So sánh kết quả với bài nghiên cứu gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 59 - 92)

Chỉ tiêu N Trước Sau Thay

đổi Z- statistic % Asymp. Sig. (2- tailed) ROA Tác giả 33 0.0447 0.0833 0.0385 -3.189a 76% 0.001 Giang Trần (2008) 130 0.0239 0.0484 0.0245 -5.027a 70% 0.000 ROS Tác giả 33 0.0438 0.0823 0.0384 -3.243a 79% 0.001 Giang Trần (2008) 130 0.0112 0.0413 0.0301 -6.020a 76% 0.000 ROE Tác giả 33 0.1079 0.1573 0.0494 -2.850a 73% 0.004 Giang Trần (2008) 129 0.0864 0.0977 0.0113 -4.392a 73% 0.000

Hiệu quả doanh thu

Tác giả 33 1,682 3,306 1,624 -4.708a 94% 0.000 Giang

Trần (2008)

139 286 399 112 -5.073a 73% 0.000

Hiệu quả thu nhập

Tác giả 33 157 415 258 -3.457a 85% 0.001 Giang

Trần (2008)

Bảng 4.11: So sánh kết quả với bài nghiên cứu gốc (tiếp theo)

Chỉ tiêu N Trước Sau Thay đổi Z-

statistic % Asymp. Sig. (2- tailed) Doanh thu Tác giả 33 1,646,676 3,397,558 1,750,882 -4.583a 88% 0.000 Giang Trần (2008) 147 81,062 95,316 14,254 -3.471a 67% 0.000 Tỷ số đòn bẩy Tác giả 33 0.61 0.58 (0.03) -.777b 55% 0.437 Giang Trần (2008) 187 0.4998 0.6104 0.1106 -4.946a 56% 0.185 Số lượng nhân viên Tác giả 33 578 1,372 794 -5.012a 100% 0.000 Giang Trần (2008) 147 337 286 -50 -3.903a 68% 0.000

Nguồn: Tác giả thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu từ Bảng 4.1 và Phụ lục 23

So sánh với bài nghiên cứu gốc của tác giả Giang Trần (2008), bài nghiên

cứu này có kết quả tương tự ở hầu hết các chỉ tiêu, cụ thể các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời (ROA, ROE, ROS), hiệu quả kinh doanh (hiệu quả doanh thu và hiệu quả

thu nhập), đầu ra (doanh thu) đều tăng. Và có kết quả ngược lại với kết quả của Giang Trần (2008) trong 2 chỉ tiêu: tỷ số đòn bẩy, số lượng nhân viên khi so sánh trung bình trước và sau cổ phần hóa của nhóm các cơng ty nghiên cứu. Tuy nhiên vì giá trị p- value của cả 2 bài nghiên cứu khá là cao nên khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, chưa thể kết luận về ảnh hưởng của cổ phần hóa lên tỷ số địn bẩy đối với các cơng ty cổ phần tại Việt Nam. Xét về số lượng nhân viên, với mẫu thu thập được, bài nghiên cứu này cho rằng số lượng nhân viên là tăng sau cổ phần hóa do u cầu của việc mở rộng quy mơ cơng ty sau cổ phần hóa. Ngược lại, tác giả Giang Trần lại cho rằng số lượng nhân viên là giảm đi sau cổ phần hóa do kết quả của việc loại bỏ lao động dư thừa, không đáp ứng yêu cầu đối với tình hình sản xuất mới. Lý do của sự khác nhau này có thể là do sự khác biệt về giai đoạn nghiên cứu như đã đề cập trên đây.

Nhìn chung, có thể thấy rõ ảnh hưởng của cổ phần hóa lên khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh và sản lượng đầu ra trong cả 2 bài nghiên cứu. Từ đây có thể cho

rằng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu

Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi trong quản trị cơng ty sau khi cổ phần hóa đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty tại Việt Nam. Mẫu thu thập gồm 33 công ty từ nhiều ngành nghề khác nhau. Có hai phương pháp đã được

sử dụng để nghiên cứu vấn đề này.

Phương pháp tiếp cận đầu tiên là sử dụng nghiên cứu thực nghiệm của Megginson, Nash and Van Randenborgh để so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty tư nhân trước và sau khi cổ phần hóa. Sử dụng phép kiểm định Wilcoxon về dấu thứ

hạng làm phương pháp nguyên tác của công việc kiểm chứng cho những thay đổi

trọng yếu trong biến hiệu quả kinh doanh thông qua viêc sử dụng các giá trị trung bình

của trước và sau quá trình chuyển đổi trong bước đầu tiên. Kết quả thực nghiệm từ mẫu gồm 33 cơng ty nói trên đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong hầu hết các chỉ

tiêu đo lường kết quả hoạt động, cụ thể là khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và tỷ

lệ đòn bẩy.

Tuy nhiên phương pháp so sánh trước-sau theo phương pháp luận của Megginson, Nash and Van Randenborgh còn tồn tại một vài nhược điểm. Phương pháp này không thể tách biệt ảnh hưởng của tư nhân hóa lên hoạt động của cơng ty khỏi các

ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố kinh tế khác, do đó phương pháp thứ 2 là phương

pháp DID được sử dụng để giải quyết những thiếu sót của các nghiên cứu thực nghiệm

của Megginson, Nash and Van Randenborgh. Cách tiếp cận DID so sánh các công ty cổ phần hóa (nhóm khảo sát) với các cơng ty thuần là công ty cổ phần trong cùng giai đoạn nghiên cứu (nhóm kiểm sốt) để làm rõ tác động của việc cổ phần hóa. Tương tự

như phương pháp tiếp cận đầu tiên, cách tiếp cận DID chứng minh việc cổ phần hóa mang lại sự cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh của các cơng ty được cổ phần hóa. Trong phương pháp này, phép kiểm định Mann-Whitney đã được sử dụng

Ngoài ra, bài nghiên cứu này sẽ đi sâu hơn về ảnh hưởng của phần vốn sở

hữu còn lại của nhà nước tại một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, cho thấy tác động của các nhà quản lý trong hoạt động của công ty. Việc cổ phần hóa dẫn đến

những thay đổi quan trọng về bản chất và cơ cấu sở hữu của cơng ty. Phân tích hồi quy

về mối quan hệ giữa kết quả hoạt động của cơng ty và tỷ lệ sở hữu cịn lại của nhà nước được tiến hành. Trong mơ hình này, một số biến kiểm sốt đã được đưa vào

phương trình hồi quy như quy mô công ty (Size), tỷ lệ nợ trên tài sản (Gear) và mức

độ kiểm soát của nhà nước (Pricontrol). Từ kết quả phân tích hồi quy thì thấy được nếu mối quan hệ nghịch biến giữa ROA và tỷ lệ sở hữu còn lại của nhà nước.

Thứ hai, quản lý nhân sự thay đổi liên quan đến việc cổ phần hóa được khẳng

định là quan trọng đối với hiệu suất hoạt động của công ty. Các công ty cổ phần hóa với các nhà quản lý cũ vẫn cải thiện được hiệu suất của chúng nhiều hơn so với việc

thay thế người quản lý mới. Mặc dù các nhà quản lý mới có thể đem đến những sang kiến mới, phương pháp mới nhưng bài nghiên cứu này ủng hộ quan điểm nhà quản lý

cũ sẽ có một kiến thức tốt về công ty và khả năng để duy trì mối quan hệ với bộ máy

nhà nước, nhờ thế mà kết quả công ty vẫn được cải thiện sau cổ phần hóa.

Yếu tố thứ ba được xem xét là quy mô công ty. Với quan điểm là ở các cơng

ty lớn thì quy trình quản trị chiến lược sau cổ phần hoá được đánh giá là hoạt động hiệu quả, linh hoạt và bền vững hơn so với những công ty nhỏ và vừa sau cổ phần hố do các cơng ty lớn sẽ chú trọng nhiều đến công tác hoạch định chiến lược với sự tham gia của nhiều đối tượng để đảm bảo xây dựng chiến lược thận trọng hơn, đồng thời họ

cũng đầu tư vào việc mời các chuyên gia tư vấn tham gia cùng để có tính khách quan

và tận dụng được lời khuyên tốt từ họ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chi biết công tác quản trị chiến lược vẫn chưa thực sự có nhiều thay đổi tích cực hơn trước bởi họ quy mô của họ nhỏ hơn, lĩnh vực và thị trường cũng hẹp hơn và cũng không đầu tư được cho việc thuê chuyên gia tư vấn. Kết hợp với kết quả thực nghiệm

từ mẫu khảo sát, bài nghiên cứu này cho rằng cơng ty quy mơ lớn sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn những công ty nhỏ sau cổ phần hóa.

Bên cạnh đó một yếu tố khác cũng được xem xét là vị trí địa lý của cơng ty. Theo kết quả thực nghiệm từ bài nghiên cứu khi so sánh giữa 2 nhóm mẫu là nhóm các cơng ty ở thành phố đơ thị và nhóm các cơng ty ở tỉnh thành thì nhóm các cơng ty ở thành phố có hiệu suất doanh thu, hiệu suất thu nhập, doanh thu đầu ra tăng nhiều hơn.

