Kết quả phân tích tồn bộ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

4.1.1. Kết quả phân tích tồn bộ mẫu

Kết quả từ việc sử dụng phần mềm SPSS và kiểm định Wilcoxon về dấu thứ hạng có được bảng 4.1 dưới đây tổng hợp kết quả thực nghiệm cho toàn bộ mẫu gồm

33 các doanh nghiệp cổ phần hóa trong các năm từ 2004 và 2010. Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính trung bình của những cơng ty này trước và sau khi q trình cổ phần hóa. Cho từng chỉ tiêu tài chính, bảng sau cung cấp thơng tin tổng hợp về số mẫu quan sát, giá trị trung bình trước và sau q trình cổ phần hóa, chỉ số thống kê Z của phép kiểm định dấu thứ hạng Wilcoxon, công thức mà kiểm định sự quan trọng trong sự thay đổi của giá trị trung bình. Bên cạnh đó, trong phép kiểm định Wilcoxon, nghiên cứu này cũng thực hiện kiểm định tỷ lệ. Do

đó, hai cột cuối cùng của bảng cung cấp tỷ lệ phần trăm của doanh nghiệp biến động

Bảng 4.1: Phân tích tồn bộ mẫu

Chỉ tiêu N Trước Sau Thay đổi Z-

statistic %

Asym p. Sig.

(2- tailed) Khả năng tạo lợi nhuận

ROA 33 0.0447 0.0833 0.0385 -3.189a 76% 0.001 ROS 33 0.0438 0.0823 0.0384 -3.243a 79% 0.001 ROE 33 0.1079 0.1573 0.0494 -2.850a 73% 0.004

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả doanh thu

33 1,682 3,306 1,624 -4.708a 94% 0.000 Hiệu quả thu

nhập

33 157 415 258 -3.457a 85% 0.001

Đầu ra

Doanh thu 33 1,646,676 3,397,558 1,750,882 -4.583a 88% 0.000

Đòn bẩy Tỷ số đòn bẩy 33 0.61 0.58 (0.03) -.777b 55% 0.437 Nhân công Số lượng nhân viên 33 578 1,372 794 -5.012a 100% 0.000

Nguồn: Tác giả thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu từ Phụ lục 1, 2, 3

Phân tích từng chỉ tiêu theo kết quả quan sát, rút ra được những kết luận theo

từng nhóm chỉ tiêu như sau.

4.1.1.1. Sự thay đổi khả năng tạo lợi nhuận

Để đo lường khả năng tạo lợi nhuận, bài nghiên cứu dùng 3 chỉ tiêu tài chính

là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE). Theo kỳ vọng, khả năng tạo lợi nhuận tăng trọng

yếu sau khi tư nhân hóa khi xét các chỉ số ROS, ROA và ROE cho tất cả các mẫu.

Trong 3 chỉ tiêu đo lường khả năng tạo lợi nhuận này, có thể thấy rằng cả ROA, ROS, ROE thì đều có sự chuyển biến tích cực sau cổ phần hóa so với trước cổ phần hóa. Cụ thể ROA tăng từ 4,47% lên 8,33%, tăng 3,85%, ROS cũng tăng 3,84% từ 4,38% lên 8,23% tương tự như ROA và ROE có mức tăng nhiều hơn với 4,94% từ 10,79% lên

Từ kiểm định Wilcoxon cũng thấy được tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp biến động theo kỳ vọng. Theo bảng tổng hợp trên có thể thấy được trong cả 3 chỉ tiêu ROA,

ROS, ROE thì tỷ lệ phần trăm mẫu biến động theo kỳ vọng là khá cao theo thứ tự lần

lượt là là 76%, 79%, 73%. Chỉ số Asymp. Sig. (2-tailed) tức p-value của kiểm định t đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% do đó giả thuyết ban đầu đặt ra là khả năng tạo lợi nhuận

sau cổ phần hóa tăng so với trước cổ phần hóa.

Tổng hợp các kết quả này cho thấy rằng cổ phần hóa ở Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến khả năng lợi nhuận của các công ty đang trong diện được khảo sát,

các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận đều được tăng lên và với tỷ lệ phần trăm các mẫu khá cao (trên 70%).

