Gian lận trên BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính tại việt nam (Trang 26 - 28)

Theo các báo cáo về gian lận của ACFE, các kỹ thuật gian lận thường được sử dụng là:

1.2.1. Kỹ thuật gian lận về doanh thu

Gian lận về doanh thu được xem là loại gian lận trên BCTC phổ biến nhất. Tùy thuộc vào mục đích của việc thực hiện gian lận, doanh thu có thể bị khai khống lên hoặc che giấu bớt đi. Đối với các công ty đại chúng hay những cơng ty có quy mơ lớn, gian lận về doanh thu thường là khai khống doanh thu. Một số kỹ thuật gian lận về doanh thu được thực hiện phổ biến như:

- Ghi nhận vào sổ sách kế toán một giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ khơng có thực. Trong trường hợp này, cách thức thực hiện thường là lập những chứng từ giả mạo, thơng tin khách hàng khơng có thực. Vào gần thời điểm BCTC được lập, những nghiệp vụ bán hàng ảo này sẽ được ghi nhận và sẽ có những ghi nhận trả hàng lại, giảm doanh thu sau ngày BCTC được lập và công bố. Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế tốn có thể được thổi phồng lên, làm tăng lợi nhuận.

- Ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận, hoặc cố ý ghi nhận tăng các yếu tố liên quan đến xác định doanh thu trên chứng từ làm căn cứ ghi nhận, như ghi nhận tăng số lượng hàng bán, tăng giá bán …

1.2.2. Kỹ thuật gian lận về nợ phải trả và chi phí

Nợ phải trả và chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường có khuynh hướng tăng, giảm thuận chiều với nhau. Nghĩa là, việc một khoản nợ phải trả không được ghi nhận sẽ dẫn đến một khoản chi phí được cắt giảm. Thực hiện kỹ thuật gian lận này tương đối đơn giản và khó phát hiện do dấu vết để lại ít hoặc khơng có. Do đó, che dấu nợ phải trả nhằm làm giảm chi phí là một trong những kỹ thuận gian lận trên BCTC được sử dụng phổ biến để khai khống lợi nhuận trong kỳ.

Những cách thức chính được sử dụng khi thực hiện kỹ thuật gian lận về nợ phải trả và chi phí thường là:

- Khơng ghi nhận cơng nợ và chi phí, khơng lập đầy đủ các khoản dự phòng. Như vậy, dấu vết để lại của các giao dịch này trong những ghi nhận của kế toán hầu như khơng có, việc phát hiện gian lận này trở nên khó khăn hơn. Các khoản dự phịng phải trả phải được ghi nhận khi có đủ điều kiện ghi nhận, tuy nhiên việc che dấu đi những ghi nhận ban đầu hay những thông tin, sự kiện có liên quan đến nghĩa vụ nợ phải trả sẽ làm che dấu đi những khoản chi phí trích dự phịng tương ứng.

- Vốn hóa chi phí, nghĩa là, thay vì chi phí khơng đủ điều kiện để được vốn hóa nhưng vẫn được ghi nhận như một khoản chi phí được vốn hóa trong kỳ, như vậy chi phí trong kỳ sẽ được giảm xuống.

- Khơng trích trước chi phí bảo hành cũng là phương pháp thường được sử dụng để giảm bớt chi phí phát sinh trong kỳ.

1.2.3. Kỹ thuật gian lận về đánh giá sai tài sản

Tài sản được đánh giá sai thường là hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải thu hay những khoản đầu tư tài chính.

Các kỹ thuật được sử dụng là: khơng lập đầy đủ dự phịng hay xóa sổ hàng tồn kho quá thời hạn, khơng lập dự phịng cho khoản phải thu khó địi hay đầu tư tài chính bị giảm giá, thổi phồng khoản phải thu bằng cách ghi nhận doanh thu cho những khách hàng không hiện hữu, tài sản cố định khơng được vốn hóa đầy đủ chi phí …

1.2.4. Kỹ thuật gian lận về thời gian phát sinh

Gian lận về ghi nhận thời gian phát sinh thường xảy ra đối với những khoản mục được thể hiện số phát sinh theo thời kỳ, ví dụ như doanh thu hay chi phí, khi đó những khoản mục này khơng được ghi nhận đúng với kỳ phát sinh.

Cụ thể, doanh thu hoặc chi phí của kỳ sau có thể được ghi nhận trong kỳ này hay ngược lại, theo đó, thu nhập sẽ tăng lên hay giảm đi tương ứng. Cách thức gian lận thường được áp dụng để tăng lợi nhuận của kỳ báo cáo là doanh thu của kỳ sau sẽ được ghi nhận trong kỳ này, hoặc chi phí của kỳ này sẽ được đẩy sang ghi nhận trong kỳ sau.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức để ghi nhận trước lợi nhuận của kỳ sau, nhằm mục đích làm cho tình hình tài chính trong kỳ khả quan hơn.

1.2.5. Kỹ thuật gian lận về công bố thông tin cho ngƣời sử dụng BCTC

Các thơng tin về tình hình của cơng ty không được công bố một cách đầy đủ hay công bố sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phân tích và nhìn nhận của người sử dụng BCTC.

Các thông tin thường không được công bố đầy đủ trên thuyết minh của BCTC như thông tin về nợ tiềm tàng, sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tốn, thông tin về giao dịch với các bên liên quan … Một trường hợp gian lận khác liên quan đến công bố thông tin cho người sử dụng BCTC là việc người lập BCTC cố ý phân loại sai các khoản mục nhằm mục đích làm ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính có lợi cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính tại việt nam (Trang 26 - 28)