CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
4.1.2. Kết quả phân tích từ việc chia nhỏ mẫu theo các yếu tố
4.1.2.4. Doanh nghiệp có sự thay đổi giám đốc và doanh nghiệp khơng có sự thay
đổi giám đốc
Để xem xét tác động của ban giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, bài nghiên cứu này sử dụng số liệu trong doanh nghiệp có thay đổi Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc – người giữ vai trò then chốt trong các quyết định của doanh
nghiệp. Ở Việt Nam, thông thường người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước là chủ
tịch. Do đó, ban giám đốc có quyền cao nhất để quản lý mọi thứ ở một mức độ chắc
chắn nào đó, ngoại trừ những quyết định bắt buộc phải có chấp thuận của hội đồng cổ
đông trong cuộc họp hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, thực sự không rõ ràng liệu sự thay đổi thành phần quan trọng có cải thiện được kết quả kinh doanh hay khơng sau khi cổ
phần hóa. Một câu hỏi đặt ra là các giám đốc cũ có cịn thích hợp sau khi cổ phần.
Kết quả kinh doanh được so sánh giữa hai nhóm cơng ty, một là những cơng
ty có sự thay đổi tổng giám đốc sau khi cổ phần hóa (change) và hai là những cơng ty giữ lại tổng giám đốc (not change) được trình bày trong Bảng 4.5 sau.
Bảng 4.5: Phân tích theo sự thay đổi ban quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu N Trước Sau Thay đổi Z-
statistic
Asymp. Sig. (2- tailed)
ROA - Change CEO 13 0.0401 0.0832 0.0431 -1.992a 0.046 ROA - Not change
CEO
20 0.0478 0.0833 0.0355 -2.389a 0.017 ROS - Change CEO 13 0.0468 0.0800 0.0332 -1.572a 0.116 ROS - Not change
CEO
20 0.0419 0.0838 0.0418 -2.501a 0.012 ROE - Change CEO 13 0.0974 0.2019 0.1045 -2.271a 0.023 ROE - Not change
CEO
20 0.1148 0.1284 0.0136 -1.829a 0.067 Hiệu quả doanh thu -
Change CEO
13 963 1,906 943 -2.551a 0.011 Hiệu quả doanh thu -
Not change CEO
20 2,150 4,216 2,066 -3.920a 0.000 Hiệu quả thu nhập -
Change CEO
13 91 192 101 -1.852a 0.064 Hiệu quả thu nhập -
Not change CEO
20 200 560 360 -2.949a 0.003 Doanh thu - Change
CEO
13 903,695 1,620,862 717,168 -2.201a 0.028 Doanh thu - Not
change CEO 20 2,189,820 4,552,411 2,362,590 -3.920a 0.000 Tỷ số đòn bẩy - Change CEO 13 0.55 0.61 0.06 -1.293a 0.196 Tỷ số đòn bẩy - Not change CEO 20 0.66 0.56 (0.09) -2.016b 0.044
Số lượng nhân viên -
Change CEO
13 468 1,170 702 -3.180a 0.001
Số lượng nhân viên -
Not change CEO
20 649 1,503 854 -3.920a 0.000
Nguồn: Tác giả thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu từ Phụ lục 10, 11, 18, 19
Bảng này thể hiện sự so sánh về hiệu suất hoạt động trước và sau khi cổ phần
hóa trong đó có 2 nhóm cơng ty là cơng ty thay đổi Giám đốc điều hành sau khi cổ phần hóa và nhóm cơng ty vẫn giữ lại Giám đốc điều hành sau khi cổ phần hóa.
Theo kết quả bảng trên thì giữa 2 nhóm các cơng ty có sự khác biệt khác biệt trong các chi tiêu, tuy nhiên sự chênh lệch này khơng đáng kể. Giá trị trung bình ROA,
ROS, ROE của nhóm cơng ty khơng có sự thay đổi giám đốc tăng lần lượt ở mức 3,35%, 4,18%, 1,36% trong khi nhóm các cơng ty có sự thay đổi giám đốc tăng lần
lượt là 4,31%, 3,32%, 10,45%. Hiệu suất doanh thu và hiệu suất thu nhập của nhóm
cơng ty có thay đổi giám đốc lần lượt tăng 943 triệu đồng/nhân viên và 101 triệu
đồng/nhân viên tương ứng với 98% và 111%. Trong khi đó nhóm khơng thay đổi giám đốc thì có con số khả quan hơn ở mức 2.066 triệu đồng/nhân viên và 360 triệu đồng/nhân viên, tăng lần lượt là 96% và 180%. Tương tự, doanh thu đầu ra của nhóm
khơng thay đổi giám đốc cũng tăng nhiều hơn so với nhóm cịn lại. Trước cổ phần hóa, doanh thu trung bình của nhóm này là 2.189.820 triệu đồng, sau cổ phần hóa con số
được tăng lên 108% ở mức 4.552.411 triệu đồng. Sự cải thiện cũng được ghi nhận cho
nhóm có sự thay đổi giám đốc sau cổ phần hóa tuy nhiên ở mức thấp hơn, từ 903.695 triệu đồng lên 1.620.862 triệu đồng tức tăng 717.168 triệu đồng tương ứng với 79%.
Kết quả về tỷ lệ địn bẩy thì nhóm khơng có sự thay đổi giám đốc cũng khả
quan hơn khi so sánh giữa 2 nhóm. Nhóm có sự thay đổi giám đốc đã làm tăng tỷ lệ
đòn bẩy từ 0,55 lên 0,61 tăng 0,06. Tuy nhiên, nhóm khơng thay đổi giám đốc tỷ lệ đòn bẩy đã giảm đi từ 0,66 xuống còn 0,56 giảm 0,09.
Thực sự tại Việt Nam, các cơng ty thường duy trì các nhà quản lý cũ để tiếp
tục quản lý và điều hành dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị. Những nhà quản lý cũ được ưu tiên giữ lại và duy trì vị trí đang cơng tác bởi vì họ có kinh nghiệm làm
việc lâu năm, hiểu biết về doanh nghiệp, đồng thời họ cũng có những mối quan hệ
vững chắc. Do đó việc duy trì quản lý cũ cũng là hiện tượng thường thấy tại Việt Nam bởi vốn dĩ đa số các doanh nghiệp Việt Nam là cổ phần hóa từng phần, điều kiện nhân lực của chúng ta chưa cho phép chuyển đổi hoàn toàn và ngay lập tức được. Mặc dù
quản lý cũ được duy trì nhưng nếu có sự thay đổi cần thiết về tư duy quản trị chiến
lược thì việc cổ phần hóa cũng mang lại kết quả mong đợi.
Mặc dù phương pháp so sánh trước và sau khi đã được áp dụng trong nhiều
nghiên cứu nhưng vẫn có những thiếu sót. Vấn đề chính của phương pháp này là nó khơng độc lập với các tác động của tư nhân vào hoạt động công ty từ các yếu tố kinh tế
trong và ngoài. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ giải quyết vấn đề này bằng phương pháp khác để củng cố thêm cho nhận định của bài nghiên cứu.