Kết quả thực nghiệm từ phương pháp DID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

4.2. Kết quả thực nghiệm từ phương pháp DID

Như đã đề cập ở phương pháp nghiên cứu ở trên, nhược điểm của phương pháp so sánh trước-sau là không thể tách biệt ảnh hưởng của tư nhân hóa lên hoạt động

của công ty khỏi các ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố kinh tế khác, đó là việc

khơng thể tách biệt ảnh hưởng của tư nhân hóa tới hoạt động của công ty khỏi ảnh

hưởng của các nhân tố quyết định khác, tác giả đã sử dụng phương pháp "khác biệt

trong khác biệt" (DID) để so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm cơng ty – cơng ty tư nhân và công ty cổ phần trong cùng giai đoạn lấy mẫu. Từ đó thấy được là sự khác biệt giữa hai loại hình và sự khác biệt theo thời gian (trước và sau khi cổ phần hóa). Ưu

điểm chính của phương pháp DID là nó giúp xem xét ảnh hưởng của một chính sách

hay một chương trình chính sách bằng cách so sánh sự khác biệt trong các chỉ tiêu đã

định trước của một nhóm khảo sát qua thời gian - từ trước khi chính sách được thực

hiện đến sau khi thực hiện nó - với sự khác biệt trong các chỉ tiêu của nhóm kiểm sốt – nhóm khơng chịu tác động của chính sách trong cùng giai đoạn.

Như đã đề cập trong phần 3 về phương pháp nghiên cứu, bài nghiên cứu đã xây dựng một nhóm bao gồm cơng ty cổ phần trong cùng thời kỳ nghiên cứu với nhóm cơng ty nghiên cứu ban đầu (được gọi là nhóm khảo sát) để có thể xác nhận rõ ràng về hiệu quả của cổ phần hóa bằng cách so sánh các kết quả thu được từ việc khảo sát với nhóm các cơng ty được cổ phần hóa trong cùng giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 4.6 thể hiện các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của 60 công ty trong

Bảng 4.6: Phân tích mẫu kiểm sốt

Chỉ tiêu N Trước Sau Thay

đổi Z- statistic Asymp. Sig. (2- tailed) Khả năng tạo lợi nhuận

ROA 60 0.0931 0.0862 (0.0069) -1.406a 0.160 ROS 60 0.0953 0.1112 0.0159 -1.082b 0.279 ROE 60 0.2256 0.1630 (0.0626) -4.170a 0.000

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả doanh thu 60 1,300 2,141 841 -5.779b 0.000 Hiệu quả thu nhập 60 116 203 87 -4.689b 0.000

Đầu ra

Doanh thu 60 605,281 1,123,975 518,694 -6.500b 0.000

Đòn bẩy

Tỷ số đòn bẩy 60 0.58 0.47 (0.11) -4.792a 0.000

Nhân công

Số lượng nhân viên 60 864 1,003 139 -2.981b 0.003

Kết quả từ phương pháp DID được thể hiện như sau:

Bảng 4.7: Kết quả phương pháp DID

Chỉ tiêu

Nhóm khảo sát Nhóm kiểm sốt Khác biệt giữa 2 nhóm

N Trước Sau Thay đổi N Trước Sau Thay

đổi mean củaThay đổi 2 nhóm Z- statist ic Asymp . Sig. (2- tailed) ROA 33 0.0447 0.0833 0.0385 60 0.0931 0.0862 (0.0069) 0.0455 (3.53) 0.00 ROS 33 0.0438 0.0823 0.0384 60 0.0953 0.1112 0.0159 0.0225 (2.98) 0.00 ROE 33 0.1079 0.1573 0.0494 60 0.2256 0.1630 (0.0626) 0.1120 (4.78) 0.00 Hiệu quả doanh thu 33 1,682 3,306 1,624 60 1,300 2,141 841 783 (2.59) 0.01 Hiệu quả thu nhập 33 157 415 258 60 116 203 87 171 (1.75) 0.08 Doanh thu 33 1,646,676 3,397,558 1,750,882 60 605,281 1,123,975 518,694 1,232,188 (1.16) 0.24 Tỷ số đòn bẩy 33 0.61 0.58 (0.03) 60 0.58 0.47 (0.11) 0.08 (2.14) 0.03 Số lượng nhân viên 33 578 1,372 794 60 864 1,003 139 655 (2.16) 0.03

Đối với nhóm khảo sát, ta thấy tất cả cá chỉ tiêu đều tăng sau cổ phần hóa.

