2.2 CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP,
2.2.1 Áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định lộ trình tăng vốn của NHNN
Hiện tại, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam là rất thấp so với các NH trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Chính phủ đã có ra lộ trình tăng vốn để đảm bảo năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Theo Nghị định 141/2006/NĐ- CP, chậm nhất đến ngày 31/12/2008 mức vốn pháp định tối thiểu của một NHTM phải đạt mức 1.000 tỷ đồng và đến ngày 31/12/2010 phải lên đến 3.000 tỷ đồng, đến 31/12/2012 phải lên đến 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn pháp định lên mức 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng.
Quy định tăng hệ số an toàn vốn và quy định hệ số rủi ro cho một số khoản cho vay chứng khoán lên đến 250%, đồng nghĩa với việc buộc các ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ phải tăng vốn điều lệ lên một mức đáng kể nếu muốn duy trì hoạt động tín dụng ở mức hiện hữu và phát triển bền vững.
Việc đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel III cũng sẽ là một trong những áp lực sắp tới đối các ngân hàng có tiềm lực tài chính yếu. Hệ số an tồn vốn sẽ tiếp tục tăng lên từ 12-14% nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro tín dụng, vận hành hệ thống hoạt động một cách an toàn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tái cấu trúc hoạt động ngân hàng hiện nay, để các NH nâng cao năng lực tài chính thơng qua tăng vốn điều lệ cũng là một trong những thách thức với chính các NH, bởi lẻ tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, thị trường chứng khốn suy giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi, việc thu hút nguồn vốn
đầu tư vào NH cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cổ phiếu NH khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt trên thị trường OTC, nhiều cổ phiếu NH đã xuống dưới mệnh giá. Đồng thời, thông tư 13, Thông tư 19 và thông tư 22 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ gây ra những trở ngại nhất định đến kế hoạch hoạt động kinh doanh của NH cũng như kế hoạch tăng vốn điều lệ đối với các NH nhỏ trước áp lực nâng cao năng lực tài chính của chính các ngân hàng. Như vậy, áp lực tăng vốn đè nặng lên các NHTM Việt Nam. Nếu khơng đảm bảo đủ vốn thì hoạt động hợp nhất và sáp nhập NH được xem là giải pháp cho các NHTM Việt Nam, nhất là đối với các NH nhỏ.
2.2.2 Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa cao:
Từ sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, và nhất là sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, số lượng các NHTM đã liên tục tăng lên và có thêm nhiều loại hình sở hữu ra đời. Khơng chỉ có các tập đồn tài chính, mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất như dệt may (Tập đồn Vinatex), viễn thơng (VNPT), bảo hiểm, năng lượng... cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng. Do đó, số lượng các ngân hàng Việt Nam hiện khá nhiều, hơn cả các quốc gia phát triển như Singapore, Hàn Quốc…
Hình 2.1: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2012
SỐ LƢỢNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
11 17 26 29 31 33 33 33 33 33 33 36 36 38 40 40 40 42 39 33 34 34 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 năm số lƣ ợn g N H T M
Số lượng NHTM Việt Nam tăng quá nhanh và nhiều so với nhu cầu thực tế, đó là chưa kể đến các NH liên doanh, NH nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơng ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn và cho vay như ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
Đồng thời, dù gặp khá nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chung, nhưng do cạnh tranh giành thị phần, nên các ngân hàng Việt Nam vẫn phải chạy đua mở rộng mạng lưới, làm cho số lượng điểm giao dịch của ngân hàng trên cả nước tăng hơn hàng ngàn điểm. Điều đáng nói ở đây là nhiều ngân hàng hiện nay có số vốn điều lệ khơng cao, kinh doanh khơng có lãi... nhưng lại mở quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, không những tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh mà cịn ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Theo đó, các ngân hàng nước ta đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng mà không chú trọng đến chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Các ngân hàng cũng cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà khơng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Ngồi ra, quy mơ vốn của các ngân hàng có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Theo đó, hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào vốn tự có của ngân hàng đó, cũng qua quy mơ vốn này cho thấy khả năng đáp ứng các điều kiện phát triển sản phẩm, dịch vụ, tỷ lệ đầu tư, cho vay, phát triển mở rộng mạng lưới… tương xứng với quy mơ vốn có được. Đồng thời, quy mơ vốn là một trong những điều kiện tiên quyết mà các ngân hàng cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật cũng những các chuẩn mực an toàn hoạt động, quản trị rủi ro theo chuẩn mực chung của quốc tế như hệ số an toàn vốn CAR, tỷ lệ cho vay trên vốn tự có, tỷ lệ dự trữ...
