trong nƣớc
* Ngân hàng Á Châu (2003)
Ngân hàng Á Châu (ACB) được thành lập từ năm 1993, là một trong những ngân hàng TMCP có uy tín cao, hoạt động lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả. Đầu tháng 10/2003, có tin đồn thất thiệt “Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ACB đã bỏ trốn rồi bị bắt”. Tin đồn này đã âm ỉ nhiều ngày, lãnh đạo ACB đã biết nhưng cho rằng đó chỉ là tin đồn nên đã khơng có biện pháp để đối phó kịp thời. Hậu quả là tin đồn này gây hoang mang cho phần đông người dân gửi tiền ở ACB, rất nhiều người đã kéo tới ACB để rút tiền trước hạn trong những ngày từ 12/10/2003 đến 14/10/2003. Hiệu ứng rút tiền mang tính dây truyền của khách hàng khiến ACB phải vận dụng tất cả các biện pháp để trấn an khách hàng và để ổn định tình hình, bao gồm:
- ACB đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền của người dân trong ngày. Trong vài ngày NHNN Việt Nam và các ngân hàng Vietcombank, Eximbank, BIDV...đã tiếp hàng trăm tỷ đồng tiền mặt cho ACB để đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Tổng giám đốc của ACB xuất hiện trên truyền hình Việt Nam để cải chính về tin đồn thất thiệt.
- Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy có mặt tại ACB để trấn an người dân và cam kết NHNN đảm bảo mọi nguồn tiền gửi cho khách hàng tại ACB.
- ACB treo thưởng cho bất cứ ai phát hiện và bắt được kẻ tung tin đồn.
- Các cơ quan chức năng cũng vào cuộc để truy lùng kẻ tung tin đồn phá hoại an ninh tiền tệ và sự ổn định của quốc gia. Đồng thời đề nghị tất cả các khách hàng của ACB nếu nhận được tin đồn và xúi giục thông báo ngay đến cơ quan công an TP HCM hoặc NHNN TP HCM.
- Bằng tất cả các hành động cần thiết đó, mọi giao dịch của ACB đã trở lại bình thường vào ngày 16/10/2003. ACB thực hiện chiến dịch hoàn lại tiền lãi cho khách hàng nếu gửi lại và thưởng cho khách hàng không rút tiền tại ACB trong giai đoạn khó khăn.
Từ tình huống của ACB, một vài bài học được rút ra về việc quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng đối với những tin đồn thất thiệt:
- Thứ nhất, ngân hàng cần công bố minh bạch những thông tin tài chính để xây dựng lịng tin cho khách hàng và các nhà đầu tư, tránh tình trạng khách hàng đổ xơ đi rút tiền chỉ vì tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ.
- Thứ hai, với sự cố của ACB có thể nhận thấy tốc độ xử lý thơng tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Tin đồn đã có từ gần một tuần trước khi xảy ra sự cố rút tiền nhưng khơng có một thơng tin đính chính chính thức nào từ phía ACB cho đến khi có phản ứng rút tiền từ phía người dân. Do đó, các NHTM cần phản ứng nhanh nhạy với những tin đồn thất thiệt, tăng cường công tác marketing, truyền thơng đến khách hàng, tạo dựng uy tín thương hiệu.
- Thứ ba, khi khách hàng rút tiền bất chấp thiệt thòi về lãi suất, ACB đã khôi phục lại đầy đủ quyền lợi cho khách hàng sau sự cố là một bài học về củng cố niềm tin mà các ngân hàng khác cần học hỏi nếu gặp tình huống tương tự.
