Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 46 - 47)

2.2. Yêu cầu các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan thủ tục phân tích có

2.2.1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủ

sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị”

“Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị” là một trong 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, được ban hành tại Thơng tư số 214/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính theo đề nghị của Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ trưởng vụ Chế độ kế tốn và kiểm tốn có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2014. Chuẩn mực được soạn thảo trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm của việc thực hành

kiểm toán, học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và hội nhập quốc tế.

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ.

Chuẩn mực đã khẳng định tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong việc giúp KTV đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu:

- Các thủ tục phân tích sử dụng làm thủ tục đánh giá rủi ro có thể giúp KTV xác định các đặc điểm của đơn vị mà KTV chưa biết và giúp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đã đánh giá. Thủ tục phân tích sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro có thể liên quan đến các thông tin tài chính và phi tài chính, như mối quan hệ giữa doanh thu và số lượng hàng bán;

- Thủ tục phân tích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm tốn. Phát hiện được những mối quan hệ bất thường và khơng mong đợi có thể giúp KTV xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.

Ngoài ra, Chuẩn mực cũng lưu ý khi thủ tục phân tích sử dụng những dữ liệu tổng hợp (như trường hợp thực hiện thủ tục phân tích làm thủ tục đánh giá rủi ro), kết quả phân tích chỉ cung cấp những thơng tin chung ban đầu về khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Do đó, việc xem xét những thơng tin khác đã thu thập được khi xác định rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với kết quả của thủ tục phân tích có thể giúp KTV hiểu và đánh giá kết quả của thủ tục phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)