Khối ngân hàng 2010 2011 2012
NHTMQD 73% 65% 55%
NHTMCP 15% 21% 29%
Chi nhánh NHNNg và liên doanh 10% 10% 9%
TCTC khác 2% 4% 7%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2010 - 2012
Khoảng ba năm trở lại đây, khối các NHTMQD có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ. Chỉ riêng sự gia tăng về số lượng thành viên và bùng nổ về mạng lưới của khối cổ phần cũng đã tạo áp lực lớn. Thị phần tín dụng giữa khối NHTMCP với khối NHTMQD ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó, khoảng cách với khối NHNNg lại càng kéo rộng ra. Ngoài những nỗ lực của khối NHTMCP trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, cũng như cạnh tranh về lãi suất cho vay với các gói ưu đãi thì ngun nhân cịn xuất phát từ một khía cạnh khác mà ít được đề cập đến: khả năng cấp tín dụng
của các NHTMQD đang ở ngưỡng cảnh báo an toàn, liên quan đến vấn đề thanh khoản. Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2011, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của hệ thống đã vọt lên mức 103,23%. Nếu một quy định trong Thơng tư 13 trước đó được giữ nguyên, con số này đã vượt xa ngưỡng giới hạn (giới hạn 80% và 85% tùy theo nhóm tổ chức tín dụng quy định tại Thơng tư 13). Trong khi đó, tỷ lệ LDR đến tháng 5/2012 của nhóm NHTMQD vẫn ngất ngưởng tới 104,84%, thậm chí cịn cao hơn mức chung của hệ thống cuối năm 2011. Trong khi đó, LDR của khối NHTMCP lại ở mức tương đối với 75,51%. Nếu xem quy định tại Thông tư 13 trước đây là một giới hạn an tồn, thì rõ ràng khối NHTMQD đang có LDR quá cao, trong khi khối cổ phần đang ở mức “cho phép”. Dù thế nào, một tỷ lệ LDR vượt trên 100% có thể xem là một mức cảnh báo, liên quan đến yêu cầu phòng thủ cho thanh khoản, đặc biệt là trước tình huống những nguồn tiền lớn rút đột ngột. Với 104,84%, rõ ràng khối NHTMQD phải cẩn trọng hơn khi đẩy mạnh cho vay. Thêm vào đó, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng rất mạnh, ở cả tình hình chung lẫn cụ thể tại một số ngân hàng quốc doanh, đặc biệt tại Vietinbank tốc độ nợ xấu tăng đột biến tới trên 200%. Kết hợp cả hai yếu tố nợ xấu tăng mạnh và LDR cao như vậy tạo nên một lý do trong lịng khối quốc doanh, góp phần giải thích vì sao khó đẩy mạnh cho vay và giảm thị phần tín dụng so với khối NHTMCP.
2.1.5. Mạng lƣới hoạt động
Trong các năm vừa qua các ngân hàng phát triển mạng lưới hoạt động rất nhanh chóng, đặc biệt là khối NHTMCP. Do quy mô vốn tăng lên hàng năm, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, do nhu cầu giao dịch của các thể nhân và pháp nhân ngày càng đa dạng cho nên việc phát triển mạng lưới là yêu cầu tất yếu của quá trình cạnh tranh và phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và khối NHTMCP nói riêng.
Bảng 2.5: Số lƣợng điểm giao dịch của một số ngân hàng tháng 06/2013 Ngân hàng Số lƣợng điểm giao dịch
NH nhà Hà Nội 72
NH Đông Nam Á 100
NH xuất nhập khẩu Việt Nam 207
NH Quân đội 130
NH Quốc tế 164
NH Đông Á 244
NH Á Châu 352
NH Ngoài quốc doanh 256
NH Kỹ thương Việt Nam 360 NH Sài Gịn Thương Tín 422 NH ngoại thương Việt Nam 408
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam 06/2013
Các NHTMCP đang nỗ lực mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, Techcombank…, một số ngân hàng mới chuyển từ nông thôn lên thành ngân hàng thành thị cũng không ngừng tăng cường mở rộng số lượng chi nhánh như Ngân hàng An Bình, Đơng Nam Á… Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của khối NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố, các khu đơ thị có mức sống cao, do đó các chi nhánh mới thành lập thường hoạt động hiệu quả ngay từ khi mới thành lập. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng vấp phải nhiều khó khăn về việc tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh, thực tế cho thấy đã tạo nên cơn sốt nhân sự ngân hàng vào hồi nữa cuối năm 2008 đến đầu năm 2009. Những tín hiệu đó cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về quản trị nguồn nhân lực trong khối NHTMCP đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.
