Chỉ số H2 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 50)

STT Ngân hàng Chỉ số H2 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Eximbank 18,67% 26,62% 20,40% 10,30% 8,88% 9,30% 2 ACB 7,33% 7,38% 5,22% 5,16% 4,26% 7,21% 3 Sacombank 11,38% 11,34% 10,14% 9,61% 10,28% 8,83% 4 Techcombank 6,38% 9,46% 7,82% 6,25% 6,93% 7,39% 5 ĐongAbank 11,77% 10,13% 8,41% 8,53% 8,87% 8,81% 6 MBbank 6,75% 7,67% 9,98% 8,10% 6,95% 7,28% 7 Vietcombank 6,86% 7,63% 5,26% 5,11% 7,81% 10,21% 8 Vietinbank 4,80% 4,19% 5,16% 4,95% 6,19% 6,68%

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.

Chỉ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Theo số liệu tính tốn ở bảng 2.6, chỉ số H2 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 nằm ở mức 8,88% - 26,62% đều lớn hơn quy định 5%.

Đa số các ngân hàng trong bảng 2.6 đều có chỉ số H2 cao hơn 5% qua các năm. Nhưng khi so sánh H2 với chỉ số tương đương Equity/Assets tính bình qn cho 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 8% (Theo báo cáo thực nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit - loan synergies vary with market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E. Strahan, April 2006, khảo sát 100 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, từ 1990 - 2002), ta thấy vốn tự có của phần lớn NHTM Việt Nam thấp hơn so với quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số H2 của Eximbank cũng đã đạt cao hơn mức bình quân 8% này.

Trong những năm qua, Eximbank đã không ngừng nâng cao tiềm lực tài chính, cùng với mục tiêu tăng vốn tự có, các mục tiêu tăng vốn huy động và tổng tài sản Có cũng ln được Eximbank chú trọng nên khi so sánh với các n g â n h à n g k h á c t h ì chỉ số H1, H2 của Eximbank đa phần đều đạt cao hơn, điều đó chứng tỏ

mức độ an toàn vốn của Eximbank cao hơn các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng.

2.3.2.2 Chỉ số H3

- Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; hoặc, - Chỉ số *H3: (Tiền mặt+Tiền gửi thanh tốn tại NHNN+Tiền gửi khơng kỳ

hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”

Đây là chỉ số trạng thái tiền mặt. Mặc dù, cách tính giữa hai trường hợp có khác nhau, nhưng kết quả tính tốn cũng phản ánh được khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Bởi lẽ, tiền gửi thanh toán tại NHNN của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài khoản tiền gửi tại NHNN, chủ yếu tài khoản này là tiền gửi DTBB. Ngồi ra, nếu tính cả tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn tại các TCTD vào phần tử số mà chỉ số H3 đã thấp, thì khi loại trừ tiền gửi có kỳ hạn ra khỏi phần tử số, chỉ số H3 còn thấp hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)