn thích hợp. Quản lý tốt các khoản vay trong danh mục tài sản Nợ sẽ giúp các ngân hàng luôn chủ động với các nguồn vốn có tính linh hoạt cao, nhờ đó chủ động hơn trong quản lý các nguồn cung thanh khoản.
3.2.3 Xây dựng nghiệp vụ điều hành thanh khoản chặt chẽ
Xây dựng nghiệp vụ điều hành thanh khoản chặt chẽ sẽ giúp hoạt động quản trị thanh khoản được tốt hơn. Để thực hiện giải pháp này, Eximbank cần quan tâm thực hiện các điều sau :
Eximbank cần quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý sự cố riêng vì
hiện tại Eximbank vẫn chưa có bộ phận này.
Eximbank cần quy định nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng ban, quy định rõ
công việc nào là do bộ phận nào hay Phòng nào chịu trách nhiệm thực hiện khi thiếu hụt thanh khoản xảy ra, như vậy các bộ phận sẽ chủ động thực hiện để đối phó với rủi ro thanh khoản hơn là quy định những công việc chung chung như hiện nay. Như vậy sẽ giúp các Phịng ban đối phó kịp thời với sự cố thiếu hụt thanh khoản, từ đó bảo đảm tính an tồn thanh khoản cho ngân hàng.
Xây dựng cơ chế quản lý vốn tập trung cho Hội sở Eximbank
Hội sở Eximbank mặc dù không trực tiếp giao dịch với khách hàng, không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng đóng vai trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và sự lớn mạnh của cả hệ thống, bởi Hội sở có trách nhiệm
quản lý hoạt động của cả hệ thống Eximbank về mọi mặt: huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, thực hiện cơng tác quản lý về rủi ro, kiểm sốt nội bộ, xây dựng cơ bản và đặc biệt là quản lý nhân sự cho cả hệ thống,…
Cuối năm 2011 Eximbank đã thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung (Fund Transfer Pricing) đây là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh chung của Eximbank. Vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của Eximbank. Thông qua cơ chế FTP chi nhánh sẽ phải bán toàn bộ vốn cho Hội sở với cùng kỳ hạn, số lượng đối với những món huy động và mua tất cả các món giải ngân cho khách hàng từ Hội sở với cùng số lượng và kỳ hạn. Nên chi nhánh sẽ khơng cịn chịu rủi ro kỳ hạn và lãi suất nữa. Chi nhánh chỉ chịu rủi ro tín dụng khi khách hàng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán các khoản vay đến hạn. Cịn khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, số dư tiền gửi khách hàng tại Chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của Chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, Chi nhánh trong điều kiện bình thường khơng cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh tốn. Theo đó, mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ Chi nhánh về Hội sở của Eximbank. Cơ chế quản lý vốn này giúp Hội sở kiểm soát được cụ thể, chi tiết hơn về nguồn vốn của ngân hàng mình, dễ dàng có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, theo cơ chế FTP các chi nhánh của Eximbank cũng dễ dàng kiểm sốt, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mình.
Hiện nay Eximbank đã thành lập “Phòng quản lý rủi ro thị trường” thuộc
khối giám sát hoạt động trên cơ sở đổi tên “Phòng quản lý rủi ro”. Phòng quản lý rủi ro thị trường được xây dựng cần thực tốt các nhiệm vụ chính sau: