Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 38 - 39)

2.1. Tổng quan hoạt động ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.1.7. Công nghệ thông tin

Cùng với q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, cơng nghệ thơng tin đã phát triển rất nhanh đã tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân và nhận thức trong quản lý kinh doanh. Trong thời gian vừa qua công nghệ đã chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành ngân hàng, nhờ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông tin hiện đại - Core Banking - mà các ngân hàng đã có thể thống nhất hệ thống tài khoản của khách hàng trên toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của khách hàng, đồng thời phần mềm mới cho phép phát triển nhanh chóng các sản phẩm tiện ích như Phone banking, home-Banking, Internet Banking, dịch vụ thẻ … Công nghệ phần mềm T24 của Temenos có khả năng thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép

110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản đã được nhiều ngân hang tiếp cận. Tuy nhiên, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý của khối NHTMCP còn thấp so với các NHNNg. Việc sử dụng website chủ yếu để quảng bá thương hiệu và thông tin sản phẩm, dịch vu, việc cập nhật số liệu còn chậm trễ, việc giao dịch trực tiếp toàn hệ thống gặp nhiều trục trặc do đường truyền, thiết bị kết nối của các chi nhánh … Sở dĩ cịn tồn tại tình trạng như trên là do chi phí phát triển cơng nghệ thông tin tương đối lớn, nên chỉ có một số ngân hàng lớn mới triển khai ứng dụng. Như Sacombank đã đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking, VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hàng SystemAccess (Singapore) cung cấp, MB tuyên bố đã ứng dụng thành công CoreBanking T24, NH Đông Á, đầu tư mạnh vào công nghệ ATM thông minh, …(Tạp chí ngân hàng, các số báo năm 2012).

Hơn nữa thời gian từ khi đấu thầu đến khi sử dụng công nghệ Core – Banking mất khá nhiều thời gian, do vậy thường hay bị lỗi thời so với nhà cung ứng. Nguyên nhân quan trọng nữa là hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam cịn nhiều hạn chế, tính ổn định của đường truyền không cao. Như vậy, công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng còn khá hạn chế, điều này ảnh hưởng đến chiến lược thiết kế sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khối ngân hàng Việt nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng trong q trình cạnh tranh với các NHNNg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)