Tổng tài sản của 03 ngân hàng có quy mơ lớn nhất tại Việt Nam đến ngày 31/12/2012 như Agribank, Vietinbank, BIDV quá nhỏ so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực Thái Lan, Malaysia và Singapore. Cụ thể là
Agribank, ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản chưa được một nửa tổng tài sản của ngân hàng Krung Thai Bank Public Co Ltd của Thái Lan hay Public Bank Berhad của Malaysia và chỉ bằng một phần bảy tổng tài sản của Ngân hàng United Overseas Bank Limited của Singapore.
Bảng 2.2: Quy mô tài sản của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực tại thời điểm 31/12/2012 Đơn vị: Tỷ USD Quốc gia/ngân hàng TT sản (tỷ USD) Quốc gia/ngân hàng TT sản (tỷ USD) THAILAND MALAYSIA
Bangkok Bank Public Company Limited
79,030 Malayan Banking Berhad
107,249
The Siam Commercial
Bank PCL 74,163
CIMB Bank
Berhad 87,121 Krung Thai Bank Public
Co Ltd 72,352 Public Bank Berhad 71,503 VIETNAM SINGAPORE Agribank 29,422 DBS Bank Ltd 289,134 Vietcombank 23,981 Oversea-Chinese Banking Corp Ltd 242,338 BIDV 23,082 United Overseas Bank Limited 207,091
Nguồn: tổng hợp từ website các ngân hàng trên
Như vậy, số lượng các ngân hàng Việt Nam khá nhiều, tuy nhiên quy mô vốn lại rất nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipines hay Indonesia. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam cho thấy, số lượng ngân hàng tương đối nhiều nhưng hoạt động cầm chừng, sản phẩm dịch vụ ít, quy mơ vốn nhỏ, chất lượng tài sản thấp, khó khăn trong thanh khoản, yếu trong quản trị rủi ro…
là một vấn đề hết sức cần quan tâm. Vì vậy, khả năng đáp ứng của ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế sẽ gặp những khó khăn nhất định, một khi quy mô vốn hoạt động đủ lớn thì mới có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khả năng tài trợ vốn cho nền kinh tế; đồng thời cũng cho thấy được khả năng chống chọi khi có bất ổn xảy ra đối với tính an tồn hệ thống và sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Đây là một trong những thách thức mà các NHTM cần phải quan tâm, việc nghĩ đến kế hoạch sáp nhập, hợp nhất là một trong những giải pháp để các ngân hàng có thể lớn mạnh hơn và phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, M&A ngân hàng là xu hướng đúng đắn, cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển được thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới…) hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngồi đang phát triển mạnh tại Việt Nam
2.2.3 Tăng trưởng tín dụng nóng 2000-2011 dẫn đến nợ xấu gia tăng trong năm 2012 làm tăng khả năng mất vốn của các NH thương mại: 2012 làm tăng khả năng mất vốn của các NH thương mại:
Tăng trưởng tín dụng và huy động ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2011 luôn ở mức cao trên 20%, và ln tồn tại tình trạng tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng huy động vốn. Trong suốt giai đoạn 2000-2011, mức tăng trung bình tín dụng và huy động lần lượt là 31,55% và 28,91%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89% và 47,64%.
Tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tăng trưởng GDP, tỷ lệ cho vay/huy động của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực nhưng mức độ thâm nhập của ngành vẫn chưa đạt tương ứng. Theo số liệu của BMI, tỷ lệ cho vay/huy động và cho vay/tài sản 2010 lên tới 130,7% và 76,6%, cao nhất trong các nước tại Châu Á. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của ngành thể hiện qua tỷ lệ cho vay/GDP vẫn chưa đạt được mức tương ứng, mặc dù có tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010. Tỷ lệ này tăng từ 60% trong 2005 lên 113,5% vào 2010, đứng sau một số nước ở Châu Á như Trung Quốc (126,6%), Hồng Kông (194,2%), Malaysia (119,4%) và Đài Loan
(143,1%).
Hình 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của hệ thống NHTM các nước năm 2010
“Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, IMF”
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín dụng tăng trung bình 32% trong giai đoạn 2000-2010, huy động tăng 29% trong khi GDP chỉ tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này.
Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14-20% mà khơng gây ra bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế.
Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động trong hầu hết các năm cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lý do một loạt các tổ chức quốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s hạ bậc xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong 2010 với lo ngại về tăng trưởng tín dụng nóng.