2.1.6. Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thƣơng mại
Nhận thức về lợi thế so sánh của phát triển dịch vụ trong cạnh tranh hoạt động nên nhiều NHTM đang cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhưng có sự tương thích ở thị trường Việt nam. Thu nhập từ dịch vụ tín dụng chiến tỷ trọng 82,5% và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm 14,8% so với tổng thu nhập ngân hàng: trong đó thu nhập từ dịch vụ truyền thống như trao đổi tiền tệ, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, cho thuê két sắt, cung cấp tài khoản dịch vụ, các dịch vụ quản lý tài sản, thực hiện di chúc, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác chi trả lương, ủy thác phát
hành chứng khoán, thanh toán lãi trái phiếu, chi trả cổ tức. Đặc biệt là trong dịch vụ ngoại hối, phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM, dịch vụ trả lương… nhiều NHTM đã đề ra chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì cung cấp những dịch vụ đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng như trước đây. Ngoài ra các NHTM còn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khách hàng cá nhân riêng lẻ và độc đáo. Ngoài kênh phân phối truyền thống này, đa phần các kênh phân phối đều mới xuất hiện cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như: Phone Banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, Internet Banking, MobileBanking. Mạng lưới ATM còn cho phép sử dụng các thẻ tín dụng quốc tế do các tổ chức quốc tế phát hành như Visa Card, Master Card, American express… tại Việt Nam. Tuy nhiên, các dịch vụ này cịn rất hạn chế do trình độ cơng nghệ thơng tin chưa phát triển cũng như trình độ nhân lực chưa đáp ứng được mức độ phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ mới và khai thác các sản phẩm dịch vụ này một cách có hiệu quả.Với cơ cấu sản phẩm dịch vụ hiện tại, khối NHTMCP Việt nam còn rất hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới và thay đổi cơ cấu doanh thu, đồng thời chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong khi đó, ngân hàng nào cũng tuyên bố chiến lược phát triển của mình là trở thành tập đồn tài chính mạnh, ngân hàng bán lẻ hàng đầu khi mà chất lượng sản phẩm dịch vụ còn kém xa các NHNNg – đối thủ tiềm năng giành giật thị phần của khối NHTMCP.
2.1.7. Công nghệ thông tin
Cùng với q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, cơng nghệ thơng tin đã phát triển rất nhanh đã tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân và nhận thức trong quản lý kinh doanh. Trong thời gian vừa qua công nghệ đã chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành ngân hàng, nhờ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông tin hiện đại - Core Banking - mà các ngân hàng đã có thể thống nhất hệ thống tài khoản của khách hàng trên toàn quốc nhằm đáp ứng yêu cầu có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của khách hàng, đồng thời phần mềm mới cho phép phát triển nhanh chóng các sản phẩm tiện ích như Phone banking, home-Banking, Internet Banking, dịch vụ thẻ … Công nghệ phần mềm T24 của Temenos có khả năng thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép
110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản đã được nhiều ngân hang tiếp cận. Tuy nhiên, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý của khối NHTMCP còn thấp so với các NHNNg. Việc sử dụng website chủ yếu để quảng bá thương hiệu và thông tin sản phẩm, dịch vu, việc cập nhật số liệu còn chậm trễ, việc giao dịch trực tiếp toàn hệ thống gặp nhiều trục trặc do đường truyền, thiết bị kết nối của các chi nhánh … Sở dĩ cịn tồn tại tình trạng như trên là do chi phí phát triển cơng nghệ thông tin tương đối lớn, nên chỉ có một số ngân hàng lớn mới triển khai ứng dụng. Như Sacombank đã đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking, VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hàng SystemAccess (Singapore) cung cấp, MB tuyên bố đã ứng dụng thành công CoreBanking T24, NH Đông Á, đầu tư mạnh vào công nghệ ATM thông minh, …(Tạp chí ngân hàng, các số báo năm 2012).
Hơn nữa thời gian từ khi đấu thầu đến khi sử dụng công nghệ Core – Banking mất khá nhiều thời gian, do vậy thường hay bị lỗi thời so với nhà cung ứng. Nguyên nhân quan trọng nữa là hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam còn nhiều hạn chế, tính ổn định của đường truyền khơng cao. Như vậy, công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng còn khá hạn chế, điều này ảnh hưởng đến chiến lược thiết kế sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khối ngân hàng Việt nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng trong q trình cạnh tranh với các NHNNg.
2.1.8. Những thuận lợi và khó khăn đối với khối NHTM
Những thuận lợi
Hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống: yếu tố sân nhà cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là một lợi thế so sánh duy nhất giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài.
+ Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cao
Hệ thống ngân hàng Việt nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình qn 35%/năm. Bên cạnh thành tích về tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên một cách rõ nét, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2012, tỷ lệ ROA của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42%, so
với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%.Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của toàn hệ thống ngân hàng trong nước đã giảm từ 14% trong năm 2011 xuống 3% trong năm 2012 (Tạp chí ngân hàng, các số báo năm 2012). Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng hiện nay vẫn cao so với mức 0,06% của các chi nhánh NHNNg tại Việt Nam. So với NHTMQD thì khả năng sinh lới của khối NHTMCP tốt hơn mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn do lãi suất huy động cao hơn so với các NHTMQD. ROA và ROE trung bình của khối NHTMCP năm 2012 đạt lần lượt là 1,9% và18,4%. Vượt trội trong khối về khả năng sinh lời là ACB, STB và Tecombank.
+ Môi trường pháp lý thuận lợi
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng được nhiều lợi thế từ ưu đãi của môi trường pháp luật so với các ngân hàng nước ngồi trong q trình kinh doanh tại Việt Nam. Các chi nhánh NHNNg bị hạn chế về việc mở rộng qui mô hoạt động, huy độngtiền gửi trong dân cư, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nội địa phát triển nhanh gia tăng năng lực cạnh tranh trước khi các hạn chế bị bãi bỏ. Đồng thời NHNN cũng ban hành quyết định mới về qui chế thành lập và hoạt động ngân hàng cổ phần theo hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn về vốn của các tổ chức góp vốn, thời gian nắm giữ của các cổ đông sáng lập, ... nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng thành lập mới đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các qui định về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện về tài sản, thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ, … Đây cũng là những hỗ trợ của Chính Phủ để bảo vệ các ngân hàng nội trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường tài chính – ngân hàng.
Những khó khăn của khối NHTM
+ Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn
Dựa theo cơ cấu thu nhập của các ngân hàng có thể thấy tỷ lệ thu nhập từ lãi vay chiếm ít nhất 75% tổng thu nhập của các ngân hàng. Như vậy cho thấy các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng vẫn chủ yếu cung cấp các dịch vụ sản phẩm truyền thống và đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, các sản phẩm có tính chất phức tạp như quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, các sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tiện ích của
thẻ… chưa được các ngân hàng chú trọng đúng mức và đầu tư mạnh. Theo thống kê của Economist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đang kinh doanh, hoạt động toàn cầu cung cấp cho khách hàng trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam, theo thống kê cho thất hệ thống NHTM Việt Nam cung cấp cho khách hàng khoảng 100 sản phẩm (Diêm Thùy Dương, 2013)
+ Thiếu sức mạnh liên kết trong hệ thống ngân hàng
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Các ngân hàng đã không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2011 bao gồm 4.280 ATM, 22. 959 POS, các liên minh thẻ bao gồm: công ty Smartlink có 25 thành viên với 2.056 ATM chiếm 48%, 17.502 POS/EDC chiếm 57%; liên minh thẻ Đơng Á có 5 thành viên tham gia với 783 máy ATM chiếm 18%, 1.682 máy POS/EDC chiếm 7%, Công ty CP chuyển mạnh tài chính quốc gia Banknetvn có 2654 máy ATM chiếm 62%, 10.458 máy POS/EDC chiếm 46%.Vừa qua mới có Banknetvn và Smartlink ký kết việc liên kết để sử dụng giao dịch máy ATM lẫn nhau giữa hai hệ thống, tuy nhiên việc kết nối còn quá nhiều hạn chế và khơng linh hoạt. Trong khi đó các ngân hàng đua nhau tìm kiếm địa điểm đặt máy ATM, có những địa điểm có gần 10 máy ATM của các ngân hàng khác nhau, thực trạng đó cho thấy các ngân hàng nội địa đang đầu tư rất lãng phí nguồn lực mà không chú trọng vào việc liên kết với nhau nhằm giảm thiểu các chi phí đầu tư dẫn đến dư thừa.
+ Năng lực quản trị rủi ro yếu
Hiện nay, các ngân hàng thương mại còn chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sở khoa học chặt chẽ. Các mơ hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được ứng dụng rộng rãi (quản lý tài sản nợ – tài sản có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL ... ). Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.
+ Rủi ro tín dụng
Sau hàng loạt các giải pháp hỗ trợ trên thị trường tài chính ngân hàng như việc giảm các loại lãi suất điều hành cũng như lãi suất huy động và cho vay, hoạt động cho
vay của các ngân hàng đã dần tăng trở lại. Tuy nhiên, hoạt động cho vay có tăng trưởng nhưng so với sô vốn huy động được, tỷ lệ cho vay đang giảm dần so với đầu năm. Khả năng đầu ra của các ngân hàng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và việc tiếp cận vốn vay cũng chưa phải là dễ dàng.
Bảng 2.6: Tình hình cho vay và huy động tính đến 30/09/2013
Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Vietstock.vn tháng 9/2013
Từ đầu năm 2012, hoạt động tín dụng có nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Do hoạt động cho vay của các ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản, hơn nữa vào thời điểm cuối năm