5.2. Hạn chế của đề tài

So với bài nghiên cứu gốc của tác giả Giang Trần (2008), bài nghiên cứu này có một số hạn chế sau:

5.2.1. Hạn chế về số lượng mẫu

Số lượng mẫu trong bài nghiên cứu của tác giả là 209 công ty từ các ngành

nghề khác nhau. Số liệu được thu thập từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế (CIEM) và

Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO). Trong khi đó, với hạn chế về việc thu thập dữ

liệu, tổng số mẫu của bài nghiên cứu này là 33 công ty từ nhiều ngành nghề, dữ liệu

được thu thập từ thông tin công bố của những cơng ty trên hai sàn chứng khốn Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, dữ liệu bài nghiên cứu này được lấy trong khoản thời gian 1-3

năm trước cổ phần hóa, 1-3 sau cổ phần hóa với năm cổ phần hóa là năm gốc (năm 0)

thay vì lấy 1-2 năm trước cổ phần hóa và 1-2 năm sau cổ phần hóa theo như tác giả Giang Trần.

Do hạn chế về số lượng mẫu nên khi chia tổng mẫu ra thành các mẫu nhỏ

hơn theo các yếu tố để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của cổ phần hóa, lượng mẫu khơng đồng đều giữa các nhóm mẫu. Đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến kết quả không giống như kết quả của bài nghiên cứu theo tác giả Giang Trần.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu này cũng đã tìm hiểu những ngun nhân khác có thể dẫn

đến những sự khác biệt này như đã đề cập chi tiết trong các phần trên. Hơn nữa, do

thời điểm và giai đoạn nghiên cứu khác nhau, nên có những yếu tố khác làm ảnh

5.2.2. Hạn chế về thông tin thu thập

Theo bài nghiên cứu gốc của tác giả Giang Trần, tác giả đã nghiên cứu về

một chỉ tiêu ngoài số lượng lao động là phúc lợi nhân viên được đo lường bằng thu

nhập nhân viên/số lượng nhân viên.

Tuy nhiên, chỉ tiêu thu nhập nhân viên không được công bố đầy đủ trong các báo cáo mà bài nghiên cứu thu thập được nên đã khơng có đủ dữ liệu thực hiện kiểm

định cho các giả thuyết trong bài nghiên cứu gốc.

Ngoài ra, các chỉ tiêu thu thập là các chỉ tiêu danh nghĩa, chưa có điều chỉnh

lạm phát.

5.2.3. Hạn chế về mẫu kiểm soát

Như đã đề cập, phương pháp DID được tác giả Giang Trần áp dụng để khắc phục các hạn chế của phương pháp so sánh trước-sau, vì phương pháp so sánh trước- sau đã bỏ qua ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố quyết định khác khi đo lường các tác động của cổ phần hóa lên hoạt động của cơng ty.

Theo đó tác giả sẽ chọn 1 nhóm các cơng ty là doanh nghiệp nhà nước sẽ không cổ phần hóa để có thể xác nhận rõ ràng về hiệu suất trước và sau khi cổ phần hóa bằng cách so sánh các kết quả thu được từ nhóm cơng ty kiểm sốt này với các nhóm cơng ty được khảo sát bên trên.

Tuy nhiên, thông tin của các doanh nghiệp nhà nước không được công bố

rộng rãi và minh bạch như các cơng ty đại chúng. Do đó bài nghiên cứu này đã thay

thế nhóm các doanh nghiệp nhà nước bằng các công ty cổ phần niên yết trên 2 sàn chứng khốn Việt Nam.

Theo kết quả thu được thì việc thay thế này không làm ảnh hưởng đến kết quả và kết luận của bài nghiên cứu nên nhận thấy rằng việc thay thế này là phù hợp và chấp nhận được.

Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Đỗ Mai Thành, 2008. Nhìn lại q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở

nước ta. Tạp chí Cộng sản số 102/2006, truy cập 26/03/2013,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/14/1660/

2. Hoàng Anh Duy, Lê Việt Anh, 2013. Thực trạng quản trị trong Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại,

http://ieit.edu.vn/vi/nghien-cuu/item/159-thuc-trang-quan-tri-doanh-nghiep-nha- nuoc-sau-co-phan-hoa-tai-viet-nam

3. Phạm Nguyễn Hồng, 2012.Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn trên thế giới.

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&c ad=rja&ved=0CCsQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.ssc.gov.vn%2Fubck% 2Fhtfileservlet%3Bjsessionid%3DGX1xRyvXnDDHGf23t8Cgz3NfhChFnqm1 z6QMwR2nhn65xs9JbRwq!-2120745350!- 1947298869%3Fid%3D545914&ei=GJlfUviYG9C_kgWDo4CABw&usg=AF QjCNHDtpzVHGdPJjsemh2g05TDC- ATiw&sig2=enPiK9xki6ngbZ9J2oQD1Q&bvm=bv.54176721,d.dGI

4. Thủ tướng chỉnh phủ, 1998. Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Văn bản pháp luật của Chính phủ, Hà

Nội.

5. Thủ tướng chỉnh phủ, 2002.Nghị định 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Văn bản pháp luật của Chính phủ, Hà Nội.

6. Thủ tướng chỉnh phủ, 2004. Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Văn bản pháp luật của Chính phủ, Hà

Chính phủ, Hà Nội.

8. Trần Ngọc Hiên, 2010. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - thực trạng và

giải pháp. Tạp chí Cộng Sản,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2010/167/Co- phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-thuc-trang-va-giai.aspx

9. Trương Đông Lộc, Võ Văn Dứt, Lê Long Hậu, 2006. Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 332, Hà Nội.

Danh mục tài liệu Tiếng nước ngoài

1. Anderson, James H; Young Lee and Peter Murrell, 2000. Competition and Privatization Amidst Weak Institutions: Evidence from Mongolia. Economic

Inquiry, Vol. 38, Issue: 4, Pages: 527-49.

2. Becht, Marco; Patrick Bolton; and Rosell Ailsa, 2002. Corporate Governance and Control. National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA.

3. Bhatti, BH & Sarwet, 2012. Financial performance of state owned enterprises in emerging economies. Chartered Institute of Management Accountants,

London.

4. Boycko, Maxim, Andrei Shleifer, and Robert W. Vishny, 1996. A Theory of Privatisation, Economic Journal, Vol. 106, pp. 309-319.

5. Denis, David J., and Diane K. Denis, 1995. Firm Performance Changes Following Top Management Dismissals. Journal of Finance, Vol. 50, pp. 1029-

1057.

6. Djankov, Simeon and Peter Murrell, 2002. Enterprise Restructuring in Transition: A Quantitative Survey, Journal of Economic Literature, Vol. 40, No.

54, pp. 1397-1438.

8. Firth, Michael, Peter M. Y. Fung and Oliver M. Rui, 2006. Firm Performance, Governance Structure, and Top Management Turnover in a Transitional Economy. Journal of Management Studies, Vol. 43, No. 6, pp. 1289-1330.

9. Frydman, Roman, Marek Hessel, and Andrzej Rapaczynski, 2000. Why Ownership Matters? Entrepreneurship and the Restructuring of Enterprises in Central Europe. C.V. Starr Center for Applied Economics working paper,

NYU, New York.

10. Giang Tran, 2008. The impact of corporate governance on the performance of privatized firm in Vietnam. Research Center in Management (CNRS UMR

7088), Dauphine University of Paris.

11. Hellman, Jones, Kaufmann, 2003. Seize the State, Seize the Day: State Capture and Influence in Transition Economies. Journal of Comparative Economics,

Vol. 31, No. 4, pp. 751-773.

12. Hu, Y & Izumida, 2008. Ownership Concentration and Corporate Performance: A Causal Analysis with Japanese Panel Data. Corporate

Governance: An International Review, vol. 16, no. 4, pp. 342-58.

13. Janet, M 2009. International Business: Challenges in a changing world.

Plgrave Mcmillan

14. Kornai, Janos, 1992. The Socialist System: The Political Economy of Communism, Oxford University Press.

15. La Porta, Rafael and Florencio Lopez-de-Silanes, 1999. Benefits of Privatization—Evidence From Mexico. Quarterly Journal of Economics, Vol.

114, No. 4, pp. 1193-1242.

16. Le, TV & Buck, T 2011. State ownership and listed firm performance: a universally negative governance relationship?. Journal of Management &

Review, vol. 20, pp. 703-16.

18. Megginson, William, Robert Nash, and Matthias van Randenborgh, 1994. The Financial and Operating Performance of Newly Privatized Firms: An International Empirical Analysis. Journal of Finance, Vol. 49, pp. 403-452.

19. Nellis, John, 2000. Privatization in Transition Economies: What Next?.

Working paper, Washington D.C.: World Bank.

20. Ongore, VO 2011. The relationship between ownership structure and firm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 59 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)