2.3 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012
2.3.2.9 Phân tích tài sản có và tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp mức chênh lệch thanh khoản ròng tại Eximbank từ năm 2008 đến 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Quá hạn Trong hạn Tổng
Trên3 tháng Đến 3 tháng Đến 1 tháng 1 - 3 tháng 3-12 tháng 1-5 năm Trên 5 năm
2008 Tài sản 1.557.108 62.233 19.335.956 4.707.755 10.268.973 8.487.216 3.828.580 48.247.821 Nợ phải trả - - 18.795.780 7.917.597 7.949.755 731.440 9.172 35.403.744 Mức chênh TK ròng 1.557.108 62.233 540.176 (3.209.842) 2.319.218 7.755.776 3.819.408 12.844.077 2009 Tài sản 353.045 549.858 48.263.568 5.309.831 1.593.908 7.040.764 2.337.382 65.448.356 Nợ phải trả - - 30.264.755 13.979.246 6.029.566 1.815.322 6.148 52.095.037 Mức chênh TK ròng 353.045 549.858 17.998.813 (8.669.415) (4.435.658) 5.225.442 2.331.234 13.353.319 2010 Tài sản 885.534 240.812 32.296.198 30.002.069 36.260.315 14.862.460 17.253.555 131.800.943 Nợ phải trả - - 42.383.505 33.101.093 16.081.217 25.995.018 610 117.561.443 Mức chênh TK ròng 885.534 240.812 (10.087.307) (3.099.024) 20.179.098 (11.132.558) 17.252.945 14.239.500 2011 Tài sản 650.645 888.295 52.709.306 37.893.501 56.787.343 14.584.373 20.756.023 184.269.486 Nợ phải trả - - 87.878.238 42.681.636 33.303.089 346.823 3.001.286 167.211.072 Mức chênh TK ròng 650.645 888.295 (35.168.932) (4.788.135) 23.484.254 14.237.550 17.754.737 17.058.414 2012 Tài sản 1.377.163 2.023.190 52.348.862 29.537.153 50.696.864 15.452.769 19.390.871 170.826.872 Nợ phải trả - - 58.395.158 28.383.197 53.657.213 10.862.950 3.002.267 154.300.785 Mức chênh TK ròng 1.377.163 2.023.190 (6.046.296) 1.153.956 (2.960.349) 4.589.819 16.388.604 16.526.087
Bảng phân tích tài sản “Có” và tài sản “Nợ” theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo sẽ giúp các nhà quản lý dự đoán khái quát cung cầu thanh khoản trong từng giai đoạn. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản là điều không thể tránh khỏi, việc lập báo cáo này sẽ giúp đánh giá được mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa và thiếu thanh khoản trong từng mốc thời gian.
Bảng 2.20 cho thấy, qua các năm mức chênh thanh khoản ròng của Eximbank ở các kỳ hạn phần lớn đều dương, riêng kỳ hạn dưới 3 tháng, mức chênh thanh khoản qua các năm thường bị âm. Năm 2009, 2012 mức chênh thanh khoản ròng này âm đối với kỳ hạn 3-12 tháng. Mặc dù đây chỉ là số liệu theo thời điểm nhưng cũng cho thấy khả năng thanh khoản của Eximbank trong ngắn hạn chưa tốt lắm. Eximbank có khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn nếu thị trường có biến động bất thường và khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút vốn ngắn hạn hàng loạt. Năm 2010, mức chênh thanh khoản ròng âm ở kỳ hạn 1-5 năm là 11.132.558 triệu đồng, cho thấy trong năm này, ngân hàng cịn có nguy cơ về rủi ro thanh khoản trung hạn. Tuy nhiên, mức chênh thanh khoản ròng âm ở các kỳ hạn càng dài càng khơng đáng lo ngại vì các khoản nợ phải trả trung và dài hạn có thể được bù đắp bởi các tài sản ngắn hạn. Ở các kỳ hạn trong hạn khác, mức chênh thanh khoản luôn luôn dương. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng ở các kỳ hạn này khá tốt. 2.3.2.10 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ Bảng 2.21: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dƣ nợ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0,88% 4,71% 1,82% 1,42% 1,61% 1,32%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank.
Cho vay là tài sản Có sinh lời đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất và cũng là tài sản có rủi ro cao
khoản nợ xấu sẽ làm xuất hiện nguy cơ mất vốn. Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến dịng tiền vào của ngân hàng hàng kỳ, thậm chí cịn gây thất thốt vốn của các ngân hàng, nợ xấu quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh khoản dài hạn, thậm chí là mất khả năng thanh khoản từ việc khơng thể thu hồi được các dịng tiền về để hoạt động. Chính sự quan trọng của việc kiểm sốt nợ xấu nên NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu an tồn tại các ngân hàng là khơng vượt quá 3%, và các ngân hàng sẽ bị kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả, các ngân hàng đều đặt ra cho mình giới hạn nợ xấu dưới 1% đến 2%. Nhìn vào nợ xấu của ngân hàng, có thể đánh giá được mức độ an tồn, hiệu quả của ngân hàng từ đó có thể quyết định có đầu tư hay có gửi/rút tiền ở ngân hàng đó hay khơng, điều này ảnh hưởng tới các chiến lược quản trị thanh khoản của các ngân hàng.
