Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 70)

Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank tuân thủ theo quy định của NHNN. Công tác này được quản lý và giám sát bởi Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) phối hợp với Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, các Khối liên quan (Khối KHDN, KHCN), Khối Giám sát hoạt động, Khối công nghệ thông tin, và các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc để giải quyết rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống. Đồng thời phân cấp ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.

Trong quá trình hoạt động, Eximbank ln có các quy định kịp thời để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tình hình thanh khoản tại từng thời điểm. Eximbank đã xây dựng các phương án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản. Đối với các phương án xử lý này, ngân hàng đã vạch ra được những bước khá chi tiết, cụ thể và cẩn trọng. Do đó, nếu có rủi ro thanh khoản xảy ra thì ngân hàng có cơ sở để thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra mà khơng rơi vào tình trạng lúng túng bị động khi đối phó.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

 Về phân tích các chỉ tiêu và chỉ số thanh khoản

Hiệu quả công tác quản lý thanh khoản của Eximbank trước hết thể hiện ra bên ngoài là các chỉ số thanh khoản. Các chỉ số thanh khoản được tính tốn dựa trên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nên mọi sự thay đổi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đều làm cho các chỉ số thanh khoản thay đổi. Với cách lựa chọn đánh giá rủi ro thanh khoản dựa trên tính tốn các chỉ số thanh khoản tác giả phân các chỉ số thành 3 nhóm chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng:

- Chỉ số H1 và H2 là nhóm chỉ số an toàn hoạt động của ngân hàng. Hai chỉ số này địi hỏi khi quy mơ các ngân hàng phát triển càng cao thể hiện ở tổng nguồn vốn huy động và tổng tài sản Có của ngân hàng cũng sẽ khơng ngừng tăng lên, ngân hàng muốn có đủ năng lực tự vệ thì địi hỏi vốn tự có phải tăng lên với mức độ tương xứng để đảm bảo duy trì tỷ lệ an tồn hoạt động theo quy định của NHNN.

- Chỉ số H3, H4, H6 được coi là nhóm các chỉ số thanh khoản thể hiện cơ cấu các tài sản có tính thanh khoản quan trọng nhất trong tổng tài sản Có.

- Chỉ số H5, H7, H8 là các chỉ số thanh khoản mang tính chất tương quan so sánh giữa từng loại tài sản Có với nguồn tạo thanh khoản cụ thể. Các chỉ số này phản ánh thanh khoản của từng loại tài sản đối với từng nguồn tương ứng. Chỉ số H7 cho ta so sánh lượng tài sản ngân hàng tồn tại dưới dạng các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD liệu có cân đối với nguồn vốn huy động được từ các TCTD. Chỉ số H5 cho ta biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng để cho vay. Chỉ số H8 so sánh lượng tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng với nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng.

Để kiểm soát rủi ro thanh khoản nhà quản trị ngân hàng cần chú trọng phân tích các chỉ số thanh khoản trên báo cáo tài chính và có biện pháp quản trị tốt ba nhóm chỉ số trên.

Qua phân tích các chỉ số trên ta đánh giá khả năng thanh khoản của Eximbank chưa cao. Do các khoản tín dụng được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất mà các khoản cho vay của Eximbank lại chiếm tỷ lệ khá cao thể hiện qua các chỉ số H4, H5. Năng lực cho vay của Eximbank cao chiếm gần 50% tổng tài sản có, bên cạnh đó tỷ lệ tín dụng/tiền gửi khách hàng rất cao: năm 2010 là 106,13%, năm 2011 là 138,01%, và năm 2012 là 135,52% cho thấy ngân hàng chưa cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và huy động một cách hợp lý và đã sử dụng vượt trên cả nguồn tiền huy động từ khách hàng để cho vay, điều này đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Eximbank chưa chú trọng đến việc nắm giữ các giấy tờ có giá thể hiện qua chỉ số chứng khoán thanh khoản rất thấp: năm 2010 là 0,02%, năm 2011 là xấp xỉ 0%, và năm 2012 là 0,59% trong khi đó các giấy tờ có giá có thể được giao dịch trên thị trường mở để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng tức thời vì có khả năng chuyển đổi thành tiền cao.

Eximbank chưa quản lý tài sản “Có” theo kỳ hạn một cách hợp lý mức chênh thanh khoản kỳ hạn dưới 3 tháng qua các năm hầu hết đều bị âm cho thấy

khả năng thanh khoản của Eximbank trong ngắn hạn chưa tốt lắm. Eximbank có khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn nếu thị trường có biến động bất thường và khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút vốn ngắn hạn hàng loạt.

