3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.3.3. Quản trị sự thay đổi
- Quản trị sự hòa nhập
Quản trị sự hòa nhập cần thực hiện nhanh chóng trước sự thay đổi của ngân hàng sau thương vụ M&A. Vì vậy, cần xác định vị trí lãnh đạo cấp cao phụ trách
quá trình hịa nhập, đảm bảo cơng tác quản lý hoạt động diễn ra như kế hoạch hòa nhập đã được vạch trước. Các lãnh đạo hòa nhập phải đẩy nhanh q trình hịa nhập, xây dựng một cơ cấu, tăng cường mối quan hệ giữa các bên để quá trình hịa nhập trở nên dễ dàng và hiệu quả. Đội ngũ hòa nhập cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, và có thể thành lập một “Ủy ban chỉ đạo q trình hịa nhập” chung nhằm quản lý tồn bộ q trình hịa nhập ngân hàng sau M&A.
- Bổ nhiệm các vị trí chủ chốt
Nhân sự cấp cao sau M&A có vai trị quan trọng góp phần cho sự thành công của thương vụ. Việc lựa chọn, bổ nhiệm các vị trị lãnh đạo chủ chốt để lèo lái ngân hàng sau sáp nhập cần phải cân nhắc kỹ càng theo trình độ, năng lực và khả năng lãnh đạo nhằm quản lý tốt hoạt động kinh doanh tổ chức sau M&A. Một khi có sự lựa chọn sáng suốt trong đề bạc lãnh đạo sẽ giải quyết tốt vấn đề giữ chân người tài, giải quyết những lo lắng của nhân viên trước khi M&A để họ có thể tin tưởng vào tổ chức mới, toàn tâm, toàn lực làm việc và cống hiến hết mình vì tổ chức mới. Ngược lại, nếu những lo lắng của họ không được giải quyết thỏa đáng, thì sẽ gây ra những xáo trộn về tâm lý, năng suất làm việc không cao và dẫn đến hiệu quả làm việc thấp.
Thực tế thị trường nhân sự cấp cao trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây có những cuộc di chuyển rầm rộ, trong đó nổi bậc nhất là nhân sự chủ chốt của hệ thống NHTM Nhà nước chuyển sang khối NHTM cổ phần tư nhân, các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới thành lập rất nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế hoạt động, bổ nhiệm trọng dụng người tài, các chính sách nhân sự, lương thưởng… đã ảnh hưởng đến quyết định ra đi hay ở lại tiếp tục gắn bó với ngân hàng.
Vì vậy, vấn đề cần giải quyết là phải có chính sách và chiến lược nhân sự rõ ràng sau M&A để tạo ra một đội ngũ nhân sự mới hùng mạnh phục vụ cho hoạt động ngân hàng hậu M&A. Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình hịa nhập cần phải tập trung vào những nội dung chính sau: Thay đổi ban giám đốc, lựa chọn
đúng người giao đúng việc, xác định những lực lượng dư thừa trong quản lý điều hành và nhân viên nghiệp vụ, phát triển các chiến lược tuyển dụng nhằm giữ chân người tài, và giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhân viên trong ngân hàng. Đồng thời, cần có chính sách giám sát nhân sự để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân viên để có thể giúp họ có thể thích nghi tốt hơn với ngân hàng sau khi M&A.
- Điều chỉnh chiến lƣợc
Điều chỉnh chiến lược, lên kế hoạch và giám sát hoạt động M&A là q trình khơng những trong giai đoạn thực hiện thương vụ mà còn thực hiện trong giai đoạn hậu M&A. Giai đoạn hoà nhập bước đầu sau khi kết thúc thương vụ M&A, sự thay đổi trong tổ chức ngân hàng có thể phát sinh nhiều vấn đề, tình huống bất ngờ cần xử lý một cách hiệu quả. Ngân hàng cần đánh giá tính khả thi của chiến lược kinh doanh mới dựa trên những yếu tố mơi trường, tình hình phát triển kinh tế, các lĩnh vực đầu tư kinh doanh, ví dụ như chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực cho vay sản xuất, hạn chế cho vay vào lĩnh vực bất động sản trước những tiềm ẩn rủi ro từ sự đóng băng của thị trường này. Đồng thời, ngân hàng cũng cần nhanh chóng rà sốt, đánh giá các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu trong quá trình phát triển hậu M&A như tốc độ tăng trưởng tín dụng, sản phẩm thẻ; thị phần bị sụt giảm hay tăng thêm; thương hiệu và những phản ảnh của khách hàng từ thương hiệu ngân hàng mới… và cuối cùng là các chi phí bỏ ra, lợi nhuận thu được như thế nào. Đây là những vấn đề quan trọng cần được đánh giá, nhìn nhận lại để điều chỉnh kế hoạch, chiến lược góp phần tạo nên thành cơng cho thương vụ M&A.