Hình 2.4: Tăng trưởng tín dụng, GDP và huy động vốn 2000-2011
“Nguồn: Ngân hàng nhà nước”
Tăng trưởng tín dụng nóng và quản lý tín dụng khơng hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu, trở thành vấn đề cấp thiết cần ưu tiên giải quyết trong quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng. Từ năm 2007 trở lại đây, nợ xấu có xu hướng tăng trở lại; trong năm 2011 và 2012, việc các khoản vay thương mại chủ yếu được thế chấp bằng bất động sản và thị trường này đang đóng băng trong một thời gian dài, kèm theo đó là tình trạng khó khăn trong kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp tư nhân làm cho nguy cơ về nợ xấu khó địi tăng mạnh dẫn đến nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu vào tháng 6 năm 2012 lên đến 10% (256.000 tỷ đồng), con số này quá khủng khiếp, nó như một như hồi chng cảnh báo về sức khỏe và chất lượng tín dụng của các NH thương mại Việt Nam, đặt nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn.
Tại thời điểm đầu năm 2013, theo công bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của tồn hệ thống ở mức 6%, giảm đáng kể so với mức 8 – 10% hồi tháng 10 năm ngối. Cịn số liệu từ các TCTD báo cáo lên NHNN thì tỷ lệ này dừng ở mức chưa đến 5%. Dù con số nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu vẫn tăng chóng mặt so với các năm trước, khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%; năm 2009 là 2,2%; 2010 là 2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ.
Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong năm 2008-2012
“Nguồn: Ngân hàng nhà nước”
Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2012 cho thấy, ở nhóm 10 NHTM lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nơ xấu ở mức an tồn là dưới 3%. Tuy nhiên vẫn có những NH có nợ xấu rất cao, điển hình như Agribank với nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng dư nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. Nợ xấu của Agribank cũng tương đương với tổng nợ xấu của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB và ACB cộng lại. NH SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao, tới 8,53% tương đương 4.844 tỷ đồng do nhà băng này phải gánh thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với Habubank.Trong số các NH có quy mơ nhỏ hơn, tỷ lệ nợ xấu của một số NH cũng duy trì ở mức an tồn như KienLongBank với 2,77%; DongABank 2,61%; VietCapitalBank với 1,9%....
Hình 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2012
Theo các báo cáo cơng khai thì SCB đang có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm này, tới 7,2%. Tuy nhiên trường hợp này là ngoại lệ khi mà ngân hàng vừa tiến hành tái cơ cấu được hơn một năm, sau khi tiến hành hợp nhất cùng TinNghiaBank và FicomBank theo chủ trương của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong diện buộc phải tái cơ cấu đều khá cao, ví dụ như WesternBank với 6,89% hay Navibank với 5,6%, Ngân hàng Đại Á, tỷ lệ nợ xấu cũng lên tới 4,4%.
Còn trong nhóm các ngân hàng khơng thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu thì BaoVietBank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Nhà băng này dù chỉ có 400 tỷ đồng nợ xấu song lại chiếm tới 5,94% trên tổng dư nợ.
Trong quý 1/2013, theo báo cáo đã được công bố cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều cao hơn cuối năm 2012. Một số cái tên mới xuất hiện trong nhóm có nợ xấu trên 3% như OceanBank với 3,56% hay Techcombank 3,5%.
Đặc biệt, theo kế hoạch kinh doanh năm 2013, nhiều ngân hàng dù nợ xấu ở mức an toàn trong năm trước song lại đặt ra mục tiêu nợ xấu rất cao, như ABBank với kế hoạch 3,54%; SouthernBank 5%...
Nợ xấu của toàn hệ thống đang ở mức cao, và thậm chí cịn rất cao theo như đánh giá của các tổ chức quốc tế (hai chữ số). Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay khơng phải là làm sao để kích tín dụng mà là phải giải quyết tốt nợ xấu. Nợ xấu được giải quyết càng nhanh thì càng sớm lấy lại niềm tin cho thị trường và sẽ khơi thơng được dịng vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Với tình hình kinh tế suy thối như hiện nay, giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ rất khó khắn, đặt nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn, phải tái cơ cấu và sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác.
2.2.4 Áp lực cạnh tranh trƣớc xu thế hội nhập kinh tế thế giới:
Sau khi gia nhập WTO, theo lộ trình mở cửa NH thì bắt đầu từ ngày 01/04/2007, NH 100% vốn nước ngoài được phép thành lập, và theo thời gian, các hạn chế đối với các NHNNg, các chi nhánh NHNNg sẽ dần bị gỡ bỏ. Như vậy, các