Về nguồn vốn xử lý thiếu thanh khoản tập trung vào những nguồn chính là DTBB tại NHNN, tiền vay từ NHNN và TCTD khác, vay tín chấp trên thị trường liên ngân hàng nhưng lại thiếu các giấy tờ có giá có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trên thị trường mở như trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN. Qua đó cho thấy, nguồn vốn xử lý thiếu thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ” là chủ yếu. Điều này tuy giúp đem lại lợi nhuận cao nhất cho Eximbank nhưng lại khiến cho Eximbank phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

 Về công tác điều hành thanh khoản

Với những mặt đã làm được và tình hình thanh khoản khá ổn định trong những năm qua nhưng công tác điều hành thanh khoản của Eximbank vẫn còn tồn tại một số hạn chế cùng với những nguyên nhân sau:

Công tác cảnh báo thanh khoản tại Eximbank vẫn chưa được chú ý đúng mức, hiện tại Phòng Điều hành tài sản có – Tài sản nợ thuộc Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính vừa đảm nhiệm cơng tác tính tốn thanh khoản hàng ngày vừa đảm nhiệm công việc cảnh báo thanh khoản nên khối lượng công việc phụ trách là rất lớn và khơng đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản.

Các quy trình, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản đã được đề ra nhưng việc đưa vào thực tế hoạt động còn chậm và vẫn cịn đang tiếp tục được hồn thiện. Thêm vào đó ngân hàng chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các chính sách.

Mặc dù quy định về quản lý thanh khoản đã được ban hành, nhưng việc triển khai áp dụng nhất là tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.

Công tác quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện bởi tất cả các đơn vị trong hệ thống nhưng vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh và Ban điều hành thanh khoản.

Đầu năm 2012, Eximbank chính thức có một phịng ban riêng về quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản trực thuộc khối giám sát hoạt động. Tuy nhiên, nhân sự phòng quản lý rủi ro thị trường hiện nay cịn ít và đa phần là nhân sự trẻ, tốt nghiệp từ các trường đào tạo nước ngoài nhưng về kinh nghiệm thực tiễn trong ứng phó với tình hình bất ổn thanh khoản thì chưa có.

Cân đối dịng tiền vào, ra hàng ngày là cơng việc thường xuyên và khá quan trọng trong công tác quản lý thanh khoản, nhưng hệ thống báo cáo hiện tại của Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản vẫn dựa trên các bảng tính Excel, phần mềm Korebank hiện tại của Eximbank chỉ được sử dụng cho các giao dịch kinh doanh. Thiếu phần mềm hỗ trợ nên công tác xây dựng chế độ cảnh báo trong quản trị thanh khoản tại Eximbank còn yếu và Eximbank cũng chưa đưa ra được các phương án giải quyết thiếu hụt thanh khoản tối ưu cho từng thời điểm một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Phân tích các chỉ số đo lường thanh khoản, đồng thời so sánh từng chỉ số với một số ngân hàng thương mại cho thấy được những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank dựa trên phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Giới thiệu về quy trình nghiệp vụ điều hành thanh khoản, phương pháp tổ chức thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản, công tác xây dựng chế độ báo cáo trong quản trị rủi ro thanh khoản, nguồn vốn xử lý khi xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản, công tác quản lý tài sản có – tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế… Tiếp theo sang chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của Eximbank trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.1 Chiến lƣợc quản trị thanh khoản và định hƣớng phát triển của Eximbank 3.1.1 Định hƣớng phát triển trung và dài hạn của Eximbank

Phát triển Eximbank từng bước trở thành tập đồn tài chính ngân hàng đa năng - hiện đại, hoạt động trên các lĩnh vực: tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư và các hoạt động tài chính tiền tệ khác...Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu và ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi.

Tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên.

Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ tài chính và đầu tư tài chính. Tăng cơ cấu thu nhập từ dịch vụ và đầu tư trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Tiếp tục phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực quốc tế đối với việc quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro.

Hồn thiện cơ chế chính sách, tạo ra động lực khuyến khích các chi nhánh, các khối chức năng trong việc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao của cả hệ thống.

Tiếp tục hồn thiện cơng tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đồng thời nâng cao công tác đào tạo để đào tạo được đội ngũ nhân sự có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.