- Thứ tư, NHNN cần quản lý chặt chẽ những thơng tin mang tính chất nhạy cảm. Khi xuất hiện những thông tin gây xáo trộn niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, NHNN cần đứng ra bảo lãnh uy tín cho ngân hàng. NHNN cần là cơ quan hỗ
trợ đắc lực nhất cho các NHTM trong việc phịng tránh và đối phó với những tình huống gây ra rủi ro thanh khoản nhằm tránh sự đỗ vỡ cho hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã tìm hiểu cơ sở lý luận về thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại, từ đó cho thấy vấn đề rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại thì vấn đề thanh khoản là vơ cùng quan trọng và không thể xem nhẹ. Một ngân hàng với công tác quản trị thanh khoản kém hiệu quả, điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính ngân hàng đó khi khơng đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, mà nó cịn ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống ngân hàng. Trong thời gian qua, NHNN thực thi chính sách tiền tệ khi nới lỏng, khi thắt chặt, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản của hệ thống các ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Tiếp theo chương 2, sẽ tìm hiểu thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank trong bối cảnh kinh tế - xã hội từ năm 2007 đến 2012.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
Cơ cấu tổ chức của Eximbank gồm: - Đại Hội Đồng Cổ Đông - Hội Đồng Quản Trị
- Các Hội Đồng Ban và Văn Phòng Hội Đồng Quản trị - Ban Tổng Giám đốc
- Hội sở và 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc
Trong đó Hội sở chịu trách nhiệm chính điều hành hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống, hội sở gồm 8 khối như sau:
- Khối Khách Hàng Cá Nhân - Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính - Khối Phát triển Kinh Doanh - Khối Công Nghệ Thông Tin - Khối Nguồn Nhân lực - Khối Giám Sát Hoạt Động - Khối Văn Phòng
Các Khối trên chịu sự quản lý của Ban Tổng Giám đốc, ngoài ra cịn có 2 phịng khơng trực thuộc khối nào và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc là:
- Phòng Liên Minh
- Phòng Kế Hoạch
2.2 Phƣơng pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank
Quản lý thanh khoản theo quy định của Eximbank dựa trên sự kết hợp 2
phương pháp: phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động
- Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh: là phương pháp quản lý thanh khoản
bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản.
- Phương pháp phân tích thanh khoản động: là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống. Phương pháp này gồm các bước sau:
Lập báo cáo cung cầu thanh khoản
Phòng Ngân quỹ - Đầu tư tài chính xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc dòng tiền vào, dòng tiền ra đến hạn vào các kỳ hạn: 1 ngày, 2 đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng.
Hàng tuần, phòng Ngân quỹ - Đầu tư tài chính thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:
Giả định thay đổi lãi suất
Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín Eximbank…)
Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau:
Kế hoạch cho vay mới
Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân
Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá
Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của ngân hàng nhà nước
Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác
Khả năng thực hiện hợp đồng Repo
Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt
Phân tích khả năng thanh khoản
Theo từng kịch bản, phịng Ngân quỹ - Đầu tư tài chính xây dựng lại báo cáo dòng tiền vào, dòng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.
Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp nêu trên, Ủy ban ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.
Hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời tỷ lệ khả năng chi trả theo
quy định NHNN của Eximbank:
Mục tiêu của quy định về hệ thống cảnh báo sớm: phát hiện sớm việc sụt
giảm khả năng chi trả để đề ra các giải pháp xử lý và bảo đảm tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN.
Hệ thống cảnh báo gồm có 3 cấp độ cảnh báo theo cấp độ báo động tăng
dần Vàng, Cam, Đỏ khi tỷ lệ khả năng chi trả giảm xuống đến mức báo động tương ứng.
˜ Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay tối thiểu (TL1):
- Cấp độ Vàng: 15,5% ≤ TL1 < 16% - Cấp độ Cam: 15% ≤ TL1 < 15,5% - Cấp độ Đỏ: TL1 < 15%
˜ Tỷ lệ khả năng thanh toán tối thiểu trong 7 ngày tới (TL2):
- Cấp độ Vàng: 1,15 ≤ TL2 < 1,3 - Cấp độ Cam: 1 ≤ TL2 < 1,15 - Cấp độ Đỏ: TL2 < 1
Các giải pháp xử lý:
˜ Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay tối thiểu:
Khi TL1 giảm xuống đến mức báo động vàng hoặc cam thì Khối Ngân quỹ -Đầu tư tài chính - Phịng Đầu tư tài chính xem xét đề xuất thực hiện các giải pháp bao gồm việc tăng tỷ lệ thích hợp việc nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao:
- Trái phiếu, cơng trái do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh tốn;
- Tín phiếu kho bạc, tín phiếu do NHNN phát hành;
- Trái phiếu do chính quyền địa phương, cơng ty tài chính địa phương, Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành;
- Chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (được tính tối đa khơng vượt q 5% tổng nợ phải trả);
- Chứng khốn, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Khi TL1 giảm xuống đến mức báo động đỏ thì Khối NQ-ĐTTC xem xét đề xuất thực hiện ngay việc vay liên ngân hàng, vay NHNN để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ theo quy định.
˜ Tỷ lệ khả năng thanh toán tối thiểu trong 7 ngày tới:
Khi TL2 giảm đến mức báo động thì Khối NQ-ĐTTC xem xét sử dụng một hoặc nhiều biện pháp sau đây để giải quyết thiếu hụt tạm thời theo trình tự ưu tiên:
- Vay NHNN qua các nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện nghiệp vụ vay có đảm bảo từ tổ chức tín dụng, nghiệp vụ Repo;
- Vay liên ngân hàng sử dụng hạn mức tín chấp;
- Chuyển đổi từ “loại tiền” đang thừa thanh khoản sang loại tiền đang thiếu hụt thanh khoản;
- Xem xét tăng huy động vốn với lãi suất thích hợp;
- Thương lượng với khách hàng đối với việc rút vốn gửi đến hạn hoặc trước hạn;
- Tạm ngừng cho vay mới;
- Thế chấp hợp đồng vay vốn của khách hàng để vay NHNN và các TCTD khác;
- Ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng;
- Bán các tài sản “Có” có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt; - Các biện pháp khác sau khi được Tổng Giám đốc chấp thuận.
2.3 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank từ năm 2007 đến năm 2012 2.3.1 Tình trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam
Trong giai đoạn năm 2008 - 2011, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với nhiều biện pháp mạnh để ngăn ngừa lạm phát, do đó điểm yếu về thanh khoản của các NHTM đã dần dần bộc lộ thơng qua tình trạng căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng và các cuộc đua lãi suất của nhiều NHTM để huy động vốn.
Những cuộc đua lãi suất diễn ra trong giai đoạn năm 2008 - 2011 cho thấy thanh khoản của hệ thống NHTM căng thẳng đã ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền tệ và các doanh nghiệp. Đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các loại lãi suất chủ chốt, phát hành tín phiếu bắt buộc do đó làm tăng nhu cầu về tiền mặt đối với các NHTM. Để đảm bảo khả năng thanh khoản các NHTM đã phải liên tục tăng mức lãi suất tiền gửi để huy động vốn. Tháng 1/2008 lãi suất huy động trung bình ở mức 8,5%/năm, đã tăng cao nhất vào tháng 6/2008, nhiều ngân hàng đã công bố lãi suất huy động ở mức 18% - 20%/năm như SeAbank áp dụng lãi suất 19,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, NH Mỹ Xuyên (NH MDB hiện nay) đã tăng lãi suất lên 19,56%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 17,76%/năm. Cuộc đua lãi suất tiếp theo xảy ra vào năm 2010, do lạm phát đã tăng đến 9,58% vào tháng 11/2010 buộc NHNN điều chỉnh tăng lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Để hạn chế việc các NHTM đua tăng lãi suất, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng ký kết đồng thuận áp dụng lãi suất ở mức 12% vào tháng 11/2010 và tăng lên 14%/năm vào tháng 12/2010. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM vẫn đua tăng lãi suất huy động cao hơn mức lãi suất đồng thuận. Vào thời điểm tháng 12/2010 mức lãi suất cao nhất của SeAbank công bố mức 18%/năm, cao hơn nhiều so với mức lãi suất đồng thuận 14%/năm.
Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất trong năm 2011, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động bằng VNĐ áp dụng cho các NHTM là 14%/năm. Mức lãi suất huy động thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó nên các NHTM gặp nhiều khó