Năm 2008 ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sau đó là suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng bị ảnh hưởng. Hệ quả tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2008 tại Eximbank là 4,71% trong khi tỷ lệ này trong năm 2007 được duy trì ở mức thấp dưới 1%.
Trong năm 2009 Eximbank đã triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ khó địi (như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, xử lý tài sản đảm bảo, cấn trừ nợ, khởi kiện, triển khai thành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, chủ động chuyển nhóm nợ cao để trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý các khoản nợ khơng cịn khả năng thu hồi...) cộng với sự phục hồi kinh tế trong nước đã giúp Eximbank giải quyết được tình hình nợ khó địi. Tỷ lệ này giảm xuống cịn 1,82% năm 2009.
Do Eximbank thực hiện việc kiểm sốt chất lượng tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an tồn, đa dạng và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường, vì thế chất lượng tín dụng của Eximbank năm 2010, 2011 và 2012 đều nằm trong tầm kiểm sốt.
2.4 Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank 2.4.1 Ƣu điểm 2.4.1 Ƣu điểm
Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank tuân thủ theo quy định của NHNN. Công tác này được quản lý và giám sát bởi Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) phối hợp với Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, các Khối liên quan (Khối KHDN, KHCN), Khối Giám sát hoạt động, Khối công nghệ thông tin, và các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc để giải quyết rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống. Đồng thời phân cấp ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.
Trong quá trình hoạt động, Eximbank ln có các quy định kịp thời để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tình hình thanh khoản tại từng thời điểm. Eximbank đã xây dựng các phương án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản. Đối với các phương án xử lý này, ngân hàng đã vạch ra được những bước khá chi tiết, cụ thể và cẩn trọng. Do đó, nếu có rủi ro thanh khoản xảy ra thì ngân hàng có cơ sở để thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra mà khơng rơi vào tình trạng lúng túng bị động khi đối phó.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Về phân tích các chỉ tiêu và chỉ số thanh khoản
Hiệu quả công tác quản lý thanh khoản của Eximbank trước hết thể hiện ra bên ngoài là các chỉ số thanh khoản. Các chỉ số thanh khoản được tính tốn dựa trên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nên mọi sự thay đổi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đều làm cho các chỉ số thanh khoản thay đổi. Với cách lựa chọn đánh giá rủi ro thanh khoản dựa trên tính tốn các chỉ số thanh khoản tác giả phân các chỉ số thành 3 nhóm chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng:
- Chỉ số H1 và H2 là nhóm chỉ số an toàn hoạt động của ngân hàng. Hai chỉ số này địi hỏi khi quy mơ các ngân hàng phát triển càng cao thể hiện ở tổng nguồn vốn huy động và tổng tài sản Có của ngân hàng cũng sẽ khơng ngừng tăng lên, ngân hàng muốn có đủ năng lực tự vệ thì địi hỏi vốn tự có phải tăng lên với mức độ tương xứng để đảm bảo duy trì tỷ lệ an tồn hoạt động theo quy định của NHNN.
- Chỉ số H3, H4, H6 được coi là nhóm các chỉ số thanh khoản thể hiện cơ cấu các tài sản có tính thanh khoản quan trọng nhất trong tổng tài sản Có.
- Chỉ số H5, H7, H8 là các chỉ số thanh khoản mang tính chất tương quan so sánh giữa từng loại tài sản Có với nguồn tạo thanh khoản cụ thể. Các chỉ số này phản ánh thanh khoản của từng loại tài sản đối với từng nguồn tương ứng. Chỉ số H7 cho ta so sánh lượng tài sản ngân hàng tồn tại dưới dạng các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD liệu có cân đối với nguồn vốn huy động được từ các TCTD. Chỉ số H5 cho ta biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng để cho vay. Chỉ số H8 so sánh lượng tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng với nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng.
Để kiểm soát rủi ro thanh khoản nhà quản trị ngân hàng cần chú trọng phân tích các chỉ số thanh khoản trên báo cáo tài chính và có biện pháp quản trị tốt ba nhóm chỉ số trên.
