Giới thiệu về thị trường và doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông di động việt nam (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1 Giới thiệu về thị trường và doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam

2.1.1 Thị trường viễn thông di động Việt Nam

Trước những năm 2000, dịch vụ viễn thông ở Việt Nam được hiểu là một dịch vụ cao cấp, dành cho người giàu và những người sống ở thành phố vì phải bỏ ra số tiền khá cao (850.000đ) mới lắp được một đường dây điện thoại. Giai đoạn này cả nước có chưa đến ba triệu thuê bao (gồm cả cố định và di động) trên dân số gần 77 triệu người. Tại thời điểm này, người dân khơng có sự lựa chọn nào khác vì chỉ có một nhà cung cấp duy nhất là Tập đồn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam - VNPT (thông qua hai

thương hiệu là Mobifone và Vinafone).

Từ tháng 7/2003, xuất hiện thêm thương hiệu S-Fone của Trung tâm điện thoại

di động CDMA S-Telecom. Đây là nhà cung cấp dịch vụ thoại qua Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã (CDMA – Code Division Multiple Access) duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Đến tháng 05/2002, Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel Mobile) được

thành lập, trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động Viettel chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặc trong sự

phát triển của dịch vụ viễn thông di động.

Năm 2005, mạng di động EVN Telecom đã thành lập và chính thức đi vào hoạt

động.

Ngày 15/01/2007, HT Mobile tuyên bố khai trương mạng dịch vụ viễn thông di

động, sử dụng cơng nghệ CDMA. Sau đó hai năm, cái tên HT mobile bị khai tử và

chuyển thành Vietnamobile, sử dụng công nghệ Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM - Global System for Mobile Communications).

Tháng 7/2009, Beeline chính thức khai trương tại Việt Nam, trở thành mạng di

động thứ 7. Nhà mạng này thuộc sự quản lý của Tổng công ty viễn thông di động toàn

cầu (Gtel Mobile), là sản phẩm hợp tác giữa Tập đồn viễn thơng VimpelCom (Nga)

và Cơng ty Truyền dẫn và Dịch vụ Hạ tầng Gtel.

Chỉ trong vòng 10 năm sau, kể từ năm 2000, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động đã tăng lên đáng kể. Thị trường viễn thông di động Việt Nam đã thực sự đổi khác. Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ được tự do lựa chọn

nhà cung cấp dịch vụ cho mình, mà giá cước các dịch vụ đều giảm đi gấp nhiều lần

nhờ yếu tố cạnh tranh của thị trường.

Tính tới thời điểm Q1/2012, số lượng doanh nghiệp viễn thơng di động đã giảm từ 7 xuống cịn 6 doanh nghiệp, đó là Viettel, VinaPhone, Mobifone, Vietnamobile, S- Fone và Beeline. Trong đó, đặc biệt là có tới 4 doanh nghiệp (Viettel, VinaPhone,

Mobifone, Beeline) là 100% vốn Nhà nước.

Trong quy hoạch phát triển viễn thông, Nhà nước khơng khuyến khích q nhiều doanh nghiệp nhà nước tham gia. Số lượng doanh nghiệp nhà nước tham gia cùng một thị trường sẽ dẫn dến việc cạnh tranh lẫn nhau, hiệu quả sản xuất, kinh doanh giảm. Cụ thể, trong thời gian vừa qua đã diễn ra việc EVNTelecom buộc phải sáp nhập vào Viettel, S-Fone đang phải loay hoay tìm nguồn đầu tư và con đường phát triển sau khi nhà đầu tư Hàn Quốc rút vốn, và mới đây nhất Tập đoàn VimpelCom bán tháo

phần vốn góp của mình cho đối tác Việt Nam, dẫn đến việc thương hiệu Beeline đã được thay thế bằng thương hiệu Gmobile kể từ tháng 9/2012.

Ngoài ra, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nhà nước không hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên để

đạt hiệu quả cao nhất với quy mô thị trường Việt Nam, theo thứ trưởng Bộ Thông tin

và Truyền thơng (Bộ TT&TT)chỉ nên có 3-5 doanh nghiệp, “nếu có quá nhiều doanh nghiệp tham gia, thì tài nguyên tần số cũng giống như tài nguyên đất đai, băng tần dành cho các doanh nghiệp sẽ bị chia nhỏ”.

Vừa qua, ngày 10/07/2012, Bộ Trưởng Bộ TT&TT vừa ký ban hành Thông tư số 10/2012/TT - BTTTT quy định danh mục dịch vụ viễn thông là dịch vụ di động bắt buộc doanh nghiệp không được sở hữu chéo quá 20% ở doanh nghiệp khác khi kinh doanh trên cùng một thị trường. Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày 31/08/2012. Theo

đó, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh

nghiệp viễn thơng thì khơng được sử hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Hiện nay, Tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng (VNPT) là doanh nghiệp duy nhất đang sở hữu

100% vốn của 2 mạng di động lớn VinaPhone và Mobifone. Trong thời gian tới, VNPT buộc phải thay đổi hình thức sở hữu hai mạng này. Có khả năng VNPT buộc phải cổ phần hóa một trong hai mạng di động nhưng cũng không được sở hữu trên 20% vốn

điều lệ hoặc cổ phần tại mạng di động đã được cổ phần. Tuy nhiên, các công ty con của

VNPT sẽ được mua cổ phần của mạng di dộng được cổ phần với điều kiện các công ty con của VNPT phải là công ty hạch tốn độc lập chứ khơng phải cơng ty hạch tốn phụ thuộc. Hoặc VNPT buộc phải tính tốn hợp nhất hai mạng di động thành một.

Như vậy trong thời gian tới, trên thị trường viễn thông di động Việt Nam sẽ chỉ còn hai doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 95% thị trường (VNPT-60%, Vietel -35%), phần thị trường nhỏ lẻ còn lại do các doanh nghiệp Vietnammobile, S-Fone và Gmobile (trước đây là Beeline) chia sẻ. Điều đó chứng tỏ thị trường viễn thơng di động Việt Nam vẫn chưa thực sự cạnh tranh và đang có nguy cơ trở nên độc quyền, cá lớn nuốt cá bé.

Bên cạnh đó, việc sát nhập cũng là một đặc điểm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc sát nhập sẽ tập trung

được nguồn vốn, kỹ thuật, tạo một vị trí thuận lợi nhất định trong cạnh tranh, mở rộng

thị trường ra khu vực và thế giới. Song song với những thuận lợi đó, các doanh nghiệp viễn thơng di động cũng chịu một sức ép ngày càng to lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, là phải định hướng được thị trường, hoạch định chiến lược phù hợp nhằm duy trì

và tăng thị phần. Điều này rất khó khăn khi các doanh nghiệp lớn đang chiếm thị phần áp đảo. Đối với các doanh nghiệp lớn, thì cuộc đối đầu càng khốc liệt hơn vì ba “ơng

lớn” Mobifone, Vinafone (thuộc VNPT) và Viettel đang ở thế cân bằng.

Các nhà nghiên cứu dự báo xu hướng của ngành viễn thông sẽ là kết hợp và sáp nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài

năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do vậy, Viettel xác định đầu tư ra nước

ngoài là chiến lược trong thời gian tới của mình. Trong khi đó, VNPT lại thực hiện chiến lược thận trọng, củng cố thị trường trong nước, hợp tác và đầu tư với các đối tác nước ngồi. Ngồi ra, VNPT cịn phải thay đổi cơ cấu của hai doanh nghiệp với thương hiệu Mobifone và Vinafone trong thời gian tới để phù hợp với quy định của Nhà nước theo thông tư số 10/2012/TT – BTTTT.

2.1.2 Một số đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam Việt Nam

Doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của Pháp luật để cung cấp dịch vụ viễn thông di động.

Trong đó, theo pháp lệnh Bưu chính viễn thơng (2002, trang 2), có định nghĩa: ”"Dịch vụ viễn thơng" là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm

thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông”.

“"Điểm kết cuối" của mạng viễn thông là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối của người sử dụng dịch vụ vào mạng viễn thông”.

“"Thiết bị đầu cuối" là thiết bị viễn thông được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp

đến điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, xử lý và nhận các thông tin dưới dạng

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động là các doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời dựa trên các hoạt động truyền tin tức thông qua các thiết bị đầu cuối di động của người sử dụng được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thơng.

Vì thế, địi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng rộng khắp để chất lượng truyền tin được đáp ứng theo yêu cầu của người sử

dụng như tốc độ truyền tin, độ chính xác trung thực, sự hoạt động ổn định, đảm bảo bí mật…Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải xây dựng được hệ thống kênh phân phối bán hàng đa dạng, quảng cáo tiếp thị, phát triển thương hiệu để không ngừng mở rộng thị phần và phát triển thuê bao .

Với sức ép sát nhập, hợp tác và đầu tư, sức ép công việc ngày một tăng lên. Để có thể đạt được mục tiêu là sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, một trong những công cụ hữu hiệu nhất một doanh nghiệp không thể khơng chú trọng, đó là KSNB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông di động việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)