ROA trung bình tăng từ 4,47% lên 8,33% sau khi cổ phần hóa, cụ thể là tăng 3,85%. Các ROS trung bình sau khi cổ phần hóa tăng cùng mức 3,84%, từ 4,38% lên 8,23%. Liên quan đến lợi nhuận tài chính (lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu), ROE, giá trị trung bình sau khi cổ phần hóa là 15,73% so với 10,79% trước khi cổ phần hóa, cụ thể là

tăng 4,94%. Năng suất tăng đáng kể, hiệu quả doanh thu tăng từ 1.682 triệu đồng/nhân

viên lên 3.306 triệu đồng/nhân viên, cụ thể là tăng doanh thu bán hàng là 1.624 triệu

đồng/nhân viên, tăng 96%. Lợi nhuận trên mỗi nhân viên tăng từ 157 triệu đồng cho mỗi nhân viên trước khi cổ phần hóa lên 415 triệu đồng sau khi cổ phần hóa tăng 258

triệu đồng tương ứng 164%. Doanh thu đầu ra cũng tăng 106% từ 1.646.676 triệu đồng lên 3.397.558 triệu đồng.

Trong khi đó nhóm kiếm sốt lại có biến động ngược chiều trong các chỉ tiêu

về khả năng tạo lợi nhuận mà cụ thể là ROA, ROE. ROA giảm 0,69% từ 9,31% xuống

còn 8,62%, ROE giảm 6,26% từ 22,56% xuống 16,3%. Trong khi đó ROS có sự tăng nhẹ từ 9,53% lên 11,12%, tăng 1,59%. Hiệu suất mặc dù có tăng nhưng mức tăng thấp

hơn so với nhóm khảo sát. Hiệu quả doanh thu tăng từ 1.300 triệu đồng/nhân viên lên

2.141 triệu đồng/nhân viên tương ứng với 65%, hiệu quả thu nhập tăng từ 116 triệu

đồng/nhân viên lên 203 triệu đồng/nhân viên tương ứng tăng 75% trước và sau giai đoạn nghiên cứu. Doanh thu đầu ra cũng tăng kém hơn ở mức 518.694 triệu đồng từ

605.281 triệu đồng lên 1.232.188 triệu đồng tức tăng 86% trong khi nhóm khảo sát

tăng 106%.

Tuy nhiên, tỷ lệ địn bẩy của nhóm kiểm sốt giảm nhiều hơn nhóm khảo sát.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của nhóm khảo sát giảm từ 0,61 xuống 0,58 sau khi cổ phần

hóa, giảm 0,03. Trong khi đó nhóm kiểm sốt có kết quả khả quan hơn là giảm từ 0,58 xuống 0,47 tức giảm 11%.

Về số lượng nhân viên, mức tăng của những cơng ty nhóm khảo sát cũng đáng kể hơn mức tăng của các cơng ty ở nhóm kiểm sốt. Các cơng ty nhóm khảo sát

trước cổ phần hóa có số lượng nhân viên trung bình là 578 nhân viên, đã tăng lên 1.372 nhân viên sau cổ phần hóa, tăng trung bình 794 nhân viên tương ứng với 137%.

Trong khi các cơng ty nhóm kiểm sốt tăng ít hơn, chỉ ở mức 139 nhân viên từ 864 nhân viên lên 1,003 nhân viên và tăng tương ứng 16%. Điều này càng củng cổ cho lập luận của tác giả về sự ảnh hưởng của cổ phần hóa lên số lượng lao động. Dường như những doanh nghiệp được cổ phần hóa ở Việt Nam khơng cắt giảm lượng lao động mà q trình này đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng nguồn lao

động hiện có và thậm chí là tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng thêm.

Nhìn chung, trong cùng thời kỳ, các công ty cổ phần giảm ở một số chỉ tiêu

tỷ suất sinh lợi, và tăng ở những chỉ tiêu hiệu suất kinh doanh và doanh thu đầu ra tuy

nhiên mức tăng này thấp hơn mức tăng của các chỉ tiêu trong nhóm khảo sát. Qua kết quả từ các quan sát trong bài nghiên cứu này, chúng ta thấy được có sự khác biệt trong

sự thay đổi hoạt động của mỗi nhóm đối với việc cổ phần hóa. Cột thứ 10 của bảng thể

hiện kết quả phương pháp DID thể hiện sự khác nhau trong sự thay đổi của giá trị trung bình giữa hai nhóm cơng ty. Chúng tơi nhận thấy rằng với giá trị trung bình, hoạt

động của các cơng ty cổ phần hóa được cải thiện tốt hơn so với công ty cổ phần về lợi

nhuận và năng suất. Nhóm kiểm sốt chỉ thể hiện mức giảm tỷ lệ địn bẩy nhiều hơn nhóm khảo sát.

Cột cuối cùng của bảng cho thấy kết quả khảo sát của Mann-Whitney về ý

nghĩa của sự khác biệt trong sự thay đổi hiệu suất trong giá trị trung bình của hai nhóm. Trong hầu hết các chỉ tiêu, p-value đều thấp hơn 5% chứng tỏ kiểm định sự khác biệt của 2 nhóm này đều có ý nghĩa. Từ kết quả này, chúng tơi có thể kết luận việc cổ phần hóa đã giúp cho các doanh nghiệp cải thiện hơn, trong ý nghĩa thống kê,

lợi nhuận thương mại (ROS), lợi nhuận kinh tế (ROA), lợi nhuận tài chính (ROE), và năng suất (lợi nhuận trên mỗi nhân viên).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)