Qua phân tích các chỉ số trên ta đánh giá khả năng thanh khoản của Eximbank chưa cao. Do các khoản tín dụng được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất mà các khoản cho vay của Eximbank lại chiếm tỷ lệ khá cao thể hiện qua các chỉ số H4, H5. Năng lực cho vay của Eximbank cao chiếm gần 50% tổng tài sản có, bên cạnh đó tỷ lệ tín dụng/tiền gửi khách hàng rất cao: năm 2010 là 106,13%, năm 2011 là 138,01%, và năm 2012 là 135,52% cho thấy ngân hàng chưa cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và huy động một cách hợp lý và đã sử dụng vượt trên cả nguồn tiền huy động từ khách hàng để cho vay, điều này đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Eximbank chưa chú trọng đến việc nắm giữ các giấy tờ có giá thể hiện qua chỉ số chứng khốn thanh khoản rất thấp: năm 2010 là 0,02%, năm 2011 là xấp xỉ 0%, và năm 2012 là 0,59% trong khi đó các giấy tờ có giá có thể được giao dịch trên thị trường mở để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng tức thời vì có khả năng chuyển đổi thành tiền cao.
Eximbank chưa quản lý tài sản “Có” theo kỳ hạn một cách hợp lý mức chênh thanh khoản kỳ hạn dưới 3 tháng qua các năm hầu hết đều bị âm cho thấy
khả năng thanh khoản của Eximbank trong ngắn hạn chưa tốt lắm. Eximbank có khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn nếu thị trường có biến động bất thường và khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút vốn ngắn hạn hàng loạt.
Về nguồn vốn xử lý thiếu thanh khoản tập trung vào những nguồn chính là DTBB tại NHNN, tiền vay từ NHNN và TCTD khác, vay tín chấp trên thị trường liên ngân hàng nhưng lại thiếu các giấy tờ có giá có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trên thị trường mở như trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN. Qua đó cho thấy, nguồn vốn xử lý thiếu thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ” là chủ yếu. Điều này tuy giúp đem lại lợi nhuận cao nhất cho Eximbank nhưng lại khiến cho Eximbank phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Về công tác điều hành thanh khoản
Với những mặt đã làm được và tình hình thanh khoản khá ổn định trong những năm qua nhưng công tác điều hành thanh khoản của Eximbank vẫn còn tồn tại một số hạn chế cùng với những nguyên nhân sau:
Công tác cảnh báo thanh khoản tại Eximbank vẫn chưa được chú ý đúng mức, hiện tại Phòng Điều hành tài sản có – Tài sản nợ thuộc Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính vừa đảm nhiệm cơng tác tính tốn thanh khoản hàng ngày vừa đảm nhiệm công việc cảnh báo thanh khoản nên khối lượng công việc phụ trách là rất lớn và khơng đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác quản lý rủi ro thanh khoản.
Các quy trình, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản đã được đề ra nhưng việc đưa vào thực tế hoạt động còn chậm và vẫn cịn đang tiếp tục được hồn thiện. Thêm vào đó ngân hàng chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các chính sách.
Mặc dù quy định về quản lý thanh khoản đã được ban hành, nhưng việc triển khai áp dụng nhất là tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.
Công tác quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện bởi tất cả các đơn vị trong hệ thống nhưng vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh và Ban điều hành thanh khoản.
Đầu năm 2012, Eximbank chính thức có một phịng ban riêng về quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản trực thuộc khối giám sát hoạt động. Tuy nhiên, nhân sự phòng quản lý rủi ro thị trường hiện nay cịn ít và đa phần là nhân sự trẻ, tốt nghiệp từ các trường đào tạo nước ngoài nhưng về kinh nghiệm thực tiễn trong ứng phó với tình hình bất ổn thanh khoản thì chưa có.
Cân đối dịng tiền vào, ra hàng ngày là cơng việc thường xuyên và khá quan trọng trong công tác quản lý thanh khoản, nhưng hệ thống báo cáo hiện tại của Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản vẫn dựa trên các bảng tính Excel, phần mềm Korebank hiện tại của Eximbank chỉ được sử dụng cho các giao dịch kinh doanh. Thiếu phần mềm hỗ trợ nên công tác xây dựng chế độ cảnh báo trong quản trị thanh khoản tại Eximbank còn yếu và Eximbank cũng chưa đưa ra được các phương án giải quyết thiếu hụt thanh khoản tối ưu cho từng thời điểm một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Phân tích các chỉ số đo lường thanh khoản, đồng thời so sánh từng chỉ số với một số ngân hàng thương mại cho thấy được những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank dựa trên phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Giới thiệu về quy trình nghiệp vụ điều hành thanh khoản, phương pháp tổ chức thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản, công tác xây dựng chế độ báo cáo trong quản trị rủi ro thanh khoản, nguồn vốn xử lý khi xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản, công tác quản lý tài sản có – tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế… Tiếp theo sang chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của Eximbank trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 Chiến lƣợc quản trị thanh khoản và định hƣớng phát triển của Eximbank 3.1.1 Định hƣớng phát triển trung và dài hạn của Eximbank
Phát triển Eximbank từng bước trở thành tập đồn tài chính ngân hàng đa năng - hiện đại, hoạt động trên các lĩnh vực: tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư và các hoạt động tài chính tiền tệ khác...Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu và ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi.
Tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối