Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông di động việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Hệ thống KSNB là công cụ quan trọng, không thể thiếu của nhà quản lý nhằm

đạt được mục tiêu của đơn vị. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như ngăn chặn gian lận,

hạn chế tối đa các sai sót, tăng cường tính hữu hiệu và hiệu quả cao trong từng hoạt động và đảm bảo sự tuân thủ các quy định của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà

- Thứ nhất, hệ thống KSNB không thể kiểm soát hết những sai lầm của con người như sự sai sót do thiếu chú ý, đãng trí; sai sót về tính xét đốn hoặc do khơng hiểu rõ yêu cầu công việc.

- Thứ hai, sự thông đồng của các nhân viên, giữa người trong ban giám đốc với nhân viên hay với người bên ngoài đơn vị. Hệ thống KSNB sẽ bị phá vỡ hoàn toàn nếu như có sự thơng đồng trong tồn đơn vị.

- Thứ ba, sự lạm dụng quyền lực của nhà quản lý. Đó có thể do những người chịu trách nhiệm thực hiện KSNB lạm dụng đặc quyền của mình vượt khả năng kiểm soát của hệ thống KSNB dẫn đến tính hữu hiệu của hệ thống sẽ bị đe dọa.

-Thứ tư: mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích. Nếu lợi ích đạt được khơng đủ bù

đắp cho khoản chi phí bỏ ra cho việc kiểm sốt q lớn, nhà quản lý có thể bỏ qua một

số biện pháp kiểm soát.

- Thứ năm: các yếu tố bất ngờ. Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm vào các sai phạm dự kiến nên nó có thể bị vơ hiệu hóa với các sai phạm bất thường chưa dự đốn

được. Hoặc do có sự biến động tình hình của đơn vị nên các thủ tục kiểm soát bị lạc

hậu hoặc bị vi phạm.

Việc nhận dạng những mặt hạn chế của hệ thống KSNB sẽ giúp cho nhà quản lý giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực bằng các thủ tục, biện pháp bổ sung, đặc biệt là thường xuyên đánh giá và điều chỉnh hệ thống KSNB kịp thời.

Kết luận chương 1:

Tính đến thời điểm hiện nay, báo cáo COSO 1992 được ban hành đã hơn mười (10) năm và đã được áp dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, COSO đã phát triển hệ thống KSNB dựa trên báo cáo COSO 1992 theo nhiều hướng khác nhau và cho ra đời một số báo cáo tích hợp với quản trị rủi ro (COSO 2004), hoặc áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ,.. Ngoài ra, COSO dự kiến đến tháng 05/2013 sẽ cho ra đời báo cáo COSO 2013 – Kiểm

soát nội bộ-Khuôn khổ hợp nhất mới nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng hệ thống KSNB nhìn chung vẫn mang tính hình thức, chưa được xây dựng và vận hành

bài bản và triệt để. Ngoài một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tính dụng như ngân hàng, bảo hiểm… có tiếp cận và cập nhật những nội dung mới trong các báo cáo COSO, các doanh nghiệp còn lại chỉ mới tiếp cận và xây dựng hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992. Vì thế, tác giả đã dựa trên báo cáo COSO 1992 để tiến hành nghiên cứu.

Từ những lý luận về kiểm soát nội bộ, chúng ta thấy rằng việc thiết kế và xây dựng hệ thống KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp chứ không phải là đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế mang tính khách quan và cả chủ quan từ phía doanh nghiệp như tính khơng chắc chắn của rủi ro, sai sót hay thơng đồng của nhân viên, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí…Tuy nhiên, báo cáo COSO 1992 đã cung một cơ sở lý thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ, một khn khổ thống nhất giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng riêng cho mình một hệ thống KSNB. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông di động việt nam (Trang 30 - 33)