- Một số dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm xử lý:
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng sau M&A, mặt dù có những sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập nhưng sau một thời gian hoạt động cũng rất dễ xảy ra những trục trặc ảnh hưởng hiệu quả hoạt động lâu dài của ngân hàng sau này. Một trong những vấn đề cần chú ý và giải quyết tốt là:
+ Nhân viên không tuân thủ thời gian làm việc, thường xuyên vắng mặt và quản lý thời gian làm việc kém hiệu quả.
+ Nhân viên khơng tích cực tổ chức, thực hiện các cuộc hội thảo, tòa đàm nghiệp vụ hoặc khơng tham gia các khóa đào tạo quản lý.
+ Xuất hiện nhiều lời phàn nàn hơn từ phía khách hàng đến ngân hàng giao dịch và có thể phát sinh những vụ việc kiện cáo liên quan đến quá trình xử lý công việc của nhân viên ngân hàng.
+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp giảm sút; sự quan tâm chăm sóc khách hàng khơng điều đặn và khơng chu đáo.
Những dấu hiệu trên cho thấy, việc quản trị và vận hành hoạt động ngân hàng sau M&A có vấn đề cần được xử lý ngay mà chỉ có những người trong cuộc là lãnh đạo và nhân viên tại đó hiểu rõ nhất. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo, huấn luyện và khuyến khích ban lãnh đạo ngân hàng tự theo dõi và phát hiện cũng như đề xuất những ý kiến, giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Trong một số trường hợp phức tạp, ngân hàng có thể th các cơng ty điều tra độc lập để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả với từng dấu hiệu cụ thể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Hoạt động M&A là một trong những giải pháp góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam đòi hỏi sự chọn lựa giải pháp thích hợp, đây khơng chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà cịn là ở chính bản thân các NHTM Việt Nam và những đối tượng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất bại, học hỏi, tồn tại và khẳng định được thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay là để mất hoàn toàn sân chơi vào tay các “đại gia” ngân hàng nước ngoài... tuỳ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thống, cơng bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu hoạt động M&A ngành Ngân hàng Việt Nam.
Những giải pháp đã nêu đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình xác định. Điều cần thiết là tự thân các ngân hàng phải đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn nhận một cách tồn diện các cơ hội và thách thức, hoạch định cho mình một chiến lược phát triển tương thích dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng tiềm lực vốn có và tiềm ẩn để có khả năng cạnh tranh bình đẳng ở mơi trường hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong những năm vừa qua tại Việt Nam. Thông qua hoạt động M&A, các ngân có những điều kiện để cải thiện hoạt động, tăng quy mô vốn, nâng cao năng lực tài chính, phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ mới…Trong những thương vụ M&A ngân hàng, có những thương vụ M&A đã tạo dựng được dấu ấn riêng, ngân hàng sau M&A hoạt động hiệu quả hơn và bền vững hơn. Bên cạnh những thương vụ M&A ngân hàng thành cơng thì cũng có những thương vụ M&A khơng đạt được những mục đích ban đầu của thương vụ. Mặt khác, một số tồn tại chung liên quan trong lĩnh vực M&A đã tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian qua tại Việt Nam.
Với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện tại, nhu cầu tái cấu trúc hệ thống thông qua hoạt động M&A là rất lớn và là một trong những giải pháp để các ngân hàng có thể cải thiện hoạt động tốt hơn trước, nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động M&A ngân hàng, tác giả đã cho thấy những vấn đề tồn tại cũng như thách thức có thể tác động đến hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những nhận định xu hướng M&A ngân hàng trong thời gian tới; Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những gợi ý về chính sách, giải pháp hỗ trợ hoạt động M&A ngân hàng với mục đích giải quyết và hỗ trợ hoạt động M&A diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.