3.1.2 Xây dựng chiến lƣợc quản trị thanh khoản của Eximbank

Một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản thích hợp sẽ góp phần hạn chế những rủi ro xảy ra, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an tồn và ln tn theo

quy định của Nhà nước. Để phù hợp với mục tiêu phát triển trung và dài hạn, Eximbank thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản ở mức ổn định, ban quản trị thanh khoản sử dụng kết hợp chiến lược quản trị Tài sản Nợ - Tài sản Có, thơng qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận, công tác quản trị này đòi hỏi phải đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Vì thế nhiệm vụ của ban quản trị thanh khoản là luôn bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn, điều phối hoạt động của các bộ phận này với nhau, tiếp nhận và xử lý kịp thời hiệu quả phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt. Theo đó, Eximbank cần tính tốn và duy trì một tỷ lệ hợp lý tài sản dưới dạng tiền mặt, tài sản tương đương tiền, tài khoản Nostro, các công cụ thị trường tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN. Trong thời gian tới, công tác xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Eximbank cần chú ý các nội dung sau:

 Sở giao dịch, các chi nhánh cần theo dõi danh sách khách hàng tiền gửi và

khách hàng tiền vay lớn nhất, bất kỳ thời điểm nào nhu cầu gửi tiền/trả tiền và rút tiền/giải ngân của các khách hàng này đều được phản hồi cho bộ phận quản lý thanh khoản một cách nhanh nhất.

 Tăng cường trách nhiệm và hoạt động của Ủy ban ALCO trong công tác

quản trị thanh khoản với những nội dung cụ thể sau:

- Ủy ban ALCO có trách nhiệm dự phòng các nguồn cung cấp thanh khoản theo thứ tự ưu tiên nhất định: các tài sản có thể chuyển thành tiền ngay, các nguồn vay nợ và hạn mức tương ứng có thể thực hiện ngay.

- Ủy ban ALCO có trách nhiệm dự phịng các phương thức xử lý thanh khoản thặng dư theo một thứ tự ưu tiên được xác định trước.

- Ủy ban ALCO có trách nhiệm duy trì tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tồn quỹ tiền mặt thích hợp tương ứng với thời gian đáo hạn của từng loại tài sản nợ và từng loại tài sản có.

 Thường xuyên theo dõi các dòng tiền vào và ra trong ngân hàng để có kế

hoạch gửi hoặc nhận tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với nhu cầu thanh khoản.

 Thường xun duy trì vị trí thanh khoản rịng thích hợp khơng q thặng

dư cũng không quá thâm hụt bằng cách ước lượng nhu cầu thanh khoản và nguồn cung cấp thanh khoản cho mỗi ngày giao dịch.

 Các bộ phận có liên quan đến nguồn cung cấp thanh khoản và sử dụng nguồn

có mối liên hệ chặt chẽ để đảm bảo các thông tin về nhu cầu thanh khoản và nguồn cung cấp thanh khoản được trao đổi trong thời gian nhanh nhất.

3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Eximbank 3.2.1 Quản trị tốt các chỉ số thanh khoản 3.2.1 Quản trị tốt các chỉ số thanh khoản

Quản trị rủi ro thanh khoản tốt trước hết thể hiện ra bên ngoài là bộ chỉ số thanh khoản phải tốt. Trong chín chỉ số thanh khoản, tác giả chia thành ba nhóm chỉ số, bên cạnh hệ số giới hạn huy động vốn H1 và hệ số vốn tự có trên tổng tài sản Có H2 là các chỉ số an toàn hoạt động và chỉ số H9 là tỷ lệ giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng khơng cần quản trị đặc biệt, thì hai nhóm chỉ số cịn lại gồm nhóm chỉ số H3, H4, H6 phản ánh trực tiếp tình hình thanh khoản của Eximbank và nhóm chỉ số H5, H7, H8 tương quan so sánh tài sản có với nguồn tạo thanh khoản cụ thể từ tài sản nợ, hai nhóm chỉ số này cần phải có chiến lược quản trị rõ ràng và xuyên suốt.

Trước hết, Eximbank phải nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn về thanh khoản. Tức là, Eximbank phải xây dựng cho mình các bộ chỉ số về thanh khoản, bộ chỉ số này có thể được xây dựng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Eximbank, phù hợp với những quy định của NHNN. Đồng thời nên so sánh dựa vào bộ chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)