4.1.1.2. Sự thay đổi hiệu quả kinh doanh

Như đã đề cập trong phần các giả thuyết, để đo lường hiệu quả kinh doanh, bài nghiên cứu sử dụng doanh thu/lao động và thu nhập trước thuế/lao động. Những con số thể hiện sự tăng giá trị trung bình về hiệu quả kinh doanh sau khi cổ phần hóa trong tất cả các mẫu. Kết quả cho thấy cả các chỉ số hiệu quả đều tăng lên và có ý nghĩa có ý nghĩa thống ke sau cổ phần hóa. Hiệu quả doanh thu tăng từ mức trung bình 1.682 triệu đồng/nhân viên trong giai đoạn trước cổ phần hóa lên 3.306 triệu

đồng/nhân viên trong giai đoạn sau cổ phần hóa, tức là tăng 1.624 triệu đồng/nhân

viên. Tương tự, hiệu quả thu nhập cũng có sự chuyển biến tích cực một cách đáng kể

từ mức trung bình 157 triệu đồng/nhân viên trong suốt giai đoạn trước cổ phần hóa lên

415 triệu đồng/nhân viên sau cổ phần hóa, tăng 258 triệu đồng/nhân viên. Hơn nữa, tỷ

lệ phần trăm doanh nghiệp biến động theo kỳ vọng ở mức cao tương ứng 94% và 85%

trong tổng mẫu các công ty, p-value của kiểm định t đều nhỏ hơn cho thấy cả hai đều

tăng ở mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả của mẫu khảo sát gợi ý rằng các công ty đã được cổ phần hóa sử dụng các nguồn lực của họ với hiệu quả cao hơn sau khi cổ phần hóa.

4.1.1.3. Sự thay đổi đầu ra (doanh thu)

Theo quan sát của mẫu khảo sát, doanh thu đại diện cho kết quả sản xuất đầu ra tăng lên rõ rệt sau cổ phần hóa từ giá trị trung bình trước cổ phần hóa là 1.646.676 triệu đồng lên 3.397.558 triệu đồng, mức tăng là 1.750.882 triệu đồng tương đương

hơn 100% so với trước cổ phần hóa. Ngồi ra trong số 33 cơng ty được khảo sát thì có

88% mẫu là có doanh thu sau cổ phần hóa lớn hơn doanh thu trước cổ phần hóa, độ tin

cậy ở mức 99%. Với kết quả này đã chứng minh cho giả thuyết ban đầu của tác giả là đúng và khẳng định q trình cổ phần hóa đã có tác dụng tích cực lên sản lượng đầu ra của các cơng ty nghiên cứu.

4.1.1.4. Sự thay đổi địn bẩy

Tỷ số đòn bẩy được đo lường bằng tổng nợ trên tổng tài sản đã được cải

thiện tuy nhiên không nhiều, từ mức trung bình ở 61% xuống cịn 58%, giảm 3% so

với trước cổ phần hóa. Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác (như Megginson, Nash và Randenborgh 1994,

D’Souza và Megginson 2000).

Tuy nhiên, kết quả này không giống với kết quả từ bài nghiên cứu của tác giả Giang Trần (2008). Theo giải thích từ tác giả Giang Trần (2008) lý do cho sự khác biệt

của nghiên cứu này là do tình hình ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân vẫn được

nhận những điều khoản như các doanh nghiệp Nhà nước bởi các ngân hàng thương

mại sở hữu bởi Nhà nước. Hơn nữa, các quy định và luật cổ phần hóa cho phép các

doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục hưởng các điều khoản ưu đãi như khi còn là doanh nghiệp Nhà nước trong vài năm đầu sau khi cổ phần hóa. Ngồi ra, thời kỳ nghiên cứu

của tác giả Giang Trần (2008) là những cơng ty cổ phần hóa trong giai đoạn 2002 –

2003 khi mà thị trường chứng khốn ở Việt Nam cịn rất nhỏ, nên doanh nghiệp muốn

mở rộng (thực tế là họ đều thực hiện vậy), họ không thể dựa vào thụ trường chứng

khốn cơng khai nên vẫn tiếp tục dựa vào những khoản nợ. Điều này khơng cịn phù

hợp với tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn mà bài nghiên cứu này đang áp dụng là

các doanh nghiệp cổ phần hóa từ 2004 – 2010 mà đặc biệt chủ yếu trong 33 cơng ty nghiên cứu thì thời điểm cổ phần hóa của hầu hết các doanh nghiệp là từ 2006 – 2007. Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa qua các trung tâm giao dịch chứng khốn. Nhờ việc đấu giá cổ phần mà thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sơi động. Thêm vào đó từ khi chính phủ ban hành quyết định

238/2005/QĐ-TT nới rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ 30% đến 49%, thị trường đã có những chuyển biến tích cực. Nhờ

đó mà khả năng huy động vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp. Và hơn nữa từ 2007, theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày

26/6/2007, những ưu đãi về vay vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước là khơng cịn

nữa, khi đó việc bổ sung vốn từ nguồn vốn vay trở nên khó khăn với các doanh nghiệp

do khơng cịn được sự bảo lãnh của Nhà nước và những ưu đãi cũng đã chấm dứt.

Sự khác nhau về giai đoạn nghiên cứu đã dẫn đến kết quả không giống với kết quả thực nghiệm trước đây của tác giả Giang Trần (2008) áp dụng cho Việt Nam.

Tuy nhiên kết quả này lại phù hợp với giả thuyết kỳ vọng được đưa ra.

4.1.1.5. Sự thay đổi nhân công

Theo nhiều nghiên cứu trước đây tác động của tư nhân hóa lên lao động là khơng rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu (Boubakri và Cosset, 1998; Megginson và cộng

sự, 1994) đã báo cáo một sự tăng lên về lao động sau tư nhân hóa, ngược lại theo

Harper (2002), La Porta và Lopez - de - Silanes (1999), Boycko và cộng sự (1996) thì

số lượng lao động sau cổ phần hóa sẽ giảm đi nhờ vào cải cách cơ cấu, cắt bớt lao động dư thừa. Trong khi đó, theo Megginson và cộng sự (1994) và Boubakri và Cosset

(1998) lao động không giảm đáng kể.

Theo kết quả của bài nghiên cứu này thì có sự tăng lên đáng kể về số lượng lao động, tuy nhiên sự gia tăng trong số lượng lao động này không làm giảm đi hiệu quả của việc cổ phần hóa bằng chứng là sự tăng lên trong hiệu quả kinh doanh như đã

đề cập ở trên.

Trước yêu cầu cổ phần hóa, các doanh nghiệp địi hỏi phải trẻ hóa, đưa những nhân tố mới vào bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp mình, tạo ra năng suất làm việc cao hơn. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo cũng có sự thay đổi so với trước khi tái cơ

cấu, khi đã được bổ sung thêm Hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Sự biến động về

nhân sự sau khi cổ phần hóa cũng tăng mạnh, phổ biến là việc tăng lên của các lao

động trẻ; bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là các lao động lớn tuổi, năng suất làm

và thậm chí là ngay khi đang tiến hành cổ phần hóa, có xuất hiện tình trạng lao động dôi dư. Các lao động này chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động lớn tuổi. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm của các ngành kinh tế Việt Nam là các ngành sản xuất yêu cầu lượng lớn lao động có tay nghề và khơng phải là những ngành yêu cầu khoa

học kỹ thuật cao và thay đổi liên tục. Chính vì thế, lượng lao động có tay nghề vẫn được tận dụng kết hợp với sự mở rộng về quy mô sản xuất, tạo ra sự cải thiện trong năng suất lao động mà không giảm đi số lượng lao động.

Thực vậy, theo số liệu thu thập được từ Tổng cục Thống kê, số lượng lao

động trong các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước tăng lên về số lượng lao động

qua các năm như biểu đồ sau. Điều này nhằm củng cố thêm về kết quả từ mẫu nghiên

cứu.

Số lao động các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)