Qua đó, luận văn cũng chỉ ra rằng những tình huống, thách thức đi kèm của ngân hàng hậu M&A có thể dẫn đến sự thất bại của thương vụ cũng như những phát sinh cần giải quyết tốt để đạt được hiệu quả trong khi thực hiện thương vụ M&A ngân hàng. Vì vậy, các bên tham gia thực hiện thương vụ M&A cần phải xác định chính xác, rõ ràng những mục tiêu cần hướng đến, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện và năng lực của chính mình, các ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược M&A thích hợp để đạt được mục tiêu của thương vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Chứng khoán Vietcombank, 2011. Báo cáo cập nhập ngành Ngân hàng Quý 1.2012. Tp.HCM
2. Harry Hoàn Trần CFA và Thuận Nguyễn FCCA, StoxPlus Corporation (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng nào?”
3. Michael E.S Frankel, 2009. Mua lại và sáp nhập căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Trí thức
4. Michael E.S.Frankel (2009), “M&A Căn bản”, Nhà xuất bản Tri thức.
5. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP, về việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Hà Nội: http://thuvienphapluat.vn
6. Nguyễn Thị Loan, Giải pháp nâng cao hoạt động mua bán và sáp nhập hệ các NHTM Việt Nam. Tp.HCM: www.sbv.gov.vn
7. Phạm Trí Hùng - Đặng Thế Đức, 2011. M&A - Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam. Tp.HCM: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Quốc Hội (2004), Luật cạnh tranh, Hà Nội 9. Quốc Hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội
10. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội
11. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội
12. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội:
http://dangcongsan.vn
13. Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5, Ban hành quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam. Hà Nội: moj.gov.vn
14. Quyết định số 254/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Hà Nội: http://thuvienphapluat.vn
15. RicewaterhouseCoopers (2009),“Nhìn lại hoạt động M&A tại Việt Nam”.
16. Tài liệu hội thảo “Diễn đàn M&A Vietnam 2012 – Tạo giá trị cộng hưởng”
do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
17. Thông tư số 04/2010/TT-NHNN Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Hà Nội: http://thuvienphapluat.vn
18. Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội: luatsukinhte.com
19. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
13/2010/TT-NHNN. Hà Nội: http://thuvienphapluat.vn
20. Thông tư số 40/2011/TT-NHNN, về việc cấp giấp phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mai, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Hà Nội: http://thuvienphapluat.vn
21. ThS. Trịnh Thị Phan Lan, ThS. Nguyễn Thùy Linh (2011) “M&A và tác động
của yếu tố văn hóa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26
(2010) 256-261.
22. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị Ngân hàng. Tp.HCM: Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội.
23. TS. Lưu Trọng Tuấn - VMI Research Division (2009): “Nghiên cứu hậu M&A, đổi thương hiệu sau trong ngành ngân hàng”
24. TS. Nguyễn Thị Loan (2011), Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh), đề tài nghiên cứu khoa học:“Hoạt động mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”
25. Vũ Anh Dũng – Đặng Xuân Minh (2012), “Đi tìm giá trị cộng hưởng”, Nhà
PHỤ LỤC 1
CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
(a) Các TCTD nước ngoài chỉ được phép thành lập đại diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
(i) Đối với các NHTM nước ngồi: văn phịng đại diện, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngồi khơng vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, cơng ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính liên doanh và cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi và kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.
(ii) Đối với các cơng ty tài chính nước ngồi: văn phịng đại diện, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty cho thuê tài chính liên doanh và cơng ty cho th tài chính 100% vốn đầu tư nước ngồi.
(iii) Đối với các công ty cho th tài chính nước ngồi: văn phịng đại diện, cơng ty cho thuê tài chính liên doanh và cơng ty cho th tài chính 100% vốn đầu tư nước ngồi.
(b) Trong vịng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh NHNNg được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
- Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ
( c ) Tham gia cổ phần
(i) Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.
(ii) Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngồi nắm giữ tại mỗi NHTMCP Việt Nam khơng được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
(d) Chi nhánh NHTM nước ngồi: khơng được phép mở các điểm giao dịch khác ngồi trụ sở chi nhánh của mình
(e) Kể từ khi gia nhập, các TCTD nước ngồi được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia
ử quốc gia
(a) Các điều kiện